- NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction QR)
1.11.2. Tiến trình thựchiện AFTA của Việt Nam cho đến nay
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN ). Sự kiện trọng đại này đánh dấu một thành cóng to lớn của chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế và liên minh kinh tế quốc tế.
Với 10 thành viên và với số dân 500 triệu người, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 1.680 USD, ASEAN là cửa ngõ của Đông Nam á nơi hội tụ của các giao lưu kinh tế quốc tế và đang trở thành một khu vực phát triển năng động của Châu á cũng như trên toàn thế giới.
Sự hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực đưa lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên. Việc tham gia của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một tất yếu, không những vì Việt Nam là thành viên của ASEAN mà còn do các tác động tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế của đất nước ta. Việc hội nhập vào AFTA sẽ tạo điều kiện hình thành những mối quan hệ kinh tế rộng mở hơn giữa nền kinh tế của Việt Nam với khuôn khổ kinh tế chung của khu vực và thế giới.
Đây chính là cơ hội mới để nền kinh tế Việt Nam bắt kịp với những xu hướng vận
động chung của khu vực và thế giới, tìm ra tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế
mà trước hết là với các nước trong khối mậu dịch tự do AFTA, mở ra một thế vững vàng hơn trong quan hệ của Việt Nam với các liên minh kinh tế khác, đặc biệt là với Liên minh Châu âu (EU), với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), cũng như với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và với Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC).
Hơn nữa, hội nhập vào AFTA còn là điều kiện để Việt Nam đẩy manh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đầu
đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Sau khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam cam kết bắt đầu tham gia thực hiện AFTA từ 01/01/1996 và sẽ kết thúc vào 01/01/2006 với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng thực hiện AFTA xuống 0 - 5%.
Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều ban hành Nghịđịnh công bố danh mục thực hiện AFTA cho năm đó. Năm 1997, Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể thực hiện AFTA giai đoạn 1996 - 2006 của Việt Nam để làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu trong nước và định hướng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp.
Đến thời điểm 31/12/2000, Việt Nam đã chuyển trên 4200 dòng thuế vào thực hiện AFTA và dự kiến sẽ chuyển tiếp khoảng 1940 dòng thuế còn lại trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào thực hiện cắt giảm trong 3 năm 2001 - 2003 và đến năm 2006 sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA xuống mức 0 -5%.
Đánh giá tác động của việc gia nhập AFTA của Việt Nam trong 5 năm vừa qua (1996 - 2000) mặc dù chúng ta đã từng bước thực hiện việc cắt giảm thuế quan cho 4200 dòng thuế tuy nhiên vẫn chưa cho thấy có những thay đổi đáng kểđối với thị
trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN hầu như thay đổi rất nhỏ, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cũng không biến động lớn do những nguyên nhân sau:
Giai đoạn 1996 - 2000 mới bắt đầu đưa vào cắt giảm những mặt hàng mà ta có lợi thế về xuất khẩu hoặc có nhu cầu nhập khẩu mà trong nước chưa có khả năng sản xuất được. Những mặt hàng này có mức thuế xuất nhập khẩu thấp, chủ yếu dưới 20% và phần lớn là những nhóm hàng có mức thuế suất 0 - 5%, do vậy việc thực hiện cắt giảm thuế suất theo AFTA hầu như chưa diễn ra trong thời gian này. Do vậy, chưa thể có những tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mặt khác, những mặt hàng quan trọng, được bảo hộ cao, chiếm gần 50% kim ngạch thương mại của Việt Nam (như rượu bia, xăng dầu, ô tô xe máy, phân bón, hoá chất...) đang thuộc Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) và Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL), không phải thực hiện các nghĩa vụ cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ
hàng rào phi quan thuế. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước ASEAN có điểm tương đồng khá rõ nét, cụ thể là nếu Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ
thì các nước ASEAN cũng có lợi thế này và chính là đối thủ cạnh tranh thị trường xuất khẩu với Việt Nam.
Thực tế thời gian qua cho thấy ASEAN chưa phải là thị trường xuất khẩu tiềm năng
đối với các mặt hàng truyền thống của Việt Nam, mà hội nhập ASEAN chỉ là một bước tập dượt chuẩn bị cho Việt Nam bước vào một thi trường rộng lớn.
1.11.3. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 để
thực hiện AFTA của Việt Nam
Sau thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặc biệt là từ năm 2000, vấn đề thúc đẩy nhanh tự do hóa thương mại trong khu vực là một trong những chủđềđã được thảo
luận tại nhiều cuộc họp ở cấp nguyên thủ quốc gia ASEAN. Các nước thành viên
đều cam kết sẽđẩy nhanh hơn tiến trình cắt giảm thuế qua và bỏ dần các biện pháp phi thuế. Tại Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 13 tổ chức vào tháng 9/1999 tại Singapore, thực hiện nghĩa vụ của một nước thành viên, Việt Nam cam kết sẽ công bố Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể đến năm 2006 để thựchiện AFTA của mình. Để thực hiện cam kết này, Lịch trình cắt giảm thuế qua tổng thể thực hiện AFTA giai đoạn 2001 - 2006 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn về mặt nguyên tắc tại công văn số 5408/VPCP - TCQT ngày 11/12/2000 của Văn phòng Chính phủ. Đồng thời căn cứ vào lộ trình này Thủ tướng Chính phủ đang xem xét để phê chuẩn Nghịđịnh ban hành Danh mục cắt giảm thuế quan thực hiện AFTA năm 2001.
Theo Lịch trình này từ năm 2001 đến 2006, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế quan cho 6210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6400 dòng thuế hiện hành, cụ thể như
sau:
Tiếp tục cắt giảm thuế cho 4200 dòng thuếđã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước.
Khoảng 1940 dòng thuế còn lai sẽ thực hiện cắt giảm trong 3 năm 2001-03 theo lộ trình như sau:
- Năm 2001: khoảng 720 dòng thuế; - Năm 2002: khoảng 510 dòng thuế; - Năm 2003: khoảng 710 dòng thuế.
Xem Phụ lục 1 - các nhóm mặt hàng chính chuyển từ TEL vào IL để thựchiện CEPT/AFTA trong 3 năm 2001 - 2003).
Việc giảm thuế sẽđược thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Toàn bộ các mặt hàng còn lại trong Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) sẽ phải thực hiện giảm thuế trong 3 năm 2001, 2002 và 2003.
Mức thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ mặt hàng trong danh mục giảm thuế
không được cao hơn 20% kể từ thời điểm 01/01/2001 trởđi.
Tất cả các biện pháp hạn chế định lượng sẽ phải bỏ ngay khi mặt hàng được chuyển vào cắt giảm để thực hiện AFTA.
Như vậy có nghĩa là đến năm 2006 có khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ còn ở mức thuế suất 0-5% và không bị áp dụng các biện pháp phi quan thuế.
Trên cơ sở Lịch trình tổng thể đã được Chính phủ thông qua, Bộ Tài chính đã dự
thảo Nghị định ban hành Danh mục thực hiện AFTA năm 2001 với lộ trình cắt giảm thuế quan của khoảng trên 5000 dòng thuế, trong đó có:
- Khoảng 64% số dòng thuếđạt thuế suất 0-5% - 35% số dòng thuếđạt thuế suất 0%.
Xem Phụ lục 2 - Tóm tắt một số mặt hàng chính trong Danh mục thực hiện AFTA 20001)
1.11.4. Cải cách về thuế quan của Việt Nam
Để thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan, hạn cuối cùng vào năm 2006, Việt Nam đã từng bước có những cải cách tích cực trong hệ thống thuế xuất nhập khẩu của mình, dần dần thu hẹp khoảng cách khác biệt với thuế quan của các nước ASEAN xin được khái quát như sau:
Mở rộng các sắc thuếđánh vào hàng nhập khẩu
Thuế nhập khẩu hiện hành đã được tách riêng thành thuế nhập khẩu và các loại thuế gián thu. Vấn đề này liên quan trước tiên đến thuế tiêu thụ. đặc biệt. Trước kia Việt Nam chỉ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu một loại thuế duy nhất là thuế nhập khẩu với mức thuế suất tương đối cao so với các nước khác nhất là đối với các hàng tiêu dùng, đồ cao cấp. Về thực chất trong thuế nhập khẩu này đã bao hàm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó khi Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu thì điều cần thiết phải xem xét và thực hiện là tách loại thuế này ra. Với cải cải cách thuế này, hàng nhập khẩu hiện nay thuộc diện chịu thuế tiêu thụđặc biệt phải nộp thuế tiêu thụđặc biệt khi nhập khẩu.
Thuế tiêu thụđặc biệtthường đánh vào những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo đảm tính “công bằng”. Tuy là những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng nhu cầu tiêu đùng lại ít thay đổi. Khi hệ số
thay đổi đối với hàng hóa này thấp thì việc tằng mức thuế suất sẽ thúc đẩy không nhiều tới sự giảm tiêu dùng các sản phẩm chịu thuế. Do đó, các lý thuyết kinh tế
thường cho rằng đánh thuế vào các mặt hàng có sự biến đổi về cầu và cung không lớn thì chỉ gây ra những tổn thất rất nhỏđối với nền kinh tế. Lý thuyết nay cho thấy việc đưa thuế tiêu thụđặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu là hợp lý và có thể là một nguồn tăng thu ngân sách từ thuế tiêu thụđặc biệt và bảo hộđích đáng hàng sản xuất trong nước.
Sửa đổi thuế Tiêu thụđặc biệt
Áp đụng thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô nội địa ngang bằng ôtô nhập khẩu, phù hợp với yêu cầu của chế độ đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá nhập khẩu
suất đánh vào thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước.
Sửa đổi thứ hai của luật thuế TTĐB chủ yếu để hạn chế tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp ở Việt Nam. Đó là việc mở rộng phạm vi các .mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB. Ngoàithuế tiêu thụđặc biệt đánh vào hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụđặc biệt, hàng nhập khẩu còn. phải chịucác loại thuế gián thu sau:
- Thuế giá trị gia tăng: đánh vào hàng nhập khẩu trên giá CIF cộng với thuế
nhập khẩu Mặt hàng đã chịu thuế' tiêu thụđặc biệt khi nhập khẩu không Phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Thu bổ sung quỹ binh ổn vật giá : áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu có giá trị lợi nhuận siêu ngạch .cao để lập quỹ bình ổn vật giá. Quỹ này
được dùng để trợ giá cho các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.
Với cải cách này chúng ta đã có thể giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết thực hiện CEPT mà không phải chịu những thay đổi đáng kể về khoản thu ngân sách cũng như mức độ bảo hộđối với các ngành sản xuất trong nước.
Giảm số lượng mức thuế xuất nhập khẩu
Một nhược điểm của biểu thuế xuất nhập khẩu hiện nay là có quá nhiều mức thuế
suất dàn trải quá rộng đã được khắc phục phần nào. Trong biểu thuế xuất nhập khẩu
ưu đãi ban hành .theo NghịĐịnh 1803/1998/ QĐ BTC ngày 11/12/1998, Việt Nam sử dụng 18 mức thuế vào năm 1997), từ 0% đến 100%, gồm 6174 mặt hàng chịu thuế. Với mặt hàng trước đây chịu thuế suất cao hơn 60%; những mặt hàng này có thuế suất cạo chủ yếu do gộp thuế tiêu thụđặc biệt. Vì vậy, sau khi tiến hành tách
thuế suất hiện hành thành thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng ta đã giảm bớt được số lượng các mức thuế cao.
Thực hiện quy luật làm tròn
chúng ta đang tiến hành làm tròn lên hoặc xuống các mức thuế suất trên cơ sở xem xét kim ngạch xuất nhập khẩu. Với các mặt hàng xuất khẩu hiện nay chúng ta chỉ
côn 13 mức thuế suất khác nhau, từ 0% đến 45%. Với các mặt hàng nhập khẩu, hiện nay còn 18 mức thuế suất. Nhiều nhất là mức 0% với 1966 mặt hàng chiếm 32% tồng số mặt hàng chịu thuế Không còn mặt hàng nào có thuế suất ở mức 1, 2,3 ,4% :do đã làm tròn xuống 0% hoặc lên 5%. Đây chủ yếu là các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, thiết bị máy móc mà ta chưa sản xuất được, hoặc sản xuất quá ít chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất. ở mức từ 6-10% chỉ còn mức 10% với 508 mặt hàng (11% tổng số mặt hàng chịu thuế). Từ mức 11% đến 20% còn hai mức cơ
bản là 15% ( 67 mặt hàng chiếm 1% tổng số các mặt hàng chịu thuê) và 20% (545 mặt hàng chiếm 9% tổng số các mặt hàng chịu thuế). Có 2.8 mặt hàng chịu thuế
suất 100%. Các mức thuế suất 30, 40, 50, 60% làm tròn cho các mức thuế suất trên hoặc dưới mức đó.
Có thể nói, chúng ta hiện nay chủ yếu áp dụng các 'mức thuế suất 0% với 1966 mặt hàng, 5% với 667 mặt hàng 10% với 508 mặt hàng, 20% với 545 mặt hàng , 30% với 658 mặt hàng , 40% với 626 mặt hàng , 50% . với 508 mặt hàng . trong tổng số
6174 mặt hàng chịu thuế.
1.11.5. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai
đoạn 1995 - 2003.
Việc thực hiện các cam kết về thuế quan và phi thuế quan trong ASEAN của Việt Nam là nội dung quan trọng nhất của Hiệp định CEPT. Quá trình này của Việt nam
được bắt đầu từ ngày 1/1/1996 và kết thúc vào ngày 1/1/2006 với thuế suất cuối cùng từ 0 - 5%, ngoại trừ một số mặt hàng thuộc diện không có nghĩa vụ giảm thuế
(GEL) và các mặt hàng thuộc loại nông sản chưa chế biến (SEL). Để chứng tỏ sự
tôn trọng các điều khoản của hiệp định CEPT về cắt giảm thuế quan và bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, hàng năm Việt Nam sẽ công bố danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế và báo cáo với Hội đồng AFTA và các nước thành viên khác tiến độ thực hiện. So sánh với lộ trình giảm thuế tổng thể của Bộ tài chính đưa ra năm 2001, cho đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả thực hiện cắt giảm thuế quan và phi thuế
quan như sau:
- Tại Nghịđịnh 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ Việt Nam công bố 875 mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm theo CEPT.
- Năm 1997, theo Nghịđịnh 82/CP ngày 13/12/1996 của Chính phủ, Việt Nam
đã đưa 1.496 mặt hàng vào thực hiện CEPT, trong đó có 621 mặt hàng mới, bổ sung cho danh mục của năm 1996.
- Năm 1998, theo Nghị định số 15/1998/NĐ-CP ngày 12/3/1998 của Chính phủ, Việt Nam đã công bố Danh mục thực hiện CEPT gồm 1.633 mặt hàng, trong đó có 1.496 mặt hàng đã được đưa vào năm 1997 và 137 mặt hàng mới. - Năm 1999, danh mục CEPT của Việt Nam được ban hành kèm theo
Nghịđịnh số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của Chính phủ gồm 3.582 mặt hàng, tăng 1.949 mặt hàng so với Danh mục CEPT năm 1998. Số mặt hàng