ĐỜI NGHỊ TỔ ÂN VƯƠNG TRỊNH DOANH (1730 – 1767)

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 67 - 74)

Tháng Giêng năm Canh Thân (1740), Trịnh Doanh con thứ Trịnh Cương và em ruột Trịnh Giang được dựng làm chúa.

Trước phong làm Ân quốc công sau phong tước Minh Đô Vương.

Trịnh Doanh thấy Hoàng điệt Duy Diêu, con vua Thuần Tôn là phái đích tôn nhà vua lên dựng lên chính thống để yên lòng phản trắc bèn tâu với vua Lê Y Tôn nên trả lại ngôi chí tôn cho người tôn tử, để yên lòng thiên hạ. Vua Lê Y Tôn cũng thuận y nhời ấy. Hoàng điệt Duy Đào lên trị vì, đổi niên hiệu là Cảnh Hưng, tôn vua Lê Y Tôn lên làm Thái Thượng Hoàng. Chiếu ra trăm họ đều vui lòng mà cho là việc cử hành đó có chủ nghĩa thứ nhất là tôn phủ chính thống, chỉnh đốn danh vị.

Từ khi chạy về Thanh Hóa, Lê Duy Mật vẫn chiêu tập binh mã, đến năm Canh Thân (1740), tiến đánh Hưng Hóa và Sơn Tây, họp cùng giặc là tên Tương, giữ đồn Ngọc Lâu ( huyện Thạch Thành ). Tướng họ Trịnh đem binh phá đồn Ngọc Lâu và giết được tên Tương, Lê Duy Mật lại chạy vào Nghệ An rồi sang giữ đất Trấn Ninh làm căn bản.

Năm ấy, đất Sơn Nam ở làng Ngân Già có lũ Vũ Đinh Dung, Đoàn Danh Chấn, Tú Cao nổi lên cướp phá các nơi, giết cả quan Đốc lĩnh Hoàng Kim Qua. Thế giặc lừng lẫy, dân gian thực là khốc hại. Trịnh Doanh phải thân chinh đem binh đi giẹp, đánh cho một trận điên bái, đuổi thẳng đến sào huyệt bắt được cả bọn Vũ Đình Dung, đem chém ngay rồi đổi tên xã Ngân Già làm Lai Cách ( nay là Gia Hòa ).

Giặc Ngân Già vừa tan thì giặc Nành là bọn Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oanh và Nguyễn Diên lúc ấy đương tung hoành ở đất Hải Dương. Bèn thừa hư tiến lên Nhị Hà. Trịnh Doanh bèn sai Chư tướng dẫn quân về để cứu chỗ cỗi rễ. Kinh thành hết sức chống cự. Quân giặc phải lui về tổ. Ai cũng nói rằng trận này là công võ thứ nhất lúc sơ chính.

Năm Tân Dậu (1741), quan thong lĩnh Hải Dương là Hoàng Nghĩa Bá phá được các đồn của giặc ở Phao Sơn, Ninh Xá và Gia Phúc. Trần Cảnh đem quân theo đánh giặc Nguyễn Tuyển ở Đại Tâu và Đại Bát ( Đông Triều ). Nguyễn Tuyển thua chạy rồi chết, Vũ Trác Oánh không biết trốn đi đâu mất, Nguyễn Cừ chạy lên Lạng Sơn mấy tháng sau lại về Đông Triều, nhưng hết lương phải ẩn nấp ở ngọn Vân Sơn rồi bị quan Hiệp đồng Phạm Đình Trọng bắt được, đóng cũi đem về kinh nộp cho chúa Trịnh.

Còn dư đảng giặc Nành thì đến ngày 7 tháng giêng năm Nhâm Tuất (1742), Trần Cảnh đem quân giẹp tan được cả ở An Quảng ( Quảng Yên ).

Đến bấy giờ giặc Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ mới bình được cả.

Năm Nhâm Tuất (1742), Trịnh Doanh được phong làm thượng sư Minh Vương.

Thời ấy, tỉnh Hải Dương có một tên ăn cướp rất hung tợn tên là Nguyễn Hữu Cầu tục gọi là Quận Heo nhập đảng Nguyễn Cừ làm loạn, tàn phá các nơi. Đến khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem dư đảng chống lại với triều đình. Năm Quý Hợi (1743), Nguyễn Hữu Cầu giết được quan Thủy đạo đốc binh là Trịnh Bảng rồi tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế rất lừng lẫy, tung hoành ở mật Vân Đồn và Đồ Sơn.

Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây núi Đồ Sơn. Hữu Cầu phá vây chạy rồi tiến đánh đến thành Kinh Bắc ( Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương ) quan Trấn thủ là Trần Đình Cẩm và quan đốc đồng là Võ Phượng Đề chống nhau với giặc ở Thị Cầu, bị thua phải bỏ ấn tín mà bỏ chạy. Tin ấy về đến Kinh Sư làm náo động cả lên.

Hoàng Ngũ Phúc đem binh về cùng với Trương Khuông lấy lại thành Kinh Bắc. Nhưng thế giặc Cầu rất mạnh, phá quân Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm ( huyện Yên Dũng ), đuổi quân của quan thống lĩnh Định Văn Giai ở Xương Giang ( huyện Phất Lộc ) rồi lại về vây Thị Cầu.

Trịnh Doanh biết giặc Cầu sợ tiếng Phạm Đình Trọng bèn sai Hoàng Ngũ Phúc cùng Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh Cầu, giết được tướng của Cầu là Thông lấy được quân nhu chiến mã thực nhiều.

Giặc Cầu lấy làm căm tức bèn đào mả mẹ Phạm Đình Trọng đổ xuống sông. Từ đó Phạm Đình Trọng thề không cùng Nguyễn Hữu Cầu đội trời chung . Vì lẽ đó, năm Bính Dần (1746), Hữu Cầu đem vàng bạc đút lót bọn Đỗ Thế Giai ở Phủ Liêu để xin về hàng. Trịnh Doanh thuận cho và đặc ân phong Cầu làm Hương nghĩa hầu lại sai quan Thiêm Tri Nguyễn Phi Sảng đem tờ dụ đến nơi quân thứ, truyền cho Phạm Đình Trọng đình chiến. Song Phạm Đình Trọng khăng khăng một mực không chịu hoãn binh.

Vì vậy nên ở Phủ Liêu, bọn Đỗ Thế Giai bèn tìm lời nói dèm với Trịnh Doanh. Nhưng Trịnh Doanh là người sang suốt, vốn biết Phạm Đình Trọng là một tay kiện tướng rất trung thành nên không nói gì đến việc ấy. Lại làm một bài thơ sai đưa ra để yên ủi Phạm Đình Trọng.

Nguyễn Hữu Cầu tuy đã về hàng mà vẫn thường cướp phá các nơi, sau lại về quấy nhiễu đất Sơn Nam. Một hôm Cầu bị Phạm Đình Trọng đánh đuổi ở Cẩm Giàng, bèn nhân dịp quan quân thắng trận, không ai phòng bị, đến đem kéo quân lẻn về bến Bồ Đề. Trịnh Doanh biết tin, tự đem quân ra giữ bến Nam Tân. Phạm Đình Trọng cũng được tin ấy lập tức đem quân đánh mặt sau, Hữu Cầu thua trốn thoát. Sau Cầu hợp đảng với Hoàng Công Chất ở đất Sơn Nam, rồi cùng nhau cướp phá ở huyện Thần Khê và Thanh Quang ( Thái Bình ). Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc lại đem binh đi tiễu phỉ. Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hóa, Hữu Cầu chạy vào Nghệ An, nhập đảng với tên Diên ở Quỳnh Lưu nhũng nhiễu dân thôn. Phạm Đình Trọng đem quân dõi theo, phá được trại giặc, đuổi Hữu Cầu ra đến làng Hoàng Mai thì bắt được đóng cũi đem về Thăng Long nộp Chúa Trịnh.

Thế là từ năm Quý Hợi (1743) đến bấy giờ là năm Tân Mùi (1751), cộng tám năm, mấy giẹp yên giặc Quận Heo.

Năm Canh Thân (1740), tên Tế và tên Bồng làm loạn ở Sơn Tây, bị quan Chinh Tây Đại Tướng Quân Võ Tá Lý bắt được cả ở phủ Vĩnh Tường, đem đồ đảng về giữ núi Tam Đảo, mộ quân trữ lương, rồi cho người về nói dối xin hàng.

Bấy giờ phía Đông Nam đương bị tên Cầu, tên Chất quấy nhiễu, nên Trịnh Doanh cũng tạm cho hàng.

Năm Giáp Tý(1744) tên Phương đem quân giữ đất Việt Trì phá cướp huyện Bạch Hạc, nhưng bị quan Đốc xuất Sơn Tây là Văn Đình Úc đem quân vây đánh phải bỏ chạy.

Danh Phương chiếm núi Độc Tôn, lấy núi Ngọc Hồi huyện Bình Xuyên làm xào huyệt, lập đồn Hương Canh và Kỳ Úc để chặn giữ, rồi tự xưng là Thuận Thiên Khải Vận Hoàng đế, lập cung điện, đặt quan tước, thu thuế ở đất Tuyên Quang, thanh thế lẫy lừng riêng một giang sơn, dân tỉnh phía tây bị trong cảnh lẩm than họa loạn, thực là khổ sở và phần nhiều bị hại.

Năm Canh Ngọ (1750), Trịnh Doanh xuất đại quân tự mình làm tướng, tiến lên đồn giặc. Ngày 19 tháng chạp phá được đồn Kỳ Úc, kéo quân đến tận thành rồi lên ngọn núi cao nhất, chỉ báo quân sĩ. Đạn giặc bắn như mưa. Nguyễn Phan cùng thủ hạ liều chết xông vào mới phá được đồn Hương Canh. Danh Phương rút quân về giữ đồn Ngộc Bội. Trịnh Doanh tiến công đuổi đánh, Danh Phương cùng đồ đảng chống không nổi, bỏ chạy vào núi Độc Tôn. Ngày 10 tháng 2 năm Tân Vị (1751), quan quân đuổi Danh Phương đến làng Hải Luyện ( huyện Lập Trạch ), thì bắt được. Thế là trong non 10 năm trời, trấn Sơn Tây bị giặc Ngũ hoành hành, đến bấy giờ mấy trở lại thái bình.

Phạm Đình Trọng bắt được giặc Cầu ở xã Hoàng Mai đóng cũi đem về hành tại ( chỗ Trịnh Doanh đóng quân ), lại gặp ngay giặc Ngũ, cũng đem về đấy, trịnh Doanh bèn mở tiệc thưởng tướng khao quân, bắt Cầu thổi sáo, Ngũ dâng rượu, quân sĩ reo hò ầm ầm sấm vang thực là vui vẻ.

Tháng hai năm Tân Vị ( Mùi ) (1751), Trịnh Doanh kéo quân về kinh làm lễ dâng tù ở nhà Thái miếu, giặc Cầu và giặc Ngũ đều bị chém cả.

Năm Quý Dậu (1753), Trịnh Doanh dựng con trưởng là Trịnh Sâm làm thế tử.

Năm Mậu Thìn (1760), Thế Tử Trịnh Sâm được gia phong làm chức Tiết chế gồm giữ việc nước, hàm Thái úy, tước Tĩnh quốc công.

Trịnh Doanh vốn chuộng nghề nho, thương triệu các nho thần vào phủ thi thơ, họa phú rồi ban thưởng cho.

Ngày 17 tháng 5 Đinh Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 28 (1767), Trịnh Doanh mất, thọ 48 tuổi, làm Chúa 28 năm, truy tôn là Ân Vương, miếu hiệu Nghị Tổ.

Trịnh Doanh, tuổi trẻ nối ngôi, lưu tâm về việc chính trị, sai quan văn tìm xét sách vở xưa nay để liệu cách sắp đặt, sai quan võ rèn tập binh thư để tinh tường việc võ nghệ. Lại sửa đổi chính thể, giẹp yên giặc loạn, thiên hạ được hưởng thái bình gần 30 năm, nên khi ngài mất, trăm họ đều khóc than thương tiếc.

Thế tử Tĩnh quốc công Trịnh sâm tập phong Vương hiệu.

CHÍNH TRỊ

Quan chế: Năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740), vì số dân đinh giảm mất nhiều, nên Trịnh Doanh bớt số tùy hành của các quan văn võ, rồi cấp ruộng “liêm – điền” thay vào để khuyến khích các quan liêm khiết. Những người tùy hành ấy trước theo phẩm trật các quan nhớn nhỏ mà cấp, để các quan sai khiến, làm những việc lợi cho riêng mình.

Làm Quốc sử: Năm Kỷ Tỵ (1749), ông Lê Quý Đôn soạn xong bộ Đại Việt Thông Sử có 3 quyển: quyển thứ nhất có bài tựa và hai chương nói về đời vua Lê Thái Tổ, hai quyển sau nói về nhà Mạc.

Được ít lâu ông Ngô Thời Sỹ soạn xong quyển Việt sử tiêu án chữa những đoạn ở quốc sử nói sai nhầm. Quyển ấy chia làm 10 chương.

Võ miếu: Năm Canh Tân (1740), Trịnh Doanh lập võ miếu chính vị thì thờ Vũ Thành Vương, Khương Thái Công, Tôn Võ Tử, Quảng Tử, vân vân.

Đằng sau thì thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lại lập miếu thờ riêng Quang công. Mỗi năm, mùa xuân mùa thu hai kỳ tế lễ.

Binh chế: Năm Canh Thân (1710), Trịnh Doanh bắt mỗi xã phải tuyển lấy hai đội lính, mỗi đội 10 người để khi có giặc cướp đến mà chống giữ và phòng để cứu làng, láng giềng. Lính nhất binh chỉ để đủ giữ các trấn và hầu hạ các quan còn thì cho về làm ruộng, khi nào cần đến mấy gọi. Thời bấy giờ linh tứ trấn cả thẩy được độ 11.500 người, chia làm 20 duệ. Trịnh Doanh đổi ra làm cơ, làm đội: mỗi cơ có 200 người, 100 người cho về làm ruộng, trong khi 100 người kia ở tại ngũ rồi cứ lần lượt thay đổi nhau mà về.

Pháp luật: Nhân dân trong nước nếu bị các nhà quyền quý ức hiếp hay phải điều gì oan uổng mà không thuộc về thẩm quyền các tòa án, không thể kêu đâu được, thì được phép đến gõ chuông ở Phủ Liêu mà kêu với ngự sử đài.

Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 8 (1747), Trịnh Doanh cho treo chuông và khánh bên cửa tả Phủ Liêu.

Người nào muốn đến trình bày về thời sự, muốn tỏ ý kiến mình và muốn giúp việc ấy thì gõ chuông.

Những kẻ bị các nhà quyền quý uy hiếp hay bị điều gì oan khuất, không thể kêu ở tòa án được thì lắc khánh. Đơn kêu phải niêm phong cẩn thận, lại phiên phải hỏi sư trạng rồi lấy cung ngay để hầu cứu.

Ân điển: Tháng 4 năm thứ 2 niên hiệu Cảnh Hưng (1741), nhân dân vừa trải qua cuộc binh đao mới bắt dầu yên nghiệp làm ăn. Trịnh Doanh cấm các công sai thu các thứ tiền án phí và các quan chức thu thuế, không được tịch biên điền khí và trâu bò của dân, để cho dân được sinh nhai một cách êm đềm.

Tháng 7 năm ấy, lại nghiêm cấm các quan thu thuế và các quan thẩm phán không được tịch biên trâu bò, các điền khí và các hóa vật thường dùng của dân.

Việc đúc tiền: Trước thì trấn nào cũng có sở đúc tiền, nên sinh ra lắm sự nhũng lạm. Năm Quý Dậu (1753), Trịnh Doanh bỏ sở đúc tiền ở các trấn, chỉ để hai sở ở gần Kinh thành để tiện kiểm soát.

Thuế muối: Năm Bính Thìn (1746), Trịnh Doanh lập lại phép đánh thuế muối. Cứ năm mươi mẫu ruộng muối làm một bếp, mỗi bếp phải nộp mười hộc muối thuế, mỗi hộc trị giá 180 đồng tiền tức là 3 tiền.

Đối với việc truyền giáo: Năm Giáp Tuất (1754), đời Cảnh Hưng, Trịnh Doanh nghiêm cấm một cách rất ngặt không cho người trong nước theo đạo Gia Tô và lại giết cả các đạo trưởng cùng đạo đồ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Trịnh gia chính phả pptx (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w