SAO LỤC CÁC SẮC DỤ CỦA LIỆT ĐẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 106 - 110)

I

Ngày 11 tháng 7 năm 47 niên hiệu Cảnh Hưng (1786).

Đặc sai quan Tiết chế thủy bộ chư dinh. Đại nguyên súy, Phụ quốc thượng công, truyền cho chi phái họ Trịnh cung thích thuộc ngoại gia.

Kính vâng uy giời, tìm nên yên định, thần dân nhởn nhơ đều đội ân quang.

Lũ nhà ngươi là thích thuộc họ Trịnh, đừng nên câu nệ đều phải kính nể đức ý nhà vua, lại về chốn cố hương mà yên phận làm ăn; kẻ nào có văn học, tài nghề, muốn ra xuất chính, sẽ tùy tài bổ dụng, để rõ đức ý rộng rãi của nhà vua.

Vậy đều nên nghĩ kỹ để yên lòng, chớ nên đánh nghi kỵ mà có lỗi. Nay truyền cáo

II

Ngày mồng 10 tháng 12 năm 17 niên hiệu Cảnh Hưng.

Sắc dụ các chi phái nhà Vương:

Từ khi trung hưng đến nay, Hoàng, Vương, cũng như mọi người.

Trước kia nhà Vương phải bước gian truân; Trẫm đã có chỉ chọn phải đích tôn, trao cho thế tước; còn các viên chí phải khác, cũng đều được nguyên chức phẩm cũ. Đó là truy tư đến trung huân của các Tiền vương, ơn đền giả báo, phải nên như thê. Hiện nay giặc ngoài, ngày một kịch liệt, xa giá nhà Vương phải ra ngoài coi quân, tình nghĩa thân hầu, không thể thông đạt được với nhau. Lũ nhà người phải nên thể tất ý đó. Còn ai trong kinh thành này, đều nên đến ngay Cửa Quyết, để Trẫm liệu cách xử trí cho, chớ nên chậm trễ, sinh lòng nghi kỵ.

Nay đặc dụ

III

Chỉ dụ cho quan Cựu tri phủ ở làng Sáo Sơn ( huyện Vĩnh Phúc ), phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa là người Trịnh Tiệp tuân biết;

Mới rồi lũ nhà người đến cửa lạy mưng, bong Dương đã soi đến gốc Quỳ. Nay lệnh chỉ cho tìm bảo các viên trong họ đều được trở về làm ăn: ai có bụng trung thành, quan ra hiệu dụng đều cho đầu nạp để được thu lục, cho yên lòng chúng để rõ đức vua, ấy là sự tin thật đó.

Nay lệnh chỉ

IV

Ngày 16 tháng 6 năm đầu niên hiệu Gia Long (1802).

Chiếu cho ngoại quân các chi phái họ Trịnh đều biết:

Nhớ xưa: Họ ta cùng họ Trịnh vẫn là thân thích, quãng giữa bắc nam đôi ngả, thành xa cách nhau. Đó là công việc của tiền nhân, ta cũng không nên nói đến nữa.

Tay ta trả được hận, giẹp được giặc, trong ngoài thống nhất như một nhà, thì tình thân qua cát từ xưa, lại nên nhớ đến. Vậy chiếu ban cho trong họ đều biết: nên phải bảo nhau, họp chọn lấy năm, sáu người tộc trưởng, có tài cán biện, đến Hành doanh chầu mừng và đưa cả sổ sách gia tiên, để tìm rõ được chi phái đích thứ, mà thu lục cho, để hậu nghĩa hai họ vơí nhau.

Nay đặc chiếu

V

Ngày 19 tháng 8 năm đầu niên hiệu Gia Long.

Chiếu cho thần dân thiên hạ kính biết:

Từ xưa, các đời dựng nước, có đời gọi là Đế, có đời gọi là Vương, xưng hiệu dẫu không giống nhau nhưng từ dân ta chỉ có một nghĩa mà thôi.

Mới đây giặc Tày nổi loạn, nhà Lê mất nước, hơn hai mươi năm, chính thống của nước nhà, vẩn vơ rối loạn. Ta ở trấn Gia Định, vẫn lo cho xã tắc sinh dân nước nhà. Trước phải chính ngôi vua, cho phó lòng nhân dân thiên hạ trông mong; sau lấy lại được kinh Phú Xuân, phải chọn ngày cáo Thái

miếu, dựng niên hiệu cũng là để rõ chính thống lúc ban đầu và làm mới tai mắt cho thiên hạ.

Bấy giờ tướng giặc bị bắt, việc quân đã định, sĩ phu thiên hạ cùng con cháu nhà Lê, chi phái họ Trịnh và các họ công thần, các quan văn võ trong ngoài, trước sau biểu chương đều xin sớm chính ngôi Hoàng đế: nhời suy đời đó đều là thiết thực cả. Vả lại nước ta, từ ông Triệu Vũ nhà Đinh, Lý, Trần, Lê xưa nay vẫn xưng Đế ở Nam phương: sông núi nước nam vua Nam ở, đã rõ rang ở thiên thư.

Nhưng hồi tưởng: nhà nước mới gây dựng nên, chỗ ghẻ lở chưa trừ được, kẻ ốm yếu chưa sống lại; phong tục điêu bạc biến hóa chưa hết; chính sự tệ ngược, thay đổi còn nhiều. Nhất thiết tình dân kế nước, cần phải trừ liệu. Lúc mới sắp được phong thịnh, có nhẽ đâu lại uốn mình để theo lòng chúng, mà nghiễm nhiên tự xử, ngôi chí tôn. Phải nhưng bởi những chương tấu của lũ đó, để tỏ lòng khiêm ước.

Vậy bá cáo rộng ra, để cho thiên hạ đều biết. Phải nên kính vâng nhời đó.

Nay đặc chiếu

VI

Ngày 23 tháng 9 năm đầu niên hiệu Gia Long.

Chiếu cho các phái đích tôn nhà Trịnh tuân biết:

Tiên tổ nhà ngươi vốn là thân thích với nhà ta. Dẫu rằng quãng giữa bắc nam đôi ngả, đều là việc đã qua. Hiện đó giặc Tây Sơn dấy loạn. Đế tộ nhà Lê phải suy đồi. Vương nghiệp nhà Trịnh cũng thiên đi. Nay thiên hạ đã định, bốn bề đã trong, nghĩ lại tình thần qua cát, cũng nên thương nhớ.

Vậy chuẩn tha cho lũ nhà người: thuế thân, thuế dung sưu lính, mọi việc và cho nối dõi tông đường họ Trịnh. Lại biệt cấp cho ruộng tế 500 mẫu, chiểu y sổ bộ hộ cấp cho nhà người nhân lĩnh số thuế thóc thu hàng năm là 333 hộc 10 cân và tiền khoán thập vật là 75 quan, y số chuẩn dùng việc tế tự.

Còn như họ Trịnh 847 người, cứ y trong sổ khai, chuẩn miễn sưu linh thân dung mọi thứ tiền, để tỏ phúc tốt của nhà vua ban cho.

Phải nên kính vâng nhờ đó.

Nay đặc chiếu

BIỂU TẤU CỦA DÒNG DÕI NHÀ TRỊNH

Tháng 7 năm đầu niên hiệu Gia Long

Triều cũ, cả họ Trịnh kính tâu: Vì vàng đem từ đạt sau này:

Nguyên chúng tôi là dòng dõi nhà Trịnh. Từ khi giặc Tây Sơn phá Cửa Quyết, lầm than, không thể chịu được, phải vào rừng núi ẩn khuất lâu năm.

Nay kính vâng xa giá nhà Vua, chiếu cố đến kẻ hạ thần, mở rộng lòng nhân từ, thương nhớ kẻ cố cựu chưa kịp dừng xa giá đã vội ban sắc chỉ. Chúng tôi may được mở mặt nhường này, thực là đội đức vô cùng.

Nay vâng chiếu ban ơn, đến Cửa lạy tạ.

Nay kính tâu Cả họ Trịnh ký tên

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w