Trong tất các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại của khối ASEAN thì Hiệp
định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferetial Tariff - CEPT) đóng vai trò quan trọng nhất, nhằm biến ASEAN thành Khu vực mậu dịch tự do (ASEAN Free Trade Area - AFTA), nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ASEAN trên thị trường quốc tế và tạo ra sức cuốn hút đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư tại Xingapo, ngày 28/1/1992, nguyên thủ các nước ASEAN đã thông nhất thông qua CEPT và chương trình này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, ban đầu dựđịnh thực hiện trong 15 năm, nhưng trước tình hình thưong mại quốc tế có nhiều thay đổi, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Chiêng Mai (Thái Lan) diễn ra vào tháng 9/1993 đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện CEPT xuống còn 10 năm tức là đến năm 2003 và sau Hội nghị
Thượng đỉnh lầu sáu tịa Hà Nội, mốc thời gian này được ấn định là 1/1/2002 cho ASEAN - 6. Các nội dung chủ yếu của CEPT về cơ bản bao gồm các nội dung sau:
Hiệp định CEPT thực chất là chương trình cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0% - 5% trong buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên ASEAN với nhau. Đây là công cụ chỉđạo thực hiện AFTA với nội dung và lộ trình cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan của từng danh mục như sau:
a) Danh mục cắt giảm ngay (IL): Các sản phẩm theo danh mục này được các nước thành viên nhất trí chia thành 2 lộ trình cắt giảm:
+ Lộ trình cắt giảm thuế nhanh: bao gồm các danh mục hàng hóa đang chịu thuế
suất dưới mức 20% sẽđược cắt giảm xuống 0% - 5% kể từ ngày 1/1/1998, bao gồm 15 nhóm mặt hàng chiếm khoảng 40% thương mại trong khối. Các sản phẩm có thuế suất trên 20% được giảm xuống dưới 5% kể từ 1/1/2000.
+ Lộ trình cắt giảm bình thường: Các nhóm hàng còn lại có mức thuế bằng hoặc dưới 20% sẽ cắt giảm xuống còn 0% - 5% cho đến ngày 1/1/2002 đối với ASEAN - 6. Riêng đối với Việt Nam, thời hạn này là ngày 1/1/2006, cho Lào, Mianma là 1/1/2008 và ngày 1/1/2010 cho Campuchia. Các mặt hàng có thuế
suất trên 20% được giảm xuống 20% kể từ 1/1/1998 và sẽđược tiếp tục giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003.
b) Danh mục loại trừ tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Danh mục Loại trừ Tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian đểđiều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sau 3 năm kể từ khi bắt đầu tham gia Chương trỡnh CEPT, cỏc nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt dầu giảm thuế quan dối với các mặt hàng này. Quá trỡnh chuyển rờ TEL sang IL đuợc phép kéo dài trong 5
năm, mỗi năm phải chuyển đuợc 20% số mặt hàng Điều đó có nghia là đến hết năm thứ tám thỡ IL đó mở rộng ra bao trựm toàn bộ TEL và TEL khụng cũn tồn tại. Khi đua mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trỡnh giảm thuế
quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành Chương trỡnh CEPT.
Lấy ví dụ: Khi tham gia Chương trỡnh CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng, TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996 nuớc A phải bắt đầu chuyển TEL sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thỡ lăm 1996, ILcủa nước này có 50 + ( 100 x 20%) = 70 mặt hàng và TEL giám đi cũn 100 - ( 1 00 x 20%) = 80 mặt hàng Năm 1997 IL sẽ là 90 và TEL Sẽ là 60. Ba năm tiếp sau đó, các con số tương ứng sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0. Tức là đến năm 2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng và TEL không cũn mặt hàng nào.
Đối với các nước thành viên mới để có một thời gian cần thiết thích ứng, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên này được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo quy định của CEPT.
c) Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): là danh mục các sản phẩm hàng hóa không tham gia Hiệp định CEPT do đó không được đưa vào AFTA vì lý do ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống sức khỏe của con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật, di tich lịch sử, khảo cổ.
d) Danh mục nhạy cảm và danh mục nhạy cảm cao (SL): Danh mục Nhạy cảm (SL) bao gồm những mặt hàng nông sản chưa chế biến mà việc cắt giảm thuế
quan có thể gây tác động lớn đến sản xuất, đời sống trong nước.
Các mặt hàng trong SL được dành một khung thời gian dài hơn trong việc cắt giảm thuế quan, đến năm 2010 mới phải đưa thuế suất các mặt hàng này xuống 0 - 5%
Bên cạnh đó, các mặt hàng này cũng có những quy định riêng về thuế suất khi bắt
đầu cắt giảm thuế quan, các biện pháp tự vệ.
Tương tự như vậy, các mặt hàng trong Danh mục Nhạy cảm cao được dành một khung thời gian dài hơn nữa. Các nước ASEAN cũn đang đàm phán về những chi tiết của hai danh mục này.
Xuất phát từ thực tế về vai trò của hàng nông sản chưa chế biến đối với phần lớn các nước ASEAN, có số lượng các nhóm mặt hàng lớn, thuế quan nhập khẩu cao
được các nước áp dụng đối với những mặt hàng này, tại Hội nghị AEM - 26/9/1994, các Bộ trưởng kinh tế đã quyết định đưa nông sản chưa chế biến vào phạm vi của hiệp định CEPT theo ba loại danh mục khác nhau là: danh mục giảm thuế, danh mục loại trù tạm thời và danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm để thực hiện AFTA.
Cơ chế trao đổi nhượng bộ của Hiệp định CEPT:
Những nhượng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau:
a) Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cẩ nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%;
c) Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:
(T phải < 60%)
Trong đó: