2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực tế tại Việt Nam
2.1. Thế mạnh không còn là tài nguyên thiên nhiên
Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, khó khăn liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam là một trường hợp như vậy, với lợi ưu thế không thể bỏ qua về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong góc nhìn phía các nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam lựa chọn con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế dựa vào nguồn vốn nước ngoài, mở cửa đón nhận các dự án FDI, tuy nhiên chúng ta cần ý thức rõ tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép… Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi
http://svnckh.com.vn liii chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Đây chính là điểm Việt Nam làm chưa tốt, sau hơn 20 năm mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều dự án đầu tư nhà nước nhu nhận được có khuynh hướng chung đi vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...
Nếu chúng ta tiếp tục đánh đổi giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy đạt được tiến bộ đạt được trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội.
Bởi vậy, trong giai đoạn tới, không thể coi tài nguyên thiên nhiên là yếu tố hàng đầu thúc đẩy và hấp dẫn dòng vốn FDI, mà phải phát huy nguồn lực này một cách toàn diện trở thành thế mạnh thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Trên cơ sở xây dựng được cơ chế quản lý, sử dụng và ứng dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn có thể phát huy được tính chất trọng yếu của lợi thế này đối với việc góp phần đưa nền kinh tế nằm trong khối các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài tốt nhất trong khu vực cũng như quốc tế. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cần có sự cân nhắc kỹ càng, giữ vứng mục đích hàng đầu là nâng cao trình độ công nghệ thông qua việc tận dụng các nguồn lực tài nguyên một cách có kế hoạch, giữ cho đất nước ta có được sự tăng trưởng bền vững.