NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” docx (Trang 47 - 51)

- NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction QR)

NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA

AFTA

Không ít người dân quan tâm đến AFTA đều nóng lòng chờ đợi thời điểm bước sang năm 2003. Khi đó hàng hóa sẽ rẻ, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, dịch vụđa dạng, tốt hơn. Họđã lùi lại những kế hoạch mua sắm. Cứ theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế cao cấp thì sau năm 2003 người tiêu dùng sẽ mua được nhiều mặt hàng với giá thấp hơn có khi đến 30%. Các sản phẩm của các nước ASEAN có giá rẻ hơn sẽ vào giành sân với các sản phẩm trong nước như giấy, xi măng, sắt thép, kính các loại, vải... và cả cà phê, nhân hạt điều dạng chế biến. Ngành công nghiệp giấy sẽ điêu đứng, bởi hiện đang được bảo hộ với mức thuế

nhập khẩu cao đến 40 - 50%. Một điều có thể khẳng định khi Việt Nam đưa 775 mặt hàng cuối cùng trong danh mục loại trừ tạm thời sang diện cắt giảm, thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ có biến động. Sự biến động đến đâu tùy thuộc vào từng mặt hàng cũng như vai trò của các DN. Với việc gia nhập AFTA, người tiêu dùng bình dân sẽ có điều kiện tiếp cận với những sản phẩm mà trước nay họ chỉ dám nhìn từ

xa

Trong khi người dân đang hy vọng vào một thị trường mà ở đó mình thực sự là "thượng đế", được sử dụng những sản phẩm xứng với đồng tiền bỏ ra thì nỗi lo lại

đặt lên vai các cơ quan Nhà nước. Trước hết "túi tiền" quốc gia sẽ bị tác động do cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng. Các DN trong nước cũng không thểđóng nhiều thuế hơn khi mà doanh số bán hàng bị sụt giảm do phải cạnh tranh. Theo lộ

trình cắt giảm thì trong năm 2003 nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như tivi, máy tính, quạt điện, nước uống không ga... thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 40%, thậm chí có mặt hàng 100% sẽ chỉ còn 20% trở xuống. Năm 2006 tất cả các dòng thuế sẽ chỉ còn 0 - 5% trong đó ít nhất 60% dòng thuế sẽ chỉ còn 0%. Theo tính toán của Tổng cục Thuế, ngân sách sẽ giảm thu mỗi năm khoảng 1.000 tỷđồng do thực hiện AFTA. Không chỉ thu ngân sách, một số ngành mà Nhà nước nắm độc quyền sẽ chịu sức ép mạnh như điện, bưu chính viễn thông, phân phối xăng dầu...

đất đai cũng phải được chuyển động theo hướng thị trường hóa. Vai trò giữ nhịp

đảm bảo tốt nhất lợi ích quốc gia sẽđược thể hiện như thế nào? Hệ thống pháp luật cũng phải được hoàn chỉnh phù hợp với luật chơi thế giới... Tóm lại là một loạt các công việc vừa lớn vừa phức tạp.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có năng lực cạnh tranh rất thấp. Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh đang ngày càng tụt giảm. Nếu năm 1998 còn đứng vị thứ 43, thì năm 1999 xuống thứ 48 và năm 2000 là 53 và năm 2002 là thứ 65. Một trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp là "nhận thức và hiểu biết về sự cần thiết của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn hạn chế. Đa số doanh nghiệp chưa biết các luật lệ cạnh tranh quốc tế, yếu về tiếp cận thị trường, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng còn thấp... Lâu nay nói đến AFTA, các chuyên gia thường đưa ra một công thức: Hội nhập = Đầu tư công nghệ

+ Nâng cao trình độ quản lý + Hạ giá thành sản phẩm + Xây dựng thương hiệu. Vậy nhưng đầu tư, đổi mới công nghệ như thế nào? Vấn đề là không phải đầu tư,

đổi mới tất cả các ngành mà chúng ta có. Theo các chuyên gia kinh tế thì chúng ta nên tính ngược lại bài toán hội nhập. Các DN làm ăn kém hiệu quả phải dũng cảm nhìn vào thực tế. Xác định đến năm 2006, không thể tồn tại được thì ngay từ bây giờ nên thu hẹp sản xuất, ngừng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xử lý lao

đồng nghĩa với việc các DN phải chuẩn bị cho mình "cái chết được báo trước". Kiên quyết không đầu tư vào những lĩnh vực kém sức cạnh tranh, tập trung cho ngành hàng chiếm ưu thế, cắt bỏ "ung nhọt".

Một trong những cái "mất" của Việt Nam khi hội nhập không chỉ là sự ra đi của một số ngành hàng kém tính cạnh tranh. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN của Việt Nam, sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% tổng hàng hóa XK, các hàng hóa sản phẩm công nghiệp Việt Nam như cơ khí, đồ điện, điện tử... xuất sang thị trường này còn quá yếu. Trong khi đó Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia lại có tiềm năng XK rất lớn các sản phẩm công nghiệp. Một lợi thế đang thuộc về các nước trong khu vực nữa là tâm sinh lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam. Dẫu là hàng hóa của các quốc gia trong khu vực nhưng đều mang tên tuổi của các "đại gia" hàng đầu thế giới.

Là lực lượng đóng vai trò tiên phong trong hội nhập, các DN Việt Nam đã chuẩn bị được những gì? Thoát thai từ nền kinh tế bao cấp, trưởng thành lên một cách chắp vá, không ít DN hiện nay vẫn còn manh mún, thiếu tính tổ chức và tinh thần cộng

đồng. Một vấn đề nữa mà Phó Thủ tướng Vũ Khoan rất nhiều lần trăn trở đó là thông tin. Ông nói: "Việc đầu tiên mà DN phải làm để nắm bắt nhu cầu thị trường

đó là chú ý đến thông tin. Rất tiếc không phải tất cả các DN đều quan tâm đến lĩnh vực thông tin vì họ còn phải bươn chải với những công việc trước mắt. Làm thông tin không tốt sẽ không nắm vững được nhu cầu thị trường và sản xuất ra thì không tiêu thụđược".

Trong hội nghị triển khai Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế thế

giới tổ chức hồi giữa năm, một vài con sốđược dẫn ra làm rầu lòng bất cứ ai quan tâm đến tiến trình hội nhập của đất nước. Trong 3 năm gần đây NSNN đầu tư cho DN gần 8.000 tỷđồng, trong đó có 1.464 tỷđồng là bù lỗ... Ngoài ra từ năm 1996

đến nay Nhà nước còn miễn giảm 2.288 tỷ đồng cho DN. Tuy nhiên theo một chuyên gia có uy tín của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì việc bao cấp này không mang lại hiệu quả. Các chuyên gia cũng cho rằng chỉ có khoảng 21% số xí nghiệp quốc doanh hiện nay là có thể tồn tại khi chúng ta vào AFTA. Tâm lý ỷ lại trông đợi vào Nhà nước bảo hộ vẫn còn ở không ít DN. Trước thềm AFTA, có một số DN còn nộp đơn xin được lùi thời hạn đưa vào thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung. Liệu các DN này có biết khi Việt Nam lùi thời hạn đưa một mặt hàng nào đó đến năm 2005 thì không những phải đàm phán trong ASEAN sao cho các nước thành viên trong Hiệp hội nhất trí mà còn phải thỏa thuận được mức đền bù tương đương mức độ thiệt hại do Việt Nam lùi cắt giảm thuế từ 2003 – 2006.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các DN đều thụđộng. Nhiều DN đã đến với AFTA từ sớm, nay đã rất tự tin. Kinh nghiệm của số ít DN vững vàng đón chờ

hội nhập là họ không ngại thử thách. Có DN sẵn sàng chấp nhận lỗ trong một thời gian dành vốn đầu tư công nghệ và xây dựng thương hiệu để rồi đứng vững trên đôi chân của mình.

Sẽ là vội vàng và phiến diện khi đưa ra một nhìn nhận thiếu tích cực về kinh tế Việt Nam sau AFTA. Chúng ta đã nhận thấy những lợi ích lâu dài khi tham gia vào khu vực thị trường có đến 450 triệu dân. Vào sân chơi chung, Việt Nam có thể sử dụng nguyên vật liệu của các nước ASEAN khác để làm hàng xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ... mà vẫn được tính vào thành tích nội địa hóa của Việt Nam để được hưởng thuế quan ưu đãi. Việc hình thành khu vực tự do thương mại là điều kiện để các nước phân công lại lao động và thu hút đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Việt Nam sẽ

giảm được thất nghiệp do các nước có trình độ cao hơn nhường dần các ngành CN cần nhiều lao động đòi hỏi kỹ thuật cao. Mối lo hàng lậu của DN cũng phần nào

được gỡ bỏ. Nhìn nhận từ khía cạnh văn hóa dân tộc, AFTA chính là liều thuốc kích thích tinh thần doanh nhân Việt Nam.

1.12.1. Những thuận lợi

Thun li vđường li chính sách và các thành tu kinh tế trong nước.Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhất quán đường lối phát triển kinh tếđối ngoại, đặc biệt xem “Hội nhập kinh tế quốc tế và một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và tham gia trong khuổn khổ ASEAN, APEC, tích cực chuẩn bị gia nhập WTO”1. Chủ trương này

đã được Chính phủ triển khai bằng các văn bản pháp quy hướng dẫn các Ban ngành, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp thực hiện, như nghịđịnh 91 CP ngày 18/12/1995 về việc thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi (CEPT), công bố hàng năm các danh mục giảm thuế... Đây là những thuận lợi cơ bản về mặt thể chế chính sách, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết kinh tế - thương mại trong khuôn khổ ASEAN.

Thực tế của gần 10 năm tham gia ASEAN (từ năm 1995) cho thấy rằng, Việt Nam đã thu được những thành tựu kinh tếđáng khích lệ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp đôi, tốc độ tăng bình quân hàng năm 7% với tổng GDP năm 2000 đạt 30,6 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt tỷ lệ

27,9% GDP, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%, nông nghiệp tăng bình quân 4,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua (1990 - 2000) đạt khoảng 67,3% tỷ USD tăng gấp 6 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,308 tỷ USD (nhập siêu năm 2000 giảm xuống còn 892 triệu USD) trong đó xuất khẩu sang ASEAN là 2,6 tỷ USD, . Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng gần 20 tỷ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” docx (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)