Phân tích tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo thành phần kinh tếtại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 26 - 29)

Bảng 6:Tình hình cho vay có bảo đảm theo thành phần kinh tế

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

ST TT ST TT ST TT DSCV 150.987 100 156.243 100 5.256 3,48 DNNN 19.296 12,78 15.812 10,12 -3.484 -18,05 DNNQD 53.857 35,67 63.044 40,35 9.187 17,06 Hộ gia đình 77.834 51,56 77.387 49,53 -447 -0,57 DSTN 135.464 100 140.720 100 5.256 3,87 DNNN 13.708 10,12 21.206 15,07 7.498 54,69 DNNQD 42.874 31,65 50.518 35,90 7.644 17,82 Hộ gia đình 78.882 58,23 68.995 49,03 -9.887 -12,53 DNBQ 105.033 100 120.556 100 15.523 14,78 DNNN 17.362 16,53 3.327 2,76 -14.035 -80,83 DNNQD 43.746 41,65 56.601 46,95 12.855 29,38 Hộ gia đình 43.925 41,82 60.628 50,29 16.703 38,02 Nợ Xấu 10.135 100 8.465 100 -1.670 -16,47 DNNN 0 0 0 0 0 0 DNNQD 2.683 26,47 1.877 22,17 -806 -30,04 Hộ gia đình 7.452 73,53 6.588 77,83 -864 -11,59 TLNX 0,096 0,0702 -0,0258 DNNN 0 0 0 DNNQD 0,0613 0,0332 -0,0281 Hộ gia đình 0,1696 0,1086 0,061 (Nguồn: báo cáo số liệu về tín dụng năm 2006-2007)

Mục tiêu của chi nhánh trong việc cho vay có bảo đảm theo thành phàn kinh tế là chú trọng vào cho vay các DNNQD đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.

* Đối với DNNN: DSCV đối với DNNN năm 2007 giảm 3.484 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ giảm 18,05%. Sở dĩ như vậy là do DNNN không có quyền chủ động bằng các DNNQD, trong khi thị trường biến đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, các DNNN muốn vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thì phải chịu sự chi phối của cấp trên khiến họ không thể cạnh tranh lại các DNNQD về mọi mặt như giá cả, mẫu mã, chất lượng…..điều này làm cho DSCV đối với thành phần kinh tế này bị hạn chế.

Về DSTN của DNNN tăng lên 7.498 triệu đồng, tương ứng 54,69%. Là do DNNN vẫn chấp hành tốt các khoản nợ khi đến hạn mặc dù tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp không khả quan. Ngân hang cần xem xét và mạnh dạn gia tăng tỷ trong cho vay đối với thành phần kinh tế này. Đối với DNNN do công tác thu nợ của Ngân hàng tốt nên DNBQ đến cuối năm giảm 14.035 triệu đồng, tức giảm 80,83%.

Nợ Xấu không tồn tại ở thành phần kinh tế này, môt mặt là do Ngân hàng luôn tích cực trong công tác thu nợ mặt khác DNNN là một doanh nghiệp hoạt động luôn có uy tín, trách nhiệm đối với những khoản vay của mình.

* Đối với DNNQD: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, DSCV trong năm 2007 tăng chủ yếu là đối với DNNQD. Cụ thể là năm 2006 đạt 53.857 triệu đồng đến năm 2007 lên tới 63.044triệu đồng, mức tăng là 9.187 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 17,06%. Nguyên nhân tăng là do Ngân hàng ưu tiên cho vay loại thành phần kinh tế này vì đây là ngành đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế hiện nay. DSTN cũng tăng lên đáng kể trong vòng 2 năm từ 42.874 triệu đồng lên 50.518 triệu dồng, mức tăng 7.644 triệu đồng, tương ứng 17,82%, điều này cho thấy DNNQD làm ăn có hiệu quả, mặt khác họ muốn có quan hệ lâu dài với Ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho những lần vay sau nên họ dã chủ động trong việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn nhằm nâng cao uy tín đối với Ngân hàng . DNBQ tăng12.855 triệu đồng trong 2 năm tương ứng tăng 29,38%. Tình hình Nợ Xấu cũng giảm 2.683triệu đồng năm 2006 còn 1.877 triệu đồng năm 2007, mức giảm 806 triệu đồng, tương ứng giảm 30,04%.

Nợ Xấu trong các thành phần kinh tế nó phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

* Đối với hộ gia đình: DSCV hộ gia đình trong 2 năm giảm đi 447 triệu đồng, tương ứng giảm 0,57%. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, như vậy Ngân hàng cần có chính sách đi sâu phân tích và tìm ra nguyên nhân chính nhằm khắc phục.

DSTN của hộ gia đình qua 2 năm giảm, năm 2007 giảm 9.887 triệu đồng, tương ứng 12,53% so với năm 2006. như vậy ,tình hình cho vay đối với cho vay hộ gia đình gặp khó khăn.

DNBQ của hộ gia đình tăng từ 43.925 triệu đồng năm 2006 lên 60.628 triệu đồng năm 2007, mức tăng 16.703 triệu đồng tương ứng 38,02 %

Tuy DNBQ tăng nhưng tình hình Nợ Xấu của Ngân hàng lại giảm nhiều. năm 2007 giảm 864 triệu đồng tương ứng giảm11,59% so với năm 2006. Như

vậy Ngân hàngđã thực hiện tốt công tác phân tích đối tượng vay, nhằm hạn chế được rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn của Ngân hàng.

2.3.4. Phân tích tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo ngànhkinh tế tại NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w