Trọng tâm xây dựng thế mạnh chiến lƣợc của Việt Nam trong tƣơng la

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 58 - 62)

2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực tế tại Việt Nam

2.5.Trọng tâm xây dựng thế mạnh chiến lƣợc của Việt Nam trong tƣơng la

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thu hút bằng rất nhiều các yếu tố khác nhau. Nhưng một cách chung nhất, thực tế nhất, chúng ta có thể nhận định một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài khi chi phí cho hoạt động đầu tư tại đó là tối ưu nhất. Bởi vì, trên hết, bản chất của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng chính là cách thức sử dụng nguồn vốn, mục tiêu vẫn nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu, do đó, lợi nhuận mà ảnh hưởng trực tiếp lên đó là chi phí vẫn được coi là yếu tố quyết định hàng đầu. Muốn vậy, ngoài những yếu tố chi phí tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư, môi trường đầu tư mà ở đây là về phía nhà nước cần phải hạn chế được tối đa các chi phí không cần thiết làm giảm sức thu hút với các nhà đầu tư.

Yếu tố chi phí tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí nhân công, tài nguyên, chi phí công nghệ, chi phí dịch vụ, chi phí duy trì và mở rộng thị trường… là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Điều này là dễ hiểu vì trước hết nó gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những yếu tố này thường có xu hướng gia tăng do những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các nước sở tại. Mặc dù vậy, lợi thế này vẫn có thể được thiết lập khi tạo được sự cân bằng lợi ích cho cả hai bên, khi các quốc vừa thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế của

http://svnckh.com.vn lix mình đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Yếu tố này được đánh giá dựa trên mức độ phát triển, sự ổn định về giá cả, thị trường nền kinh tế nước nhận đầu tư, bên cạnh những biến động trên thị trường quốc tế. Vì vậy, với ưu thế là một trong các quốc gia có nền kinh tế năng động, đang phát triển và nhiều tiềm năng, nền chính trị xã hội ổn định, Việt Nam có cơ hội rất lớn để tăng cường thu hút FDI, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Trên cơ sở đó, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới, có thể đánh giá Việt Nam có tiềm năng về những thế mạnh chiến lược về yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố dịch vụ hỗ trợ hoạt động đầu tư, yếu tố lợi thế thị trường.

Về yếu tố nguồn nhân lực: Lực lượng lao động của Việt Nam vẫn tỏ ra chiếm ưu thế

về mặt số lượng cũng như yếu tố chi phí lương cho lao động thấp so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đang được đánh giá là có mức gia tăng tiền lương lao động với pháp lệnh tiền lương tối thiểu vào năm 2008 nhưng xét trên mặt bằng các nước trong khu vực thì mức lương vẫn được cho là hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc, quốc gia được đánh giá có mức tiền lương lao động hấp dẫn nhất trong khu vực cũng đã cho thấy dấu hiệu tăng mức lương, nhất là tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu. Theo khảo sát của Tổ chức xúc tiền thương mại Nhật Bản trong năm 2008, mức lương cho lực lượng lao động tại bốn thành phố Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải đã nằm ở mức ngang bằng hoặc vượt quá mức lương tại Bangkok (Thái Lan) hay Manila (Phillipines), những nơi có mức lương cao trong khu vực ASEAN. Trong giai đoạn này, bên cạnh lợi thế về yếu tố cơ cấu dân số vàng, chất lượng lao động cũng đang trong quá trình cải thiện và hoàn thiện hơn, đặc biệt có thể nhận thấy trong nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như sản xuất và chế tạo tàu biển, khai thác và chế biến dầu khí, hay những ngành công nghiệp mới như sản xuất, chế tạo phần mềm, linh kiện điện tử. Những lĩnh vực này là những lĩnh vực công nghiệp quan trọng và có tiềm năng phát triền rất lớn trong tương lai gần vì vậy, nếu tận dụng tốt thì đây sẽ là một lợi thế chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới và cần được nhanh chóng xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển.

