9 : Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 40 - 43)

http://svnckh.com.vn xli bảo hiểm, vận tải, viễn thông… Trong lĩnh vực sản xuất, các tập đoàn đa quốc gia cũng dùng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để tiếp cận các thị trường mới.

- Đầu tư tìm kiếm hiệu quả:

Đây là một hình thức nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tìm kiếm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tận dụng những yếu tố quốc tế đặc biệt, các công ty tìm cách hưởng lợi từ sự khác biệt trong sản phẩm, yếu tố chi phí và cả cách thức phân chia rủi ro. Dòng vốn FDI này thường được thiết lập trên cơ sở chuỗi hay mạng liên kết quốc tế, nhằm khai thác nguồn lực cung ứng trên phạm vi rộng hơn, qua đó nâng cao hiệu quả do tận dụng được lợi thế so sánh ngành hay những ưu thế đặc biệt khác.

Một ví dụ về hình thức đầu tư này như việc tạo lập các cơ sở sản xuất dưới hình thức gia công tại các thị trường có lợi thế về chi phí lao động, tài nguyên. Đối với những lĩnh vực dịch vụ, tìm kiến hiệu quả có thể thông qua hình thức mở rộng phạm vi hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có một thực tế cho thấy dòng vốn FDI giữa khu vực các nền kinh tế phát triển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dòng vốn FDI toàn cầu. Có thể nhìn vào thị trường Hoa Kỳ như một ví dụ điển hình, một nghịch lý dễ nhận ra, Hoa Kỳ luôn nằm trong nhóm đầu các quốc gia tiếp nhận FDI trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra quốc tế. Điều đó phần nào nói lên động cơ tìm kiếm hiệu quả của sử dụng nguồn vốn quốc tế. Những tập đoàn lớn trong lĩnh vực điện tử như Intel, Microsoft, Apple vẫn thường được biết đến như các thương hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ, tuy nhiên, hầu hết sản phẩm của Apple vẫn được gia công tại Trung Quốc, cũng như những thiết bị điện tử của Intel hay những phần mềm của Microsoft. Các ngành dịch vụ cũng thể hiện rõ, điển hình là sự vươn rộng với hệ thống các chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ sang các khu vực trên thế giới, giúp chúng có thể tiếp cận phục vụ khách hàng Hoa Kỳ tại đó một cách hiêu quả.

- Đầu tư tìm kiếm nguồn tài nguyên:

Các công ty đầu tư ra nước ngoài muốn có được những nguồn lực với chất lượng cao và giá rẻ hơn so với ở nước nhà. Động lực của hình thức đầu tư này là gia tăng lợi

http://svnckh.com.vn xlii nhuận, chiếm ưu thế về nguồn cung ứng chiến lược yếu tố sản xuất từ đó nâng cao sức cạnh tranh. Có 3 hình thức đầu tư tìm kiếm tài nguyên chính.

Đầu tiên là loại hình đầu tư tìm kiếm nguồn tài nguyên vật chất như nguyên liệu hóa thạch, khoáng sản, kim loại, nguyên liệu nông nghiệp. Các nhà sản xuất, chế tạo muốn tối thiểu hóa chi phí, đảm bảo nguồn cung tài nguyên ổn định thường là chủ thể của hình thức đầu tư này. Trong những năm gần đây, việc đầu tư tìm kiếm nguyên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ tại Châu Phi rất đáng chú ý. Hay hoạt động của các tập đoàn dầu lửa của Anh, Hoa Kỳ, Nga,… Tại Trung Đông, Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi, những nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế giới. Các tập đoàn này đều hướng tới mục tiêu đa dạng hóa được nguồn cung nguyên liệu ổn định, bền vững và lâu dài. Đặc điểm của hình thức đầu tư này là yêu cầu lượng vốn đầu tư lớn.

Hình thức thứ hai mà các công ty áp dụng là đầu tư tìm kiếm nguồn lao động rẻ, thiếu tay nghề. Hình thức này thường được các công ty trong lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ của nước có giá nhân công cao sử dụng để tận dụng nguồn lao động giá rẻ tại các chi nhánh để làm ra những sản phầm cần nhiều lao động hoặc sản phẩm gần hoàn thiện. Đầu tư tìm kiếm lao động thường diễn ra tại những nước đang phát triển như Mexico, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam…

Một hình thức đầu tư tìm kiếm tài nguyên khác cũng rất phổ biến là hình thức đầu tư tìm kiếm trình độ công nghệ, quản lý, tổ chức, tài sản trí tuệ. Hoạt động đầu tư theo hình thức này thường là đặc trưng của các công ty, tập đoàn kinh tế các nước đang phát triển sang các thị trường phát triển hơn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản,… Ví dụ cho loại hình này là việc liên minh hợp tác giữa các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ với các công ty công nghệ cao của Mỹ và Châu Âu.

1.3. Những yếu tố thúc đẩy hoạt động Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

1.3.1. Nhóm yếu tố nền tảng của môi trường đầu tư

a, Các yếu tố vĩ mô cơ bản

http://svnckh.com.vn xliii Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là một trong những yếu tố cơ bản mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đưa ra quyết định kinh doanh tại nước ngoài. Trên thực tế, theo những kết quả điều tra về đầu tư trên thế giới bởi UNCTAD, hai yếu tố này luôn được xem như những nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư 10. Sự phản ánh về mức độ thu nhập đầu người qua quy mô của nền kinh tế cho phép nhà đầu tư đánh giá được mức độ hay khả năng tiêu thụ của thị trường. Thông qua tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có thể thấy được triển vọng và tiềm năng của thị trường. Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng cũng thể hiện mức độ giá trị gia tăng, phản ánh được tỷ suất lợi nhuận đầu tư của nền kinh tế, và đó là điểm chốt để quyết định đầu tư. Đặc biết đối với hình thức FDI tìm kiếm thị trường, quy mô và tăng trưởng nền kinh tế là hai yếu tố không thể bỏ qua.

- Tỷ giá hối đoái:

Cơ chế giải thích những tác động của tỷ giá hối đoái lên dòng vốn FDI đã được mô hình hóa trong rất nhiều nghiên cứu lý thuyết vĩ mô. Hầu hết đều cho rằng, một sự mất giá đồng nội tệ của nước nhận đầu tư sẽ kéo theo sự gia tăng trong dòng vốn FDI nhập, và trái lại đồng nội tệ lên giá sẽ dẫn đến chiều hướng giảm sút dòng vốn FDI chảy vào nước nhận đầu tư. Về cơ bản, có thể đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến dòng vốn FDI nhập thông qua hai yếu tố: hiệu ứng tài sản và hiệu ứng chi phí. Sự mất giá đồng nội tệ của nước nhận đầu tư sẽ kéo theo sự giảm giá tương đối của các yếu tố sản xuất, tăng lợi nhuận thu được của các nhà xuất khẩu. Hiệu ứng chi phí lúc này có tác động thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào nước tiếp nhận. Hiệu ứng tài sản xem xét mối quan hệ giữa tài sản của nhà đầu tư nước ngoài với những nhà đầu tư trong nước. Một sự mất giá đồng nội tệ sẽ dẫn đến sự rẻ hơn tương đối của các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai, máy móc đối với những nhà đầu tư nước ngoài, những người nắm trong tay nguồn vốn bằng ngoại tệ. Điều này sẽ kích thích sự gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với nội địa. Trên thực tế, trong nhiều nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung tâm Nghiên cứu dự

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)