Một số giải pháp về Chính sách và thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” docx (Trang 81 - 83)

- Nông lâm nghiệp th ủy sản Công nghiệp

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THỰCHIỆN HIỆU QUẢ CAM

1.14.1.2. Một số giải pháp về Chính sách và thị trường

V chính sách thương mi.

Hệ thống chính sách thương mại đóng vai trò quyết định đến cán cân và quy mô thương mại giữa Việt Nam với ASEAN trong thời gian tới. Sẽ không thể có được hiểu quả kinh tế trong buôn bán với ASEAN nếu hệ thống chính sách thương mại của Việt Nam không bắt kịp những thay đổi của môi trường kinh doanh mới theo khuôn khổ của hai khối trên. Vì vậy, chính sách thương mại Việt Nam cần hoàn thiện dứt điểm những vấn đề sau.

Một là, Nhà nước cần tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tất cảđều được ưu tiên nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, công nghệ phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình để tranh thủ tận dụng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ ASEAN.

Hai là, Việt Nam cũng cần phải có chính sách hộ lý các ngành sản xuất trong nước bằng việc áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù với các thông lệ cuả ASEAN nói riêng, thông lệ quốc tế nói chung, thay vì các công vụ phi thuế quan trước đây như

giấy phép xuất nhập khẩu, cấm xuất nhập khẩu, hạn ngạch, xáo bỏ các biện pháp quản lý chuyên ngành… Mặc khác, cần sớm chủđộng đổi mới phương thức quản lý nhập khẩu, tăng cường sự dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường, hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá chống trợ cấp… Đừng quên rằng, phối hợp việc cắt giảm thuế với việc loại bỏ các rào cản phi thuế quan một cách linh hoạt và thích hợp là rát cần thiết để có thể bảo hộ được cho các ngành sản xuất trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên cần phải công khai chính sách bảo hộ là bảo hộ ngành nào, bao lâu và mức độ bảo hộ. Tuyệt đối không để chính sách bảo hộ tạo thói quen cho doanh nghiệp ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước.

Ba là. Việt Nam càn thực tiễn chính sách công khai, minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu . Cần kịp thời cung cấp thông tin đến tận các doanh nghiệp về các mặt hàng, ngành hàng cắt bỏ thuế quan và bảo hộ mậu dịch theo các cam kết với ASEAN. Việc tăng cường thông tin một cách công khai và chính sách về tiến trình thực hiện các cam kết kinh tế – thương mại của Việt Nam với ASEAN sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng tham nhũng trong các cơ quan quản lý xuất khẩu

của nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bốn là, trong quá trình thực thi các cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và bãi bỏ các rào cản phi thuế quan, Nhà nước cần chủ trương thực hiện cơ chế, “nhận khó khăn về mình, đẩy thuận lợi cho doanh nghiệp” các chính sách áp dụng cần nhất quán, trách chồng chéo lên nhau, nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường ASEAN trong điều kiện không còn bảo hộ thuế quan và phi thuế quan5. Năm là, một trong những mục tiêu hội nhập ASEAN là tăng cườn năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, mở rộng thị trường trong hai khối này. Đẻ làm được

điều đó, Nhà nước phải có chính sách khuyến khích xuất khẩu các ngành hàng mũi nhọn mà ta có lợi thế so sánh như các mặt hàng nông sản, hàng dệt may… bằng các biện pháp như cấp tín dụng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu…, nhằm đưa ASEAN những ngành hàng này chiếm lĩnh thị trường ngay trong thời gian đầu khi chúng ta hoàn thành các cam kết tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại trong ASEAN.

Về chính sách tài chính

Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ

CEPT/AFTA cũng là quá trình Việt Nam tiến hành chính sách trong những năm tới phải vừa tạo điều kiện để phục vụ tốt cho các hoạt động thương mại - đầu tư giữa Việt Nam, vừa phải bảo vệ một cách hữu hiệu trước những biến động có tính lan truyền của các khủng hoảng trong khu vực gây ra. Muốn vậy, chính sách tài chính cần thực hiện một sô các giải pháp trọng điểm sau đây.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” docx (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)