http://svnckh.com.vn lx

Về yếu tố chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ bao gồm những chi phí dành cho thuê mua

mặt bằng sản xuất kinh doanh, chi phí thông tin liên lạc, chi phí điện nước, chi phí vận chuyển… So sánh chi phí dịch vụ của Việt Nam (ba thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) với các nước trong khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á, có thể nhận thấy lợi thế so sánh tương đối mà Việt Nam đang sở hữu. Hơn nữa, Việt Nam có đủ cơ sở để gia tăng lợi thế về yếu tố này trong tương lai không xa. Về dịch vụ cho thuê văn phòng, mặt bằng và phòng trưng bày, Việt Nam đang giữ mức chi phí khá cao tại hai thành phố lón là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trái lại, chi phí này tại các thành phố khác như Đà Nẵng lại ở mức rất hấp dẫn. Tuy nhiên, sức nóng trên thị trường cho thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có thể sẽ được giải quyết khi vấn đề quy hoạch hai thành phố này đang được thực hiện với tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó, việc triển khai các vùng kinh tế trọng điểm kết hợp các vùng kinh tế vệ tinh sẽ giảm được áp lực về đất đai cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Về chí phí cho dịch vụ thông tin liên lạc, Việt Nam đang chiếm ưu thế rất vượt trội về cước phí viễn thông với cước phí thuê bao cũng như cước phí gọi quốc tế ở mức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Lợi thế này có nhiều khả năng duy trì do Việt Nam đang có đà và ưu thế phát triển mạnh lĩnh vực bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc. Chi phí cho hoạt động vận tải tại Việt Nam cũng giữ được mức trung bình trong khu vực. Với những cơ sở rất khả quan này, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được lợi thế cạnh tranh chiến lược cho mình từ yếu tố chi phí dịch vụ trong khu vực.

Chi phí cho hoạt động duy trì và tìm kiếm thị trường: Hoạt động đầu tư quốc tế, nhiều

mục tiêu cũng hướng tới các yếu tố thị trường bao gồm duy trì, phát triển và tìm kiếm thị trường. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những biện pháp để nhà đầu tư tìm kiếm hiệu quả trong chi phí xâm nhập thị trường nước nhận đầu tư. Hình thức này có thể nhận thấy như hoạt động đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn sản xuất lắp ráp xe máy, ô tô của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… trong giai đoạn trước đây đến nay. Thị trường Việt Nam đang được đánh giá là thị trường trẻ, năng động và nhiều tiềm năng với dân số đông là một sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong những ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, an sinh xã hội, du lịch giải trí… Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đã dần thể hiện được

http://svnckh.com.vn lxi ưu thế này khi số lượng cũng như quy mô dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã gia tăng đáng kể, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch giải trí, tài chính ngân hàng, bất động sản. Bên cạnh ưu thế về thị trường trong nước, việc đầu tư vào Việt Nam, nơi có vị trí thuận lợi trong buôn bán quốc tế, cũng tạo ra những thuận lợi không nhỏ cho các nhà đầu tư khi muốn tiếp cận thị trường khu vực. Việc gia tăng liên kết và hội nhập khu vực của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tận dụng được những ưu đãi đặc biệt là thuế quan cũng như hoạt động lưu hàng hóa dễ dàng hơn. Đây là yếu tố được các doanh nghiệp luôn chú ý đến và vì thế đó cũng có thể coi là lợi thế không nhỏ cho Việt Nam trong hoạt động thu hút đầu tư. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với các nền kinh tế trên thế giới, rất nhiều các hiệp định xong phương, đa phương được ký hết và thực hiện. Hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường hợp tác vẫn được tích cực thực hiện trong giai đoan phát triển tới của đất nước tạo tiền đề chiến lược cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Bên cạnh những yếu tố chủ quan liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, những yếu tố xuất phát từ chính sách Nhà nước cũng được kỳ vọng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài những yếu tố chi phí tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối diện với những chi phí phát sinh trong quá trình trước và đặc biệt sau cấp phép kinh doanh. Từ khi được ban hành năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000, và dần thể hiện sự thông thoáng, hấp dẫn về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Những nỗ lực trong mục tiêu thiết lập môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, có tác động rất lớn và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. Những cải cách và thay đổi trong cơ chế phân cấp quản lý đầu tư tại Việt Nam cũng tạo sự thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, địa phương đã tạo được sự hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong các khâu pháp lý và xúc

http://svnckh.com.vn lxii tiến đầu tư. Đây có thể coi là yếu tố mà Việt Nam thực hiện chưa tốt trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, những thay đổi mà cụ thể là những nỗ lực cam kết quốc tế, kết hiệp định song phương đa phương về thương mại đầu tư hứa hẹn mang lại triển vọng hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Qua thực tiễn đầu tư nước ngoài gần 25 năm qua, với những thành quả đạt được sau những cải cách về hệ thông pháp luật và cơ chế quản lý đầu tư, môi trường pháp lý thực sự được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy quan trọng cho thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 docx (Trang 58 - 62)