Sưu dịch: Mỗi suất đinh phải đóng 1 năm 2 lần: mùa hạ 6 tiền, mùa đông 6 tiền, để dùng làm các việc trong nước, không phiền đến dân nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 58 - 61)

6 tiền, để dùng làm các việc trong nước, không phiền đến dân nữa.

Các thứ thuế: Trịnh Cương đánh thuế các thứ thổ sản, thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, vân vân..

+ Thuế tuần ti: Thuyền bè chở hàng hóa buôn bán trên sông đều phải chịu thuế: như tre gỗ thì cứ 10 phần thì đánh thuế một phần, đồ tạp hóa thì 40 phần phải chịu thuế 1 phần. Trong nước lập ra cả thảy 23 sở tuần ti để thu thuế.

+ Thuế muối: Năm Tân Sửu (1721), Trịnh Cương định lệnh đánh thuế muối và đặt quan Giám đương để thu thuế: cứ 10 phần lấy 2 phần. Buôn muối trước phải lĩnh thẻ của quan Giám đương sau mới được mua muối nhưng trước phải mua của quan, sau mấy được mua của người làm muối.

+ Thuế thổ sản: năm Giáp Thìn (1724), Trịnh Cương đặt lệ đánh thuế các thổ sản như vàng, bạc, đồng, kẽm, sơn, than gỗ, than đá, gỗ, tơ, lụa, quế, cá mắm, các đồ dụng vật như rượu, mật, dầu và các đồ thập vật như giấy, chiếu, vải, vân vân..

Dân số: năm Vĩnh Thịnh thứ 9 (1713) mưa luôn, nước lụt làm vỡ đê, mùa màng bị thiệt hại nhiều. Trịnh Cương sai các quan cai sổ dân đinh để chiếu bổ lấy tiền sửa đắp đê điều.

Cộng được 206.311 suất đinh ( mỗi suất 10 người ) cộng 2.063.110 người trong số ấy có:

1) 64.267 suất rưỡi nội vi tử ( dân các xã không phải cấp cho các quan để làm việc lợi riêng cho các quan, các xã ấy chỉ phải nộp thuế cho nhà nước thôi);

2) 20.038 suất rưỡi dân đinh cấp cho các quan tri sĩ được “ân lộc” ( dân đinh ấy phải làm việc để lợi riêng cho các quan đó).

3) 86.851 suất đinh cấp cho các võ dược “ chế lộc”; 4) 8.892 suất làm Tạo lệ;

5) 26.262 suất “ Tự sự”.

Việc khai mỏ: Bấy giờ ở nước ta có mỏ vàng ở Kim Mã và Tam Lộng ( Thái Nguyên ); mỏ bạc ở Nam Xương và Long Sinh ( Tuyên Quang ); mỏ đồng ở Tụ Long ( Tuyên Quang ), Trịnh Lan và Ngọc Uyển ( Hưng Hóa ) Sáng Mộc, Yên Hậu, Liêm Tuyền. Tống Sinh, Vũ Nông ( Thái Nguyên ), Hoài Viễn ( Lạng Sơn); mỏ kẽm ở Cồn Minh ( Thái Nguyên ).

Người mình chưa biết khai thác các mỏ ấy bao nhiêu quyền lợi về tay khách trú hết cả. Không những thế mà phu Tầu thường hay quấy nhiễu dân sự. Năm Đinh Dậu (1717), Trịnh Cương định lệ hạn cho người Tàu sang khai mỏ chỗ đông lắm chỉ được 100 người mà thôi. Thế mà về sau có nơi phu khách đông đến hàng vạn người thường sinh sự đánh nhau, quan quân giẹp mãi mới yên.

Về ngoại giao: Năm Canh Tý (1720), vua nhà Thanh sai sứ là Đặng Đình Triết và Thanh Vân đem sắc phong vua Lê Dụ Tôn làm An Nam Quốc Vương và ban cho nhất phẩm bào. Lúc phụng nghinh sắc chỉ, sứ tàu bắt vua Dụ Tôn phải quỳ 3 lần và lễ 5 lạy. Trịnh Cương không nghe xin theo lễ nghi nước Việt Nam chỉ có năm bái và ba lần cúi đầu là đủ. Dùng dằng mãi đến hôm sứ Tàu phải bằng lòng để vua Lê Dụ Tôn theo lễ nghi nước Nam.

Đối với việc truyền giáo: Năm Nhâm Thìn (1712), Trịnh Cương bắt nhưng người theo đạo Gia Tô phải cạo trán và khắc vào mặt 4 chữ: “ Học Hòa Lan đạo”, vì người Hòa Lan sang buôn bán trước nhất ở xứ Bắc Kỳ nên mới gọi là đạo Hòa Lan.

Phân chia các đạo: Năm Quý Mão niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 19 (1723), nước Việt Nam chia làm mười ba Đạo hay thừa tuyên:

1 – Lạng Sơn 2 – Kinh Bắc

4 – Tuyên Quang 5 – Hưng Hóa 6 – Sơn Tây

7 – An Quảng ( trước gọi là An Bang mãi đến năm 1592 mới đổi ra là An Quảng).

8 – Hải Dương Kinh đô:

Trung đô hay Thăng Long hay Phụng Thiên 9 – Sơn Nam 10 – Thanh Hóa 11 – Nghệ An 12 – Thuận Hóa 13 – Quảng Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w