DI THẢO VÀ CỔ TÍCH
Thơ Chúa Nhật Nam Trịnh Cương để ở vịnh Hạ Long
Vịnh hạ thuộc tỉnh Quảng Yên.
Một vùng nươc biếc, một giả non xanh, lộ nhô giữa dòng trong có nhiều hang động, trông xa lóng lánh như ngọc châu, cảnh trí thực là thanh nhã. Cái khéo thiên nhiên của tay thợ Tạo không bút nào tả hết được! Thực là một nơi đại thắng cảnh trong nước Việt Nam mà đã biết bao qua lại khách Đông Tây!
Đức Trịnh Cương khi qua chơi có đề thơ: Thời điều ngọc chúc, tuế thục kim nhương.
Thích vạn vụ chi dư nhàn, thức nhất du chi hữu độ. Dư chỉnh chu sư, giả Dư Hoàng, lâm vu Đông Minh Lãm đảo dữ chi như họa, giảo thất chứng thanh Riệu thủy bộ chỉ như lôi, bổ sư hoàn tráng. Đan thân rạt hứng, chỉ thảo dũng sinh.
Viên thuật huyền nhai di vận, chác tựu thất ngôn, vĩnh lưu vu thạch. Minh hạnh vô nhai hồi tổng xuyên
Sơn liên long thủy thủy man thiên Thân kỷ mạc trạng, an bài chưởng Hàm nhuận nam danh hóa dục quyền Đại viễn thượngdi cầm thất sú
Xuân quang điệp kiến lạn hoa yên Tái tuân lục dự phu đoài duyệt Quần hồ hàm ca hải án niên Bảo Thái Kỷ đậu niên Trọng xuân sơ thất nhật Nhật Nam Trịnh Chúa đề Dịch:
Quan dân hỉ hả ân ca thái bình Sẩy xem muôn việc đã đành
Thừa nhàn sắm sửa xuất hành du quan Chu sư truyền lệnh chương phàm Nước non như vẽ một làn bể Đông Sóng kình êm lặng như không Ti hiu mây đội non bồng kéo lên Cỏ hoa đón rước quân quyền
Hứng vui tạc đá lưu truyền thất ngôn Thơ rằng:
Bờ cõi mênh mang rốn bể Đông Núi liền trên nước, nước trên sông Thợ trời xếp đặt từ bao tá?
Ông Tạo vun giồng, có phải không? Phong cảnh còn truyền nơi Sát Thát Xuân quang như thể chốn non bồng Theo tuần du dự yên lòng chúng Bộ hạ vui vầy ngắm bể trong
Mồng 7 tháng 2 năm Kỷ Dậu Niên hiệu Bảo Thái (1729) Chúa Trịnh Nhật Nam đế
Văn dụ tế ông Phạm Đình Trọng của đức Minh vương Trịnh Doanh
Ông Phạm Đình Trọng người làng Khinh Giao (tỉnh Hải Dương), lúc bé đã đĩnh ngộ, thường ứng khẩu thơ rằng:
“Trời chảng già, đất chẳng già, Năm hồ bẩy miếu một mình ta”
Năm 26 tuổi, đỗ tiến sĩ. Đời Cảnh Hưng nhà Lê, cầm quân diệt được giặc Quận Hẻo và bình định được đám thổ phỉ ở Vân Đồn và Quan Lan (Quảng Yên), bắt tù binh đưa sang cửa Nam quan. Vua nước Tàu khen ngợi: “Nam quốc hữu nhân”. Vì có công to được phong làm Thượng thư, chức quân công. Năm 36 tuổi, vào chủ nội các. Năm 38 tuổi ra tổng chấn ngoài biên giới, lưu chấn ở Hoan Châu 3 năm, làm then khóa cho cõi Nam. Bấy giờ có đám thuyền buôn người Tàu hơn trăm người đến sụp lạy trước mặt ngài. Ngài hỏi: “Vì cớ gì”. Họ đáp rằng: “Chúng tôi trông ngài diện mạo giống phu thần tượng miếu ngã hồ, trông nghiễm nhiên ra vẻ đại nhân” ngài mới biết ngài là kiếp sau của Thuần Ngũ Hồ.
