Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản mà chi nhánh cần phải khắc phục trong thời gian tới là:
+ Vốn huy động không đủ để cho vay:
Sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế chính sách cũ để phù hợp với nền kinh tế hiện đại đã làm cho doanh nghiệp cũng như chi nhánh không thể bắt nhịp theo kịp, hoạt động của chi nhánh có sự cạnh tranh gây gắt trên thị trường về mặt lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động và các dịch vụ tăng thêm, do chịu sự quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố nên chi nhánh không thể chủ động thay đổi lãi suất mà phải xin ý kiến, quyết định của cấp trên, vì vậy đã mất rất nhiều cơ hội trong việc huy động vốn của khách hàng.
Mặt khác do quận Ngũ Hành Sơn là một quận còn nghèo, đời sống của nhân dân còn thấp lại phải chịu hậu quả nặng nề của thiên tai nên khả năng huy động vốn bằng tiền gởi tiết kiệm là không cao. Tất cả các yếu tố đó đã gây khó khăn cho công tác huy động vốn, từ đó vốn huy động của chi nhánh không đủ giải ngân để cho vay.
+ Tình trạng quá tải trong công việc của CBTD:
Số CBTD ở chi nhánh hiện có 5 người, nhưng với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay thì việc CBTD còn quá ít dẫn đến việc quá tải trong quá trình hướng dẫn thủ tục và giám sát tình hình cho vay của khách hàng. Vì vậy, công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng còn chưa được chặt chẽ do đó đã xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
Mặt khác, đội ngũ CBTD còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó việc thu thập thông tin lại chưa kịp thời. Do vậy đã thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình thẩm định các TSĐB để cho vay, nhiều trường hợp phải thuê các cơ quan thẩm định của Nhà Nước, làm tốn kém chi phí cho người vay, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc giữ chân khách hàng vay, đặc biệt là các KH lớn, ảnh hưởng đến uy tín của chi nhánh. Ngoài ra do trình độ chuyên môn chưa sâu nên CBTD khó có khả năng đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp dẫn đến vấn đề thu nợ gặp nhiều khó khăn, làm gia tăng nợ quá hạn.
+ Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh: Quy định về trách nhiệm của người đi vay chưa rõ ràng. Trách nhiệm của người cho vay trong bộ luật dân sự, các tổ chức tín dụng, các thông tư hướng dẫn của NHNN và trong hợp đồng tín dụng. Nhưng tất cả đều chung chung. Khi người vay không trả được nợ thì áp dụng chế tài tín dụng đó là chuyển nợ quá hạn và biện pháp cuối cùng là phát mãi tài sản của ngưòi đi vay. Mặt dù là chủ nợ của doanh nghiệp nhưng hầu như chi nhánh đã trở thành con nợ.
Quy định về công khai tài chính của doanh nghiệp không khả thi. Các báo cáo quyết toán tài chính hằng năm của doanh nghiệp không được công khai hoá. Theo quy định thì Giám Đốc của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về số liệu trung thực, chính xác trong báo cáo quyết toán nhưng hiện trạng lãi lỗ thật đang là một tình trạng phổ biến hoặc ngay cả khi có kiểm toán độc lập thì số liệu đưa ra vẫn không đáng tin cậy để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
+ Việc định giá TSTC qua hấp dẫn đến vốn vay không đủ so với nhu cầu của KH:
Việc định giá hiện phải dựa trên các khung giá quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố nhưng đơn giá này đã lạ hậu so với giá thị trường. Mặt khác, hầu hết bất động sản mà KH của chi nhánh thuế chấp là đất nông nghiệp, đất thổ cư ở ngoại thành trong khi đơn giá đối với các loại đất này thường rất nhỏ, vì thế vốn vay không đáp ứng được nhiều cjo nhu cầu vay của KH làm KH thường ngại khi thuế chấp bất động sản tại chi nhánh để vay vốn.
+ Mặc dù luật đất đai đã có quy định về công chứng hợp đồng thuế chấp quyền sử dụng đất nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể nên một số phòng công chứng đã từ chối yêu cầu công chứng việc thuế chấp loại tài sản này, vì lý do hợp đồng đó vừa phức tạp, vừa thuộc thẩm quyền của phòng công chứng khác, nên khi hợp đồng thuế chấp được công chứng, chứng thực, cơ hội kinh doanh của các bên đã không còn nữa.
+ Thời gian tố tụng từ khi chi nhánh nộp hồ sơ khởi kiện cho đến khi có quyết định của toà án có khi kéo dài từ 2 đến 3 năm đã gây cản trở trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ của chi nhánh, làm cho vốn của chi nhánh bị ứ đọng trong nhiều năm.
+ Trong quá trình phát mãi tài sản, nhất là đất và nhà ở của khách hàng để thu hồi nợ, chi nhánh đã gặp sự phản đối của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội người cao tuổi. Vì họ cho rằng việc làm này không hợp với chương trình 3 có của thành phố, làm cho người vay không có nhà để ở.
+ Việc tổ chức bán đấu giá tài sản tại trung tâm đấu giá gặp không ít khó khăn, việc có tiếp nhận hồ sơ bán đấu giá hay không còn phụ thuộc nhiều vào quan điểm và thái độ của tổ chức bán đấu giá.
Hay hoạt động của tổ chức bán đấu giá chuyên trách kém hiệu quả đã làm cho tiến độ xử lý quyền sử dụng đất chậm, thậm chí nhiều trường hợp tài sản không thể xử lý để thu hồi nợ, dẫn đến việc tốn kém thêm chi phí đấu giá khi chi nhánh phải phải chuyển sang các tổ chức bán đấu giá khác.
+ Nhiều tài sản đảm bảo không bán được do tâm lý người mua ít ai chịu mua loại tài sản qua bán đấu giá vì họ cho rằng đấy là những tài sản không đem lại cho họ điều may mắn, bên cạnh đó tài sản không thoả mãn nhu cầu của ngưòi mua, và nếu vì lý do nào đó người chủ tài sản hay thân nhân của họ có thái độ không muốn bán thì người mua sẽ không dám mua để đảm bảo an toàn cho mình, tránh động chạm về sau.
+ Giá trị tài sản thuế chấp, cầm cố luôn thay đổi theo thời gian nhưng CBTD của chi nhánh ít khi định giá lại tài sản đảm bảo sau một khoảng thời gian nhất định mà sử dụng mức giá trị đã được xác định khi ký hợp đồng tín dụng để xác định giá trị TSĐB là không thực tế, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình an toàn vốn vay của chi nhánh nếu giá trị tài sản đảm bảo trên thị trường giảm thấp.
+ Phí thi hành án và chi phí bán đấu giá tài sản quá cao ( phí thi hành án tạm thu hiện nay là 5% giá trị tài sản mà chi nhánh nhận được), vì vậy sau khi trừ đi các khoản chi phí này thì phần còn lại chi nhánh nhận được thường là rất thấp.
+ Một số khách hàng không trả được nợ đã trốn khỏi nơi cư trú nên chi nhánh không thể khởi kiện ra toà do không tìm được con nợ.
+ Cơ cấu cho vay có bảo đảm bằng tài sản phân loại theo TSĐB chưa được hợp lý, khi mà vốn cho vay của chi nhánh lại tập trung tài trợ chủ yếu cho hình thức cho vay có bảo đảm bằng bất động sản ( trên 60% tổng dư nợ cho vay có BĐTS), đồng nghĩa với việc chi nhánh hiện đang nắm giữ rất lớn lượng bất động sản để làm TSĐB. Trong khi thị trường bất động sản hiện nay đang “ đóng băng”
và có khả năng giảm giá, nếu như KH vay không trả được nợ thì chi nhánh sẽ gặp rủi ro rất lớn khi phát mãi loại tài sản này để thu hồi nợ.
+ Do thời gian đăng ký giao dịch theo quy định là qua dài (10 ngày) nên để vay được một vốn vay, KH phải mất một khoản thời gian tối đa là 15 ngày, điều này có thể làm cho KH lỡ cơ hội kinh doanh và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của chi nhánh, vì có thể KH sẽ sử dụng vốn vào mục đích khác.
+ Trong hình thức cho vay có bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, có trường hợp khi đến hạn trả nợ, KH muốn gia hạn thêm thời hạn trả nợ nhưng khi chi nhánh thông báo với bên thứ ba về việc gia hạn bảo lãnh thì bên thứ ba từ chối,họ chỉ chấp nhận bảo lãnh đối với khoản nợ ban đầu (do khi ký hợp đồng bảo lãnh không ghi rõ điều này).
Vì thế, chi nhánh đã gửi yêu cầu đòi tiền đến cho người bảo lãnh, nhưng khi yêu cầu đòi tiền đến được tay người bảo lãnh thì đã quá thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh (đã được cam kết trong hợp đồng bảo lãnh), điều này do bên do bên bảo lãnh kéo dài thời gian trả lời thông báo của chi nhánh làm cho chi nhánh không thể gởi yêu cầu đòi tiền sớm hơn được.
+ Một số bảo lãnh vay vốn có cam kết trả nợ thay với mức bảo lãnh là một số tiền tối đa nào đó, nhưng do không theo dõi thường xuyên khoản vay, CBTD đã để cho khoản vay bị quá hạn làm cho nợ gốc và lãi phát sinh lớn hơn nhiều so với số tiền tối đa mà họ đã cam kết, còn toàn bộ phần còn lại chi nhánh phải gánh chịu.
+ Việc đánh giá TSĐB là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất rất phức tạp, khó xác định chính xác được, do tính hao mòn vô hình của nó ( đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay phát triển như vũ bão), sẽ dễ bị lạc hậu theo thời gian, giá trị giảm sút. Còn khi thuê cơ quan thẩm định giá trị thì có trường hợp cán bộ thẩm định giá “móc nối” với doanh nghiệp đi vay nâng giá tài sản lên, để có thể không bị giảm số tiền vay của doanh nghiệp, trong khi tài sản chỉ còn là một đống sắt vụn.
+ Đối với tài sản hình từ vốn vay mà khách hàng nắm giữ, có trường hợp KH đã tháo gỡ một số bộ phận tốt của tài sản để đem bán và thay thế bằng một số bộ phận khác có chất lượng kém, rẻ tiền hơn, do cán bộ không kiểm tra tài sản thường xuyên, nên làm cho giá trị tài sản bị suy giảm rất nhiều, hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn thường lờ đi nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản. Khi KH không trả được nợ thì khả năng thu hồi vốn là rất khó khăn.
CHƯƠNG 3: