Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng vay vốn thông qua việc đẩy nhanh và hoàn thiện việc cấp giấy phép và sử dụng đất, quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân trên địa bàn
. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nghị định 60/CP của chính phủ về cấp giấy phép sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho nông dân giúp họ có đủ điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng.
Chính quyền điạ phương cần có kế hoạch thông báo cụ thể về thời gian quy hoạch. Đay cũng là điều trăn trở của người vay vốn và ngân hàng, bởi khi có diện quy hoạch và thời gian quy hoạch chưa rõ ràng, có khi còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến tình hình vay của khách có tài sản nhà đất nằm trong diện quy hoạch.
Chính quyền điạ phương cần điều chỉnh khung giá đất sao cho phù hợp với thị trường theo từng thời điểm thích hợp và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng khi xác định giá trị tài sản đăng ký thế chấp cũng như khi đăng ký phát mại tài sản để thu nợ.
Cơ quan pháp luật, toà án tạo điều điện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp nhằm góp phần giải quyết nhanh các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.
Chính quyền địa phương nên sớm thành lập tổ chức kiểm toán độc lập để ngân hàng thuận tiện trong việc lựa chọn khách hàng không có tài sản đảm bảo để cho vay. Việc kiểm toán độc lập sẽ tránh tình trạng quyết toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sai lệch với thực tế của khách hàng.Hiện tại, chỉ có sở tài chính vật giá kiểm tra và xác nhận báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của DNNN.
Bên cạnh những kiến nghị trên, ngân hàng nhà nước tỉnh nên tăng cường vai trò quản lý tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn. Cán bộ ngành liên quan , UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sớm thành lập cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục,
lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm để các tổ chức tín dụng đi vào thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm .
KẾT LUẬN
Tóm lại , với quy mô hoạt động còn nhỏ như hiện nay thì cho vay có TSĐB là một hoạt động cần thiết cho chi nhánh NHNNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn để phòng ngừa rủi ro tín dụng . Tuy nhiên trong tương lai khi mà hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển , qui mô tín dụng của NH càng lớn , mức tài trợ mỗi món vay càng cao thì một sự kết hợp giữ việc cho vay đảm bảo bằng tài sản với cho vay dựa trên khả năng thanh toán của khách hàng là một sự lựa chọn tốt nhất , giúp cho những khách hàng có tài sản không đủ để đảm bảo nhưng lại có phương án kinh doanh khả thi có thể tiếp cận được vốn vay, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn về mặt thủ tục mà không làm tăng thêm nguy cơ rủi ro khi cho vay của chi nhánh .
Từ đó sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng cũng như làm thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh , do kiến thức của em còn hạn chế nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót , mong thầy cô góp ý để giúp em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Đinh bảo Ngọc và toàn thể các cô chú anh chị tại NH nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành tốt chuyên đề này