1. Nếu người bệnh THA có thêm bệnh mạch vành: Phối hợp thuốc chẹn bêta + ức chế Calci; hoặc chẹn bêta + UCMC.
3. Dày thất trái: Để giảm khối cơ và bề dày cơ thất trái dùng UCMC (và mọi thuốc hạ áp trừ thuốc giãn mạch trực tiếp), chế độ giảm mặn, giảm cân nặng.
4. Nếu bắt đầu suy tim với con số HA có những khi xuống thấp: Dùng UCMC nhưng phải thận trọng nếu có hạ thể tích tương đối, hạ Natri máu, nhất là hẹp động mạch thận một bên (làm test về liều lượng Captopril).
5. Suy tim ứ huyết: ưu tiên UCMC. Kết hợp Nitrat.
6. Ở người bệnh suy thận mạn: chống chỉ định lợi tiểu Thiazid và kháng Aldosteron (để tránh nguy cơ tăng Kali máu và tránh không hiệu quả với liều lượng thông thường).
Nên dùng Furosemid với liều lượng thích ứng với Creatinin huyết. Thẩm phân.
7. Ở người bệnh tiểu đường: nên nhớ có thuốc lợi tiểu gây tăng đường máu và hạ Kali máu. Vậy nên dùng lợi tiểu tiết kiệm Kali, UCMC hoặc bù Kali.
Đa số người bệnh tiểu đường bắt đầu có albumin niệu: nên dùng UCMC.
8. Cơ địa viêm động mạch chi dưới: phải duy trì áp suất tưới máu ở ngoại vi, cho nên cần tránh đưa HA xuống quá đột ngột và quá mức. Vậy sử dụng DHP những thế hệ sau, không dùng Nifedipin.
9. Ở người bệnh mập phệ, THA đáp ứng tốt với lợi tiểu, cần giảm cân nặng vì vừa có hiệu quả hạ áp, vừa giảm dày thất trái, vừa xóa đi YTNC chính yếu.
10. Bệnh nhân THA kèm RLLM kiểu tăng Triglycerid và/hoặc giảm HDL-C, kèm co thắt phế quản: tránh chẹn bêta.
Bệnh nhân kèm tăng Triglycerid và LDL-C, kèm thống phong: tránh Thiazid, lợi tiểu quai. 11. Thai nghén: chống chỉ định UCMC và lợi tiểu. Có thể dùng chẹn bêta, thuốc kích thích alpha2 trung ương (Alpha methyldopa), Hydralazin.
12. Gây mê để mổ: vẫn tiếp tục điều trị hạ áp nội khoa, kể cả chẹn bêta.