Định hƣớng thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 73 - 84)

2. Nội dung Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-

2.2. Định hƣớng thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

2.2.1. Định hướng theo ngành và lĩnh vực kinh tế

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020 và định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, phải chấp nhận khó có thể

http://svnckh.com.vn lxxiv tiếp cận một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực với các ngành nghề lĩnh vực thông qua đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy trong giai đoạn trước đây đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tuy đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, nhưng định hướng lĩnh vực đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, khi mà các lĩnh vực còn quá dàn trải và thiếu tính liên kết. Do đó, định hướng thu hút đầu tư cho các ngành nghề trong giai đoạn tới, thực chất là định hướng thu hút đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm, những lĩnh đòi hỏi cần phải có yếu tố đầu tư nước ngoài.

Một số định hướng cụ thể:

a, Ngành công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa, sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đòi hỏi đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất trong các lĩnh vực năng lượng, cơ khí chính xác và luyện kim quy mô lớn.

- Công nhiệp năng lượng:

Điện và dầu mỏ là hai lĩnh vực năng lượng tối quan trọng cần tập trung định hướng đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì trước hết, đây là những đòi hỏi thiết yếu mà bất kỳ một nên công nghiệp nào cũng cần được cung cấp. Bên cạnh đó, trong giai đoạn ngày càng khan hiếm các nguồn năng lượng đặc biệt là các nguồn năng lượng không tái tạo, thì các lĩnh vực này cần được nhanh chóng đặt nền tảng vững chắc ngay từ bây giờ.

+ Lĩnh vực điện năng:

Có thể thấy tại Việt Nam, trong giai đoạn qua, lĩnh vực cung cấp điện năng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp trong nước. Hoạt động cung cấp điện năng vẫn đang phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất thấp và trung bình. Trong khi đó, khả năng cung cấp điện năng của các nhà máy thủy điện lại phải căn cứ vào nguồn nước tại các hồ thủy điện. Công suất của các nhà máy, do đó, thiếu tính ổn định bởi những thay đổi bất lợi của thời tiết, đặc biệt là những tháng cao điểm mùa khô. Tình trạng thiếu điện cho sản xuất kinh doanh thực sự đang là trở ngại lớn cho hoạt động của ngành công nghiệp trong nước nói chung, cũng như

http://svnckh.com.vn lxxv các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, điện năng có thể coi là lĩnh vực năng lượng được Nhà nước quan tâm phát triển hàng đầu trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là năng lực hoạt động sản xuất và cung cấp điện năng của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiệu quả kinh tế, do không nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác trong ngoài nước là hướng đi cần thực hiện trong giai đoạn tới.

Hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng cần được chú ý đến yếu tố kinh tế chiến lược và các yếu tố tác động môi trường. Các lĩnh vực có thể tập trung nghiên cứu tiềm năng và triển khai thu hút đầu tư: lĩnh vực điện hạt nhân, lĩnh vực điện từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

+ Lĩnh vực lọc hóa dầu:

Công nghiệp lọc hóa dầu là tiền đề và là nguồn cũng cấp năng lượng, nguyên liệu chủ yếu và quan trọng để nước ta phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây là lĩnh vực công nghiệp nền tảng đảm bảo đáp ứng nhu cầu an ninh, an sinh, bảo đảm tự chủ trong điều kiện có biến động lớn trên thị trường thế giới và đồng thời làm nền tảng cho các ngành công nghiệp khác. Công nghiêp lọc hóa dầu là lĩnh vực đòi hỏi yếu tố công nghệ, kỹ thuật hiện đại do đó định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ là rõ ràng. Tuy nhiên, tính hiệu quả trong thu hút đầu tư là vấn đề đặt ra nhằm xác định hình thức hợp tác có lợi, tránh được các vấn đề như tiếp nhận công nghệ cũ, an ninh kinh tế, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên,… Hiện nay, mô hình thu hút đầu tư nước ngoài đang được phát triển và xây dựng tại Việt Nam trong lĩnh vực lọc hóa dầu là liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp đầu ngành trong nước với các đối tác lớn trên thế giới. Trong giai đoạn tới, đây vẫn được coi là hướng đi hợp lý trên cơ sở đảm bảo được cơ cấu nhà nước trong các ngành - lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, đồng thời phát huy được lợi thế có được từ các đối tác đầu tư nước ngoài như yếu tố kỹ thuật, công nghệ; yếu tố thị trường nguyên liệu thô; yếu tố thị trường tiêu thụ;…

http://svnckh.com.vn lxxvi - Công nghiệp cơ khí chế tạo máy:

+ Cơ khí tàu thủy

Việt Nam đang phấn đấu trở thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thủy. Nhiệm vụ đặt ra là phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tàu thủy lại đang đối diện với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới. Những bài toán giải quyết cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu nguồn vốn đang buộc ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đứng trước những thách thức mang tính quyết định trong chiến lược phát triển.

Những định hướng cụ thể thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tàu thủy trong giai đoạn tới:

 Thực hiện các kế hoạch hợp tác đầu tư với các đối tác truyền thống có thế mạnh về nguồn lực công nghệ, tài chính và kỹ năng quản lý nhằm giải quyết trước mắt bài toán thiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư xây dựng nền tảng phát triển ngành; đồng thời từng bước nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.

 Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

+ Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải

Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực còn yếu về năng lực sản xuất trong nước như:

http://svnckh.com.vn lxxvii  Về cơ khí ôtô: Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành cơ khí chuyển dần từ khâu lắp ráp sang chế tạo, sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Về cơ khí giao thông vận tải: Định hướng đầu tư theo chiều sâu, chuyển giao công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe chuyên dụng, máy móc công trình giao thông, xây dựng.

- Công nghiệp luyện kim và vật liệu xây dựng:

Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp luyện kim và vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác trong và ngoài nước. Đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi trường, an ninh kinh tế, trật tự xã hội.

+ Lĩnh vực gang thép:

Ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững cho nền công nghiệp trong nước; hỗ trợ trực tiếp cho ngành công nghiệp phụ trợ của các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí chế tạo, điện - điện tử… Nhiệm vụ của ngành thép trong giai đoạn tới là giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt; xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hoà với bảo vệ môi trường sinh thái. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành thép trong giai đoạn tới cần tập trung vào những dự án về sản xuất thép nguyên liệu, thép thành phẩm phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp xây dựng trong nước; ngoài ra còn hướng tới các thị trường nhập khẩu trong khu vực. Các dự án đầu tư nước ngoài trong ngành thép cần được phối hợp cân đối với các dự án đầu tư trong nước; tạo được sự liên kết thúc đẩy phát triển hiệu quả ngành.

+ Lĩnh vực thăm dò, khai thác quặng vàng, đồng, niken, molipđen, …:

Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật thăm dò, khai thác và chế biến quặng và khoáng sản. Chú trọng công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng khai thác tràn lan, kém hiệu quả và trái quy định của pháp luật.

http://svnckh.com.vn lxxvii i b, Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ ngày càng chiếm thị phần lớn trong thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực: du lịch, tài chính, y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những nền kinh tế phát triển, các dịch vụ này thường chiếm hơn một nửa các hoạt động kinh tế. Ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn còn chậm phát triển. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh khi thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác.

- Tài chính - Ngân hàng

Theo đúng cam kết khi đàm phán gia nhập WTO và các thỏa thuận của Khu vực mậu dịch tự do FTA, Việt Nam sẽ phải tiến hành mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ tài chính bao gồm: tư vấn tài chính, quản lý tài sản, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cho phép các đối tác nước ngoài được tự do đầu tư vào các lĩnh vực tài chính.

Lĩnh vực tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế tuy nhiên lĩnh vực này ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Mặc dù vậy, lĩnh vực dịch vụ tài chính được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai không chỉ về tài chính tiêu dùng mà còn về tài chính thương mại với những dự án lớn có thể diễn ra trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển kinh tế. Việc tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp các ngân hàng trong nước đổi mới nghiệp vụ, học được cách quản trị ngân hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời gia tăng sức ép tự cải cách theo hướng hiệu quả hơn để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Giáo dục đào tạo

Một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm tăng trưởng và thu hút đầu tư tại Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trong khi

http://svnckh.com.vn lxxix các nước trong khu vực có hệ thống giáo dục phát triển thì hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ cao. Số lượng học sinh, sinh viên ra nước ngoài du học sau đó ở lại làm việc tăng lên hàng năm cho thấy hệ thống giáo dục trong nước không đủ sức giữ chân họ.

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực giáo dục đào tạo chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án đăng ký đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới, định hướng thu hút đầu tư vào giáo dục đào tạo cần chú ý: tập trung vào các dự án đào tạo nhân lực trình độ đại học trong những lĩnh vực chúng ta còn yếu, chủ động lựa chọn các đối tác uy tín đến từ các nước có hệ thống giáo dục phát triển chứ không thu hút một cách tràn lan, kiểm tra giám sát hoạt động và chương trình giảng dạy của các dự án sau khi được cấp phép.

- Chăm sóc sức khỏe

Trong nhiều năm gần đây khi nền kinh tế và đời sống phát triển nhanh, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao thì hệ thống y tế nhà nước và tư nhân lại không thể bảo đảm được nhu cầu này. Hệ thống y tế nước ta hiện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, luôn trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất lạc hậu. Hệ thống y tế vẫn dựa chủ yếu vào nhà nước, các bệnh viện tư nhân chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, khoản chi chỉ 5-6% ngân sách nhà nước mỗi năm cho lĩnh vực y tế là không đủ cho nhu cầu mở rộng hệ thống y tế, hiện đại hóa trang thiết bị. Vì thế, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm phát triển đồng đều dịch vụ y tế công tư, chuẩn mực hoá bệnh viện, cải thiện kỹ thuật y khoa, cải thiện lộ trình hội nhập y tế quốc tế..

Để giải quyết vấn đề này, biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác trong ngoài nước là hướng đi cần thực hiện trong giai đoạn tới. Mới đây đại diện của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam là một trong những nước được sự quan tâm đặc biệt của Ngân hàng Thế giới trong hoạt động đầu tư tài chính cho y tế. Vấn đề quan trọng nhất cần chú ý khi thu hút đầu tư nước ngoài

http://svnckh.com.vn lxxx vào lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe là việc quản lý chất lượng dịch vụ của dự án đầu tư vì đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.

c, Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay chủ nằm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, một số lượng khiêm tốn các dự án chú ý đến các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Mặc dù định hướng thu hút dòng vốn FDI vào khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có từ khi ra đời luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, tuy nhiên kết quả có được vẫn chưa được như mong muốn. Một nghịch lý là ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta lại đầy tiềm năng phát triển, có thể kể đến các lĩnh vực nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)