Ngài là văn nho mà công nghiệp rực rỡ đến như thế, nên sau khi mất, vua Lê Hiển Tôn tặng phong vương tước và chúa Minh vương Trịnh Doanh có văn dụ tế, cho lập đền thờ ở làng.
Bài văn tế lược gia sau này: Hoành Sơn khả dĩ lệ dao La hà khả dĩ tẩy giáp
Sơn hà trường tồn! Nhi công kim công hà tại hồ? Thử tích nhân văn chung cổ chi thanh
Tắc tư biên súy chi thần
Vu dư tâm chi sở khâm khải dã Công
Nhất thân mưu lược Vạn giáp hung trung
Hách hách tráng du, mỹ từ thi thạch Kinh bách chiến, tôi sơn áp lãng
Chương chương hồng, liệt khả kỷ kiêm tương Thiên kim chi ưu ốc vị thủ
Vạn lý chi trì khu di đốc
Ngật nhĩ trưởng thành trọng ký
Phương kỳ thanh tráng ư Đường Thần Hồ nhiên Ngũ Trượng giao đồn
Hốt báo đăng tàn ư Hán Tướng? Tế Liếu chi hiên môn do tạc Tiền mao chi quân lệnh mang văn Dư phương hoài thái dĩ chi tư Công hồ phụ cập qua chi ước Ngài lại cho câu đối rằng:
“Cái thế anh hùng kim cổ thiểu” “Tại nhân công đức địa thiên trường” Dịch:
Đá núi Hoành Sơn có thể mài gươm! Nước sông La Hà có thể rửa giáp! Núi sông còn đó! Người đã đi đâu?
Bởi vậy người xưa nghe tiếng chuông trống lại nhớ đến bầy tôi biên giới Ấy bụng ta thương tiếc cũng vì lẽ đó
Nhớ người xưa
Một thân mưu lược, muôn mối giáp binh Hơn mười năm sương tuyết xông pha Mưu trước giỏi không trừ tên đạn
Đánh hơn trăm trận, thế mạnh như phá non đè song Công to rõ rệt nên chép sử xanh
Chịu ơn sâu nghìn vàng chưa báo Sức rong ruổi muôn dặm đương hăng
Đường thân mong ký thác bức Trường thành Hán tướng phút đèn tàn đồn Ngũ trượng Cửa Hiên đồn tế liễu còn trơ
Quân lệnh trước cờ đã vắng tiếng Ta đương mong dùng người giúp nước Người sao lỡ trái ước về quân
* * *
Anh hùng tột phẩm, xưa nay mấy Công đức nơi người trời đất còn
Núi Tuyết Sơn
Núi Tuyết sơn thuộc huyện Yên Mũ Hà Đông, có động rất đẹp. Trong đông, thạch nhũ rủ xuống long lánh tựa ngọc châu. Trên đỉnh động, sẵn một tòa tượng đá thiếp vàng lại có thông to xòe ra, trông hình như tán. Cảnh trí rất đẹp, đức Thánh Tổ Trịnh Sâm khi lên chơi có đề thơ rằng:
Thúy binh điệp điệp trĩ nam duy Động tạc sơn yêu thiết tạo kỳ Triệu xuất thần tung kim chảo giáp Ngưng thành tuyết thụ ngọc chi phì Phong truyền linh lại phân tùng hưởng Tuyết hộ tình song điểm nguyệt quy Nhất lạc khả năng tàng thế giới Đăng lâm liêu ngụ họa trung thi Dịch:
Non cao chót vót cõi Nam thủy Lưng núi hang sâu cảnh cũng kỳ Móng trổ dấu thần vàng chói lọi Cây in sắc tuyết lá xanh ri
Sáo đưa tiếng gió, thông réo rắt Cửa ngáng vành trăng tuyết tỷ ty Thế giới thu vào trong một nắm Qua chơi cao hứng, họa nên thi
Hương tích sơn
Hương Tích sơn ở phía tây núi Tuyết Sơn. Đi theo dòng suối, trèo qua nhiều ngọn núi thì vào đến chùa Hương Tích. Trong núi có động Thiên tạo là động đẹp nhất trong nước Việt Nam. Truyền lại rằng “Phật Quan âm và phật Bồ tát đến tu trì ở đấy”. Trong đông, Phật tượng trang nghiêm, khói
hương nghi ngút. Mỗi năm, mùa xuân, Thiện nam tín nữ các nơi đến hành hương, tiếng niệm phật huyên náo cả hang núi, là một dịp thắng hội vùng đó. Núi Hinh Bồng ở ngoài núi Hương Tích, dưới chân núi có sông chảy vòng quanh, hai bên bờ núi đá bích lở. Có một lối dẽ tắt đi xuyên vào trông như cửa Long môn. Vách núi có thạch nhũ rủ xuống, lóng lánh như ngọc châu, cảnh sắc như vẽ. Đức Tĩnh vương Trịnh Sâm có đề thơ rằng:
Loan kinh sanh khai nhất kính xuyên Hóa có công trùy tạc ký đa niên? Thanh toàn kiên đẳng nghi vô địa Bích dẫn hàn lưu hốt hữu thiên Mạt thạch đan hà thiên cẩm xuyết Trám ba trung nhũ vạn châu huyên Cá trung tự thích phi lai lạc
Diệu sứ nan tương họa bút truyền Dịch:
Đường núi quanh co, lẩn một nơi Thợ giời đucj cham mấy mươi đời Sườn non phơ phất cây lồng bong Khe núi long lanh nước lộn giời Giáng đổ nghìn lần như gấm dệt Mầm non muôn nhũ, tưởng chân rơi Sự vui chốn đó đâu hay đến
Cảnh đẹp khôn đem họa hết nhời
Núi Tượng Sơn
Núi Tượng sơn thuộc huyện Trương Đức Hà Đông, mọc ở giữa đồng bằng. Hình núi có vẻ tôn nghiêm cùng với các ngọn núi ở hạt Mỹ Đức đứng nối nhau, cảnh trí có thể làm nơi thưởng ngoạn. Đức Tĩnh Vương Trịnh Sâm khi đi qua chơi đề thơ rằng:
Tùng thiên vạn tượng liệt trùng loan Bãi liệt binh tàn khởi vạn sơn
Thạch cốt xương phi thiêm xuất sắc Mộc nha tuyết sầu thượng lưu ban
Lũng đầu tỉnh hoạch tình trung kiến Nham phúc vân phi vũ hậu khan Liệt ngạn nhật lai dương vũ tích Xuân thân hán phủ thi sư can Dịch:
Non xanh muôn trượng tựa trên trời Bên phẳng nhô muôn núi tuyệt vời Cột đá phủ sương càng thấy béo Mỏm sông in tuyết lại thêm gầy Mắm trông tranh vẽ đồi ngang dọc Mưa đoạn mây bay núi tả tơi Dấu cũ ngìn xưa nơi dụng vũ Đầu xuân tiêu phủ thử gia đầu
Núi Quyển Sơn
Núi Quyển Sơn ở trên bờ sông Châu Giang ( Hà Nam ) hình núi cao chót vót, sắc biếc sắc núi xanh biếc trông có vẻ tịch mịch. Trong núi có thứ cỏ kỳ. Túc truyền rằng xưa có người lặn xuống nước mò ngọc châu, sau không thấy lên. Đức Tĩnh Vương Trịnh Sâm ghé thuyền vào chơi có đề thơ rằng:
Thiều đệ giang sơn nhất phiến phàm Quyển sơn đối bạc ngạn chi nam Dao khan phượng sí vân bình trĩ Cạn hám giao cư nguyệt kinh hàm Châm nghiễm thôn lư thanh trúc hộ Thê diên tiều kinh tử hà giam? Nhân lai khúc luận tham châu sự Dục bả thanh lưu nhất tẩy tham Dịch:
Rìu rặt rong chơi một cảnh phàm Đỗ ngay sườn núi Quyển Sơn nam Xa trông cảnh phượng hình mây ngất Gần ngó hang Rao bong nguyệt hàm Đầu núi nhà ai tre rậm rạp
Đỉnh non lối củi cõi yên lam
Nhân chơi bàn chuyện mò châu nọ Muốn gióc going trong rửa bụng tham
Núi Lão Sơn
Núi Lão Sơn thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam hình núi như tán. Bốn bề trông rộng rãi: Trên núi và dưới núi có chùa, có thông cổ thụ um tùm, có thác đá đột khởi ra bờ sông. Tục truyền trên núi có giến Tiên. Đức Trịnh Vương có đề thơ rằng:
Nam châu tự cổ địa dư khoan Yên lão sơn đầu tiểu thắng quan
Lão chướng trùng trùng thanh cùng hướng Trường lưu miểu miểu cầm hồi hoàn Dịch
Châu Nam tự cổ địa đồ khoan Yên lão hình dong cũng khả quan Dãy núi màu xanh từng lởm chởm Dòng sông sắc gấm rệt lan man
Núi Bảo Đài
Núi Bảo Đài thuộc xã Gián Khê phủ Nghĩa Hưng Nam Định. Núi Bình Phong ở bên hữu. Phong cảnh u nhã. Trên núi có sông chảy róc rách. Dưới núi có một cái hồ, nước phẳng lặng như gương. Đức Trịnh Tĩnh Vương lên chơi có đề thơ:
Ẩn ước nham yêu sưởng phạm doanh Vân vi liêm mạc thạch vi bình
Châu lưu thủy dạ tuyền song phái Ngọc tích sơn tâm nguyệt nhất hoàng Dịch:
Thấp thoáng chùa xây cạnh núi xanh Mây như màn trướng đá như bình Nước trôi, song gợn, khẽ đôi phái, Ngọc chứa giăng soi sững một mình
Phi Lai Tự
Phi Lai Tự thuộc huyện Ý Yên Nam Định. Chùa ở trên lưng chừng núi, bên cạnh có một ngọn tháp đá, sắc đá sáng bong như gương. Trịnh Vương có thơ rằng:
Tiền hậu giao hoàn sơn thủy bão Cao đê tương ảnh tháp già khai Dịch:
Sau, trước, giao quanh sông núi bộc Thấp cao cùng ảnh tháp chùa cao
Động Hoa Lư
Động Hoa Lư thuộc huyện An Khang Ninh Bình, trên sông Điềm Giang tầng núi cao hiểm. Trong núi có động, ở bên có một ngọn núi giống hình người, gọi là núi Trạng Nguyên, có một hòn đá gọi là “núi hòm thư”. Dưới chân núi, tức là di tích nơi cố đô của nhà Đinh, nhà Lê. Hiện nay, nơi ấy có đền thờ đức Đinh Tiên Hoàng và Lê Đinh Hoàng. Đức Tịnh vương Lê Sâm qua chơi có đề thơ rằng:
Sắt luyện oanh hồi xuyên thạch động Trùng sơn nguy nghiệp chí sơn quan Cương giao dĩ hỳ kinh di hoán
Lục phủ y nhiên tự bão hoàn Dịch:
Tấm lụa quanh co trùm động đá Vầng trăng soi tỏ suốt non ngàn Cõi bờ khai thác bao thay đổi? Sáu phủ y nhiên, vẫn bão hoàn
Hạc Sơn thuộc huyện An Khang, Ninh Bình, gần bể và gần núi Dục Thúy. Đức Tĩnh Vương Trịnh Sâm lên chơi có đề 4 chữ: “Thiên nhiên xảo diệu” “Cái khéo thiên nhiên” đục vào đá lại có đề thơ rằng:
Đột khởi tầng loan hậm bích đào Uyển nhiên thiêu hạc thụy nam giao Biên chu đáo sứ dò kham thưởng Vạn trạng tân kỳ nhập thổ mao Dịch:
Non ngất xa coi mặt song là Rõ như điểm Hạc nước Nam ta Buồn mây lèo gió qua chơi thử Đầu bút muôn hình vẽ được ra
Riệu Sơn
Hang Riệu Sơn thuộc huyện Thiệu Sơn Thanh Hóa, phong cảnh thanh u. Đức Trịnh Tĩnh vương lên chơi đề thơ rằng:
Thiên tương hu thất thạch toàn ngoan Riệu tích nhân truyền tại thế gian Nhất khiếu thâm tàng thiên cổ tỉnh Bán song đê hám cửa hồi than
Hoa kinh mộng giác vân trung hưởng Thạch tượng an bài tuyết hậu an Hải vũ chính phùng thân thiếp hội Hào đoan thu thập cẩm giang sơn Dịch:
Trời sinh riệu đá tựa như nhà Thắng cảnh tương truyền ở nước ta Giếng thẳm trong hang trơ trọi đó Suối qua cửa sổ ngắm trông mà Mõ kinh tiếng động trong mây thẳm Voi đá yên bầy lúc tuyết qua
Cõi bể thăng bình nay gặp hội Bút nào họa hết cảnh Thanh hoa?
Núi Bằng Trình thuộc huyện Thụy Nguyên Thanh Hóa. Trên núi có một ngôi chùa được gọi là chùa Thái Bình. Đức Trịnh Tĩnh vương có đề thơ rằng:
Sơn thủy hồi hoàn giác hữu tình Luân huân thụy khí ủng bằng trình Nhất điều thạch khiếu thông tà kính Cửu phẩm kinh đài ý tiễu binh
Thôn thị nhân quy sơ nguyệt thượng Khê than khách độ vạn trào sinh Thử lai chính nghĩ tường phong vật Thiều bạch tùy xa tụng thái bình Dịch:
Nước non quanh quất hữu tình thay Giọc lối chim bằng hiện khói mây Ngang dọc mọi đường thông hồ đá, Lô nhô chín phẩm, nghĩ đài xây! Giăng soi gác núi, người đi lại,
Nước xoáy quanh thuyền khách tỉnh say! Phong vận đã tường, ghi bút để
Về xe già lão đón đông tây…
Núi Vân Nam
Núi Vân Nam thuộc xã Trạch Toàn huyện Nga Sơn Thanh Hóa. Vách đá cao ngất, màu xanh biếc trong động lóng lánh như vàng. Xa trông xuống bể Bạch Cầu, đức Trịnh Tĩnh vương có đề thơ rằng:
Danh thắng cao tiêu đệ nhất châu Sơn dung như dại thủy như du Bán phong vân động yêu huyền hạc Binh chưởng hà môn áp bạch âu
Vân kinh tiều duyên ngoan thạch cước Tình ta khách độ cấp than dầu
Bằng cao dục tận quan lan hứng Bích lạc sương minh nhất sắc thu Dịch:
Cảnh trí xinh thay đúc một baauf! Núi xanh như phẩm, nước như dâu! Hang mây bóng hạc, rêu phong lớp Mặt nước đàn chim, sóng gợn mau Chân đá chú tiểu, leo bụi hẻm
Đầu nghềnh chiếc bách, vượt going sâu Lên núi, cao hứng lần xem sóng,
Xanh biếc trời trong, một sắc thu.
Chích Chợ Sơn
Chích Chợ Sơn ( núi Chiếc đũa ) trên cửa bến Thân phu Thanh Hóa, cao chót vót đứng một mình, xa trông như chiếc đũa dựng đứng. Đức Trịnh Tĩnh Vương có đề thơ rằng:
Nhất vọng sương mang hải sắc thâu Thiên tương chích chợ trưởng hoành lưu Cô cao như tước phủ ngao cực
Tùng bạt vô song áp thận lâu Thập nhị hải môn tiêu chì trụ Tam thiên thế giới nhận tiền châu Dịch:
Một sắc xanh, đen: bể mây trời Ai đem chiếc đũa cắm ngang vời?! Gầy gò một mảnh, nưng ngao cực, Chót vót từng mây tới thần lâu. Bốn bể ba đào vừng đá sững Ba nghìn thế giới bãi dâu phơi ……… ………
Cửa bể Ỷ Bích
Cửa bể Ỷ Bích thuộc huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa có mấy tầng đá núi cao ngất. Núi có một cái cửa rộng hơn một mẫu, sắc đá trông như cát, đường
đi bằng phẳng. Tục truyền gọi nơi ấy là Mũi Hải. Đức Trịnh Tĩnh vương lên chơi có đề hai chữ “Tiên Châu”
Bạch Ấc Động
Bạch Ác Động thuộc huyện Nga Sơn Thanh Hóa gần cửa bể Từ Thức. Đức Trịnh Tĩnh vương lên chơi có đề thơ rằng:
An bài biệt thị nhất càn khôn
Nguy nghiệp khung lung địa thế tôn Biểu lý trùng trùng hư thạch bích Đông tây riện riện sưởng vân môn Hàn bi vân tỏa chân chần tự
Cổ khánh phong thôi viễn viễn thôn Ngọc đới chu hồi cung ngã thưởng Hà lao ngư phủ phóng đào nguyên Dịch:
Xếp đặt xưa kia đã thực tài
Thênh thang ngất ngểu, đứng lưng vời.