Thuận lợi trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 32 - 33)

Sự ra đời của thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC đã giúp chi nhánh tháo gỡ được phần lớn những vướng mắc trong quá trình xử lý TSĐB thu hồi nợ, có quyền chủ động hơn trong việc phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp.

+ Chi nhánh được chủ động hơn trong việc phát mãi TSĐB để thu hồi nợ: Nếu như trước đây, pháp luật quy định việc bán đấu giá TSĐB phải trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên nên khi phát mãi tài sản phải phụ thuộc vào thiện chí của khách hàng vay có đồng ý hay không đồng ý. Trong khi đó Uỷ ban nhân dân và cơ quan công an nơi TSĐB không phối hợp hỗ trợ chi nhánh để buộc khách hàng vay phải giao tài sản cho chi nhánh phát mãi vì các cơ quan có chức năng cho rừng pháp luật chưa có quy định họ phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ chi nhánh thu hồi tài sản.

Nhưng với quy định của thông tư liên tịch số 03 thì nếu khách hàng vay không giao tài sản cho chi nhánh xử lý để thu nợ thì chi nhánh sẽ áp dụng các biện pháp buộc khách hàng phải giao TSĐB cho chi nhánh.

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà bên giữ tài sản vẫn không giao TSĐB thì chi nhánh sẽ gởi văn bản đến cơ quan chức năng nơi TSĐB đề nghị phối hợp, hỗ trợ chi nhánh để thu hồi, cơ quan công an phải có trách nhiệm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi mà bên giữ tài sản có thể xâm hại đến sức khoẻ và tình trạng của CBTD và Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ chi nhánh.

+ Tỷ lệ nợ tồn đọng khó đòi của chi nhánh được giảm đáng kể:

Trước đây do môi trường pháp lý về hoạt động cho vay này còn nhiều bất cập, không điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của cuộc sống, thêm vào đó là CBTD của chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định giá TSĐB để cho vay theo cơ chế mới, vì thế nhiều hồ sơ chưa được hoàn thiện tại thời điểm nhận thuế chấp, cầm cố như thiếu giấy chứng nhận QSD đất hoặc hợp đồng thế chấp chưa có công chứng. Nếu theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc

xử lý tài sản là không thể thực hiện được, điều đó làm cho tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi của chi nhánh khá lớn.

Các quy định của thông tư liên tịch số 03 cho phép TSĐB chưa đủ giấy tờ hoặc chứng từ hợp lệ vẫn được xử lý để thu hồi nợ, vì vậy nhiều khoản nợ khó đòi của chi nhánh trong những năm qua đã được giải quyết nhanh chóng, góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi tại chi nhánh.

+ Không phải nộp thuế khi phát mãi tài sản như trước đây

Hiện nay, khi phát mãi được TSĐB để thu hồi nợ thì chi nhánh không bị quy định nộp thuế ( trước đây nó được coi như là khoản thuế thu nhập mà chi nhánh phải nộp cho Nhà Nước), điều này đã giúp cho phần giá trị thu hồi được từ việc phát mãi tài sản của chi nhánh không còn bị khấu trừ bởi phần thuế, vì vậy, giá trị thu hối có thể bù đắp gần đủ giá trị các khoản vay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w