Trịnh Căn con thứ tư Trịnh Tạc, lúc làm Thế tử phong tước Định Nam Vương.
Năm Nhâm Tuất (1682), tháng 8, Trịnh Căn nối nghiệp cha làm chúa. Năm ấy, tướng nhà Mạc là Nguyễn Công Hồi về làm quan Trấn thủ Cao Bằng là Lê Hải.
Năm Giáp Tí (1684), Trịnh Căn được phong tước Thượng Thành Phụ sư Đinh Vương.
Trịnh Căn chịu mệnh tiết chế, tiến quân đánh Nam Triều và trấn Cao Bằng, lấy lại được nhiều cảnh thổ, công lao to tát, danh vọng lừng lẫy. Vua Lê Hi Tôn muốn phong cho tước Vương nhất tự ( chỉ dung một chữ ) để tỏ ý kính trọng. Trịnh Căn vẫn khiêm nhượng mãi, vì có các quan đại thần khẩn nài nên đến bấy giờ mới chịu sắc phong.
Năm Quý Mùi (1691), cháu tằng tôn Trịnh Căn là Trịnh Cương được phong làm chức Tiết Chế, hàm Thái úy tước An Quốc Công. Trịnh Cương là con Tấn Quang Vương Trịnh Bính, cháu Lương Mục Vương Trịnh Vịnh.
Năm Bính Tuất (1694), 52 người xã Đa Già Thượng ( tỉnh Ninh Bình ) bị xử trảm. Xã ấy ở trong núi, cạnh một con đường, thường thường có nhiều ác thú làm hại hành khách. Nhân dịp đó, xã ấy lập một nhà trọ để chứa khách bộ hành. Dân đinh đều đồng ý góp tiền xây lên thành nhà. Khách bộ hành qua lại rất đông, đều vào đấy trọ. Nhưng đến đêm, dân ấy lừa giết hành khách lấy hết của cải, làm cho mất tích. Như thế trong hơn hai mươi năm, quan địa phương mới biết, đến tận nơi khám xét, hiện thấy một đống xương người; bắt 290 người
giam cứu; trong số ấy, 52 người bị kết án xử tử, còn lại thì bị chặt một ngón tay và phát lưu đi viễn châu, làng thị bị triệt hạ.
Tháng tư năm Ất Dậu niên hiệu Chính Hòa thứ 26 (1705), vua Lê Hi Tôn truyền ngôi cho Hoàng tử Duy Đường đổi niên hiệu là Vĩnh Thịnh, gọi là vua Lê Dụ Tôn, rồi lên làm Thái Thượng Hoàng.
Ngày 10 tháng 5 năm Kỷ Sửu niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), Trịnh Căn mất thọ 77 tuổi, làm chúa 26 năm, miếu hiệu là Chiêu tổ Khang Vương.
Tháng 9 năm ấy, tiến phong An Quốc Công Trịnh Cương làm tước An Đô Vương thay quyền Vương phủ.
CHÍNH TRỊ
Quan chế: Năm Ất Sửu (1685), Trịnh Căn đặt các điều lệ về việc thăng thưởng các quan.
Trước cứ mỗi năm xét lý lịch các quan một lần rồi hoặc thăng, hoặc giáng. Trịnh Căn ra thời hạn ấy ngắn quá không đủ thì giờ để xét tài năng các quan cho đúng được nên định lại rằng:
Mỗi năm vẫn cứ cho điểm như cũ nhưng ba năm mấy có một kỳ thăng thưởng. Điểm thi chia ra Thượng, Trung, và Hạ. Ba năm mà được luôn điểm Thượng thì được thăng lên một bực trên và được thưởng 50 quan tiền. Được hai điểm Thượng và một điểm Trung cũng được thăng một trật và được thưởng 20 quan tiền. Một điểm Thượng và hai điểm Trung, chỉ được thăng không được thưởng. Được ba điểm Trung phải thuyên chuyển, nhưng giữ được chức cũ. Ba điểm Hạ, một điểm Trung phải giáng chức và quạt 25 quan tiền. Một điểm Hạ và hai điểm Trung chỉ phải giáng chức không phải phạt tiền.
Việc học hành thi cử: Năm Ất Dậu (1693), Trịnh Căn lập lại trường Quốc Tử Giám và chia nho thần làm bốn hạng:
1. Liêm năng ( thanh liêm và tài năng ) 2. Bình thường.
3. Đãi nọa ( trễ biếng ).
4. Tham giảo ( tham và giảo quyệt ).
Năm Bính Tuất (1694), Trịnh Căn sai làm sách Tu Tri nói về núi, sông, ngòi, đình, chùa, miếu vũ, chợ, đò, đương, cầu, cống trong nước.
Năm Mậu Tí (1696), một vị quan trường bị khép án xử tử vì bắt được gian lậu cho một ông quan đại thần trúng tuyển.
Luật lệ: Năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687), Trịnh Căn rút lệ chống án xuống bốn tháng ( việc nhân mạng ); ba tháng ( việc trộm cướp ); hai tháng ( việc hộ, hôn, ẩu đả, ma lỵ và các việc tạp tụng ). Hạn chống án ấy bắt đầu từ ngày tuyên án.
Năm Đinh Sửu (1697), Trịnh Căn nghiêm cấm cờ bạc và đặt luật để trừng phạt đổ bạc.
Việc cấp điền: Trước những dân đinh, hoặc mình hoặc cha mẹ hoặc vợ đã có tư điền rồi, các quan viên đã được cấp đủ điền lộc hoặc ở địa phận làng mình hoặc ở nơi khác đều không có quyền lợi gì đến ruộng công hàng xã hay ruộng hương hỏa.
Về sau lại thêm lệ rằng: Nếu số ruộng khẩu phần có quá số ruộng của mình thì trừ số ruộng của mình đi còn bao nhiêu thì được hưởng số thửa ấy. Nếu trừ
đi không còn thừa thì thôi. Thí dụ: Ruộng mình hai mẫu. Ruộng khẩu phần được 2 mẫu 2 sào, thì mình chỉ được hưởng thêm 2 sào thôi.
Năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Thịnh (1708), Trịnh Căn định thêm rằng:
Thí dụ: Một người có mẫu ruộng tư điền, trót cầm trước đi 5 sào rồi. Đến khi ruộng khẩu phần không kể cái số 5 sào ấy, nhưng khi chuộc 5 sào ấy, phải trả lại 5 sào khẩu phần đã cấp trước cho làng ngay. Khi nào bố con ở chung một nhà đã có nhiều ruộng thì nếu chia ruộng khẩu phần không chia cho cha chỉ cho người con được hưởng thôi.
Phá bỏ các trang trại: Năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh Thịnh (1708), Trịnh Căn cấm việc lập các trang trại, vì các nhà quan trưởng các nhà phú hào thường hay lấy thế lực hoặc tiền tài để chiếm đoạt hoặc mua rẻ tư điền của dân, đê lợi riêng cho mình khiến cho dân phải siêu tán. Không những thế trong các trang trại, thường ẩn nặc các điền tốt trốn thuế, trốn phu đài, tạp dịch, trốn ra lính. Trịnh Căn hạn trong 3 tháng, các trang trại phải phá bỏ. Nếu hết hạn ấy, mà các chủ trại không chịu tuân hành thì các Thừa ti và Hiến ti có quyền theo luật định tội và phái các quan trấn thủ phá các trang trại ấy.
Bài ngoại: Người Trung Hoa lúc bấy giờ ở xứ ta rất nhiều. Vì sợ dân ta tiêm nhiễm các phong tục hủ bại của Tàu nên Trịnh Căn bắt người Tàu ngụ trong nước phải mặc quần áo An Nam, nói tiếng An nam, theo phong tục An Nam. Lại cấm người Nam Việt không được nói tiếng Tàu và mặc theo lối Tàu.
Ngoại giao: Năm Nhâm Tuất (1682), Trịnh Căn sai Đặng Công Chất làm Chánh sứ sang Tàu xin phong cho vua Lê Hi Tôn. Cuối năm ấy, quân Tàu giao trả 350 tù đinh là quân nhà Mạc trước và tướng là Mạc Kinh Liêu. Hai bên điều đình mãi, quan ta chỉ nhận 121 tên tù và Mạc Kinh Liêu. Sau tha cho cả về yên nghiệp làm ăn.
Năn sau (1683), vua Khang Hi sai sứ Tôn Chác Vinh sang phong cho vua Lê Hi Tôn.
Năn Bính Tí (1696), Triều Phúc nhờ Trịnh Căn giúp sức mới được làm vua Ai Lao. Binh mã họ Trịnh đóng ở miền Trấn Ninh và Hua Phan, thanh thế lẫy lừng dẹp yên được nhiều giặc Thổ. Năm Canh Thìn (1700), Ai Lao có nội chiến, Triều Phúc cầu cứu Trịnh Căn mới dẹp được giặc mà giữ được ngôi báu.
Năm Bính Tuất (1706), Triều Phúc sai sứ sang cống chúa Trịnh, sau lấy con gái nhà Trịnh là Trịnh Quận Chúa.
Đối với việc truyền giáo: Năm Mậu Tí (1696), Trịnh Căn bắt đốt hết các sách đạo và phá hết các nhà giáo đường ở các nơi, lại đuổi các giáo sĩ ra khỏi nước Nam, cấm không cho dân theo đạo Gia Tô.