Nghiên cứu về bản chất của Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Cơ sở cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 34 - 38)

1.1. Cơ sở cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực chất là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó, người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn tại nước nhận đầu tư. Vì vậy, cơ sở cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cốt lõi nằm trên lợi ích của cả bên đầu tư cũng như nhận đầu tư.

1.1.1. Lợi ích của nhà đầu tư

- Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Xét từ lợi ích của nhà đầu tư, vì bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài cũng chính là một cách thức sử dụng nguồn vốn do đó tính hiệu quả và kinh tế luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một nhà đầu tư, khi ra quyết định sử dụng nguồn vốn, dù theo bất kỳ cách thức nào, sẽ cần cân nhắc đến những lợi ích mà họ có được nhằm đạt được tính hiệu quả đó. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng vậy, dự án chỉ được thực hiện khi nó đạt được mức hiệu quả sử dụng vốn cần có cho nhà đầu tư.

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính hiệu quả kinh tế là năng suất cận biên của nguồn vốn. Sự chiếm ưu thế về năng suất biên tại một số quốc gia trong từng ngành nghề cụ thể đã tạo ra cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài với mục đích khai thác lợi thế này. Năng suất cận biên của nguồn vốn hay nói cách khác là hiệu suất sinh lời trên vốn là cơ sở để nhà đầu tư có thể đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận tại nước ngoài, nơi mà họ có được sự kết hợp tối ưu hơn của nguồn vốn với các nguồn lực khác. Chẳng hạn, việc tiếp cận với nguồn lao động dồi dào giá rẻ làm giảm bớt chi phí sản xuất, cho năng suất biên của nguồn vốn tăng theo, cũng đồng nghĩa là sự gia tăng lợi nhuận.

Biểu hiện thứ hai tạo nên tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn nằm ở ưu thế đi trước trong công nghệ sản xuất kết hợp tính chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Với thị

http://svnckh.com.vn xxxv trường trong nước, khi nhu cầu về sản phẩm đã thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp cần thay thế công nghệ sản xuất phù hợp. Trong khi đó, với ưu thế là sản phẩm mới trên nhiều thị trường quốc tế, nhu cầu có thể tăng lên tại các quốc gia khác kéo theo xu hướng tự sản xuất nhằm hạn chế nhập khẩu. Xu hướng này tạo ra nhu cầu chuyển giao công nghệ và là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài có thể nắm bắt nhằm giảm thiểu chi phí thay đổi công nghệ tại nước mình. Bên cạnh đó,việc chuyển sản phẩm đã không còn được ưa chuộng tại thị trường nội địa sang các thị trường mới với nhu cầu cũng như giá cả cao hơn cho phép chi phí sản xuất thấp hơn, hiệu quả sử dụng vốn tối ưu hơn. Những điều đó tạo cơ sở hình thành hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp hạn chế xung đột thương mại khi tiếp cận thị trường tiêu thụ quốc tế. Đây là một lợi điểm mà các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt chú trọng. Trong một thị trường thương mại quốc tế luôn gia tăng những tranh chấp về lợi ích, các quốc gia đều có xu hướng hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải đương đầu với những chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng những rào cản về thương mại. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách mà doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu lựa chọn nhằm hạn chế những khó khăn trong thương mại, đồng thời cũng tiếp cận sát hơn với thị trường các nước nhập khẩu. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài sang các quốc gia nằm trong các khu vực liên kết kinh tế cũng tạo nên những thuận lợi không hề nhỏ cho các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường thứ ba. Ví dụ, trong những năm 1970, Volkswagen đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Brazil, tuyển những nhân công địa phương để lắp ráp sản phẩm của mình thành những chiếc ô tô hoàn thiện sau đó bán lại những chiếc ô tô không phải chịu thuế này tại thị trường Brazil.

- Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận còn hướng tới chiến lược phát triển toàn cầu, xây dựng thương hiệu và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Đầu tư ra thị trường nước ngoài tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tăng cường mạng lưới sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Đối với nhiều dự án đầu tư, đó còn là chiến lược xây

http://svnckh.com.vn xxxvi dựng nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực ổn định đáp ứng nhu cầu lâu dài và chất lượng về yếu tố đầu vào. Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách mà nhiều công ty xuyên quốc gia sử dụng, mục đích thâu tóm đối thủ cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, thị trường sản xuất cũng như khai thác được yếu tố nhân lực và công nghệ.

1.1.2. Lợi ích của quốc gia nhận đầu tư

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình, mang lại những lợi ích chiến lược đối với mỗi quốc gia nhận đầu tư. Đối với mỗi khu vực hay mỗi nền kinh tế, lợi ích lại thể hiện ở những mặt cụ thể với mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của khu vực hay nền kinh tế đó. Phần dưới đây sẽ khái quát một cách chung nhất những lợi ích mà FDI mang lại cho nền kinh tế các nước nhận đầu tư.

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển trong nước: FDI là một trong những nguồn đầu tư quốc tế quan trọng giúp tăng cường nguồn vốn cũng như nguồn cung ngoại tệ cho các quốc gia tiếp nhận, đặc biệt tại các nước đang phát triển và kém phát triển. Ở các quốc gia phát triển, FDI là nguồn bổ sung quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển, chú trọng những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khai thác chế biến và dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải, hàng không… Trong khi đó, FDI đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển là nguồn nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt vốn mà không phải gánh chịu những gói nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cũng mang lại những ưu điểm vượt trội so với các nguồn khác trong dòng vốn quốc tế như FII, ODA,… cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. FDI thường đi kèm theo sự chuyển giao về mặt công nghệ, kỹ thuật cũng như kỹ năng quản lý hiện đại, do đó có tính hiệu quả cao hơn nguồn vốn đầu tư trong nước. Mặt khác, so với các nguồn vốn quốc tế khác như ODA hay FII, FDI có tính ổn định hơn, và có thể huy động khối lượng lớn hơn.

- Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, dịch vụ trong nước và thương mại quốc tế: Đối với nhiều quốc gia, nhất là khu vực các quốc gia đang phát triển và kém phát

http://svnckh.com.vn xxxvi i

triển, việc có thể tự xây dựng và tích lũy công nghệ cũng như năng lực sản xuất đòi hỏi một quá trình dài và nhiều tốn kém. Thậm chí, có thể tụt hậu xa so với các nước vốn đã có lợi thế cả về mặt tiềm lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là con đường nhanh và ít tốn kém cho phép các quốc gia này có thể tiếp cận trực tiếp với trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng như học hỏi được cách thức và bí quyết quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả. Có thể nói, chuyển giao công nghệ qua các kênh dự án FDI là cách thức chủ yếu, có tính đột phá trong việc tiếp thu công nghệ của các quốc gia hiện nay. Hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua FDI được thể hiện dưới 4 hình thức: Chuyển giao dọc giữa các công ty nước ngoài đối với các nhà cung cấp, chuyển giao ngang đối với các doanh nghiệp cùng cạnh tranh, sự luân chuyển của các lao động có trình độ, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Quá trình tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại và kỹ năng làm việc quản lý hiệu quả giúp nâng cao được năng lực sản xuất công nghiệp cũng như dịch vụ của các quốc gia tiếp nhận FDI. Ngoài ra, FDI và hoạt động của các công ty đa quốc gia tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường quốc gia nhận đầu tư. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường cải tiến, nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Thực tế đã cho thấy, đa phần các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI đã cải thiện được đáng kể trình độ kỹ thuật và công nghệ của mình. Có thể nói đến Hàn Quốc, đầu những năm 1960, quốc gia Đông Á này chưa thực sự có những hãng sản xuất, thậm chí lắp ráp ô tô tên tuổi nào. Tuy nhiên, nhờ nhận được sự chuyển giao công nghệ từ những quốc gia sản xuất hàng đầu lúc đó như Hoa Kỳ và Nhật Bản, hiện tại, Hàn Quốc đã vươn lên nhóm đầu các nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Cũng giống như Hàn Quốc, nhưng Trung Quốc có bước chậm hơn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên họ đã phát huy tối đa và tận dụng tốt nguồn lực này để phát triển kinh tế. Nếu như trước những năm 80, Trung Quốc vẫn còn được biết đến như một quốc gia chậm phát triển thì giờ đây, quốc gia này đã chiếm lĩnh vị trí nền kinh tế lớn thứ 3

http://svnckh.com.vn xxxvi ii thế giới. Chắc chắn sự gia tăng yếu tố vốn đơn thuần không thể lý giải được sức tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc trong một thập kỷ trở lại đây. Lý giải cho điều này chỉ có thể là sự đột phá về năng lực sản xuất công nghiệp cũng như dịch vụ của quốc gia này. Chiến lược “vòng tròn khép kín” trong đó lấy phát triển hàng hóa làm vị trí thúc đẩy dịch vụ và du lịch cũng dựa trên chính yếu tố phát huy năng lực sản xuất nhờ nguồn lực bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là FDI.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mai quốc tế. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài có một ảnh hưởng sâu sắc đến cán cân thương mại của nước chủ nhà, bởi nó liên quan mật thiết với sự gia tăng trong cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả khai thác những lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, tuy có được những lợi thế nhất định về sản xuất như chi phí cạnh tranh hay tài nguyên nhưng lại rất khó tiếp cận thị trường quốc tế. Vì vậy, thông qua các TNCs chính là cách tốt nhất cho nước chủ nhà thực hiện được điều này.

Có thể nhận thấy rõ nhận định trên qua sự đóng góp quan trọng của khu vực có yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng của thương mại thế giới trong những năm vừa qua. Tính cho đến năm 2007, đã có trên 79.000 TNCs với 790.000 chi nhánh tại nước ngoài, chiếm khoảng 2/3 thương mại trên thế giới7. Khối lượng xuất khẩu được thực hiện bởi các chi nhánh nước ngoài của các TNCs năm 2007 ước tính đạt 5,7 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 34% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu8.

- Khai thác tốt tiềm năng lao động, gia tăng số lượng việc làm và cải thiện chất lượng

nguồn nhân lực: Một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài

chú ý đến khi đầu tư tại một quốc gia, đó chính là nguồn lao động bao gồm nguồn

7

Theo “UNCTAD Training Manual on Statistics for FDI and the Operations of TNCs – 2009”

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 34 - 38)