Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 41 - 42)

- Nâng cao chất lượng quản lý, năng lực quản lý trong việc xử lý nhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ra trước khi nó gây ảnh hưởng tiêu cực đối với chi nhánh.

- Thay đổi tỷ trọng đầu tư đối với cơ cấu danh mục TSĐB: nguồn vốn của chi nhánh không nên quá tập trung vào việc tài trợ cho vay có TSĐB là bất động sản, đây là loại tài sản mà giá thị trường hiện nay đang có xu hướng giảm và rất khó phát mãi để thu hồi nợ. Chi nhánh nên gia tăng tỷ trọng cho vay cầm cố CTCG, đặc biệt là sổ tiết kiệm có số dư lớn vì hình thức này có nhiều điểm lợi (như đã phân tích ở trên). Để thực hiện việc này, chi nhánh cần tuyên truyền cho người dân biết về hình thức này, chẳng hạn như khi KH gửi tiết kiệm thì nhân viên chi nhánh có thể giới thiệu rằng NH nếu KH có nhu cầu vay vốn thì có thể cầm sổ tiết kiệm để vay nếu nó còn trong hạn.

- Tăng cường phối hợp với bảo hiểm trong giảm thiểu rủi ro tín dụng, ví dụ như KH là cá nhân vay vốn có thể dùng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ làm đảm bảo. Các hợp đồng nhân thọ vừa có ý nghĩa bảo vệ rủi ro, vừa là hình thức tiết kiệm, tính chất tiết kiệm này sẽ giúp cho người hưởng thụ có một ngân quỹ trong tương lai. Khi họ mất khả năng thanh toán thì khoản nợ sẽ trả bằng tiền bảo hiểm.

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để khắc phục, hạn chế giảm thiểu rủi ro. Chi nhánh có thể sử dụng hai phương pháp là kiểm tra trực tiếp và giám sát gián tiếp. Khi sử dụng phương pháp kiểm tra trực tiếp phải có cách thức phù hợp thông qua kiểm toán độc lập có chuyên môn sâu. Dựa trên kết quả tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán để tiến hành phân tích, đánh giá qua đó tạo nên được kênh giám sát hữu hiệu.

- Do chi nhánh tập trung quá nhiều vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những năm qua mà chưa chú trọng đúng mức đến rủi ro tín dụng tiềm tàng dẫn đến một sự tăng trưởng không bền vững về tín dụng. Hệ quả là nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại. Vì vậy, chi nhánh cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong mối tương quan với các nguồn lực và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và báo cáo thông tin KH cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 41 - 42)