- NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction QR)
1 Trích bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên tại buổi họp báo về chính sách đối ngoại và hội nhập
USD, chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội với hệ số ICOR (hệ số giữa tỷ lệ vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP so với tốc độ tăng trưởng GDP) là 4,2 lần tính
đến tháng 12 năm 2000. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không ngừng tăng qua các năm, chỉ tính riêng 5 năm 1996 - 2000 nguồn vốn ODA
được đưa vào thực hiện trên 6 tỷ USD. Đây là những thuận lợi cơ bản về mặt tư tưởng, tạo ra tâm lý tin cậy, khích lệ của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và điều hành Nhà nước, cũng như cộng đồng quốc tế và phương hướng
đúng đắn mà Việt nam đã thực hiện trong những năm qua trong khuôn khổ
ASEAN.
Thuận lợi về môi trường đầu tư nước ngoài về mở rộng thị trường và phát triển công nghệ. Hiện nay hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại trong ASEAN là xu thế tất yếu của khu vực hóa , toàn cầu hóa kinh tế, phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Thông qua quá trình này, Việt Nam có điều kiện để thu hút
được nhiều vốn đầu tu từ những nước trong cũng như ngoài khối ASEAN và APEC, có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật, tận dụng ưu thế
về lào động rẻ và hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước trong khu vực, mở rộng thị trường và dần dần xóa bỏ độc quyền kinh tế.
Được hưởng ưu đãi kinh tế - thương mại dành cho các nước đang phát triển,
tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quá trình tham gia trong ASEAN và sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, tranh thủ những
ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác được áp dụng trong nội bộ
của mỗi tổ chức, tận dụng được kết quả của nhiều năm hợp tác và đàm phán, nhất là các lĩnh vực giảm thuế nhanh đối với những mặt hàng đòi hỏi nhiều nhân công mà Việt Nam có ưu thế, được hưởng các miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam thuộc diện này. Do vậy chúng ta có thể tận dụng
cơ hội này để củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt củng cố lại hệ thống quản lý Nhà nước và năng lực của các doanh nghiệp . Thuận lợi này của chúng ta trong ASEAN là được gia hạn đến năm 2006 (thay vì năm 2003 như 6 nước khác) mới phải thực hiện AFTA và năm 2020 mới phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, phi thuế quan và thuận lợi hóa thương mại
đầu tư (so với các nước phát triển thì thời hạn chót đến năm 2010 phải thực hiện xong các nghĩa vụ tương tự). Tham gia AFTA, Việt Nam có điều kiện để mở
rộng thị trường ưu đãi của AFTA. Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước thành viên của ASEAN. Các mặt hàng được chúng ta ưu tiên nhập về là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp mà Việt Nam chưa tựđáp ứng được hay chi phí quá cao. Tham gia vào AFTA, các mặt hàng này sẽđược giảm thuế nhập khẩu tới mức 0 - 5%. Như vậy, diện các mặt hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả
hàng nông sản thô và nông sản chế biến nên nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm về thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất các loại mặt hàng này để xuất khẩu sang ASEAN và các nước ngoài khu vực, từđó phát huy được lợi thế so sánh tuyệt
đối của Việt Nam trong việc sản xuất các loại hàng hoá này với các nước khác. Mặt khác ASEAN còn là cầu nối để Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới, ít bị phụ thuộc hơn vào một số thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, Tây Âu.
Thuận lợi trong công cuộc cải cách hành chính và đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Để hòa nhập đầy đủ, hiệu quả vào ASEAN, trong những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên trong hai khối này, như các thủ tục về hải quan, giải quyết tranh chấp, vềđi lại cho các thương gia mang quốc tịch các nước thành viên... Hơn nữa, chúng ta đang tích cực
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế mở, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tham gia AFTA, Việt Nam có cơ hội để phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp tạo nên cơ cấu kinh tế thích hợp, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường khu vực và trên thế giới.
Đây là một bước chuẩn bị tích cực, thuận lợi, tạo đà cho chúng ta tự do hóa toàn diện các quan hệ kinh tế - thương mại theo đúng lịch trình mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN. Bảng 2 sẽ cho chúng ta thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Đơn vị tính: %
Cơ cấu kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000
1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) - Nông, lâm nghiệp - thủy