CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG UCMC

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 36 - 38)

A- CHỈ ĐỊNH

1. Suy thất trái (tất cả các thể từ nặng, vừa và nhẹ).- Quy tắc cơ bản: là về liều lượng: - Quy tắc cơ bản: là về liều lượng:

Khởi đầu điều trị bằng liều lượng rất nhỏ và kiểm tra huyết áp mỗi ½ giờ, mỗi 1 giờ, rồi 2 giờ một lần.

Tăng dần liều lượng, nói chung chỉ tới < ½ liều lượng đối với bệnh THA: 25 - 75 mg Captopril, 10 - 20 mg Enalapril, 2 - 4 mg Perindpril.

- Giảm liều lượng nếu HA hạ hoặc Creatinin máu tăng.

- Chỉ định đạt kết quả rất tốt: suy tim trong bệnh tim TMCB, trong các chứng hở van tim. - Hiệu quả đối với sự gắng sức thì vài tuần sau mới nhận thấy.

- Có tác dụng hiệp đồng với Digoxin và làm tăng Digoxin máu.

2. Tăng huyết áp

- Chỉ định: Tất cả các thể, các giai đoạn. Cũng có thể dùng khi khởi đầu bậc điều trị 1 (trị liệu 1 thuốc).

- Chống chỉ định: a- Phụ nữ mang thai.

b- Hẹp khít van động mạch chủ.

c- Suy thận với Creatinin > 3,4 mg%.

d- Hẹp động mạch thận cả 2 bên (hoặc 1 bên ở người còn 1 thận).

vậy nguyên tắc là phải kiểm soát hẹp động mạch thận mỗi khi ta dùng UCMC, bởi vì nếu có thì không những không đáp ứng điều trị mà lại nặng thêm chức năng thận.

- Kết hợp thêm thuốc (nếu UCMC đã dùng liều lượng đầy đủ x 2 lần mỗi ngày mà không kết quả).

a- Kết hợp đạt tác dụng khi hiệp đồng với lợi tiểu (Thiazid, Furosemid), với các đối kháng Calci.

b- Kết hợp cũng cho phép với chẹn beta.

- Những tác dụng đặc biệt: giảm dày thất trái ở người THA, giảm tái định dạng các động mạch, giảm Albumin niệu ở THA bị tiểu đường, giảm các cơn tăng HA (ngậm dưới lưỡi Captopril 25 mg), dùng dài mà không gây rối loạn Lipid máu.

B- NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ, BẤT LỢI

1. Hạ huyết áp: nếu liều lượng quá cao.

2. Suy thận chức năng: nhất là ở người tiểu đường bị mất nước và cung lượng tim thấp.Nếu ngừng điều trị thì có thể phục hồi. Nếu ngừng điều trị thì có thể phục hồi.

các lợi tiểu giữ Kali.

4. Hạ bạch cầu (chỉ xảy ra nếu liều lượng UCMC quá cao).

5. Ho khan do bị kích thích.C- TƯƠNG TÁC THUỐC C- TƯƠNG TÁC THUỐC

1. Không kết hợp:

a- Với các thuốc kháng viêm không Steroid vì chúng làm giảm hoạt tính giãn mạch của UCMC, lại còn tạo nguy cơ suy thận.

b- Với các lợi tiểu giữ Kali.

2. UCMC kết hợp rất thuận lợi với các thuốc chống TMCB (Nitrat, chẹn bêta).

CÁC THUỐC ỨC CHẾ CALCII. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

A- ĐỊNH NGHĨA

Các đối kháng (antagonist) hoặc kháng - (anti) - Calci là những chất ức chế hoạt động các kênh chuyển nhập chậm Calci qua màng sợi cơ vân và cơ trơn, ức chế cả khả năng sinh học của Calci nội bào về mặt ghép kích thích - co bóp.

B- CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Pha 2 của điện thế hoạt động sợi cơ tim là sự thâm nhập Ca++ vào nội bào. Ion Ca++ đi vào sẽ khuếch đại sự phóng thích Ca++ của tương cơ (sarcoplasma) để tạo ra actimyosin và sự co bóp tiếp theo.

Vậy Calci là chất nội bào làm hoạt hóa co bóp cơ, nó gây ra các dòng điện màng (màng tế bào) của hoạt động tim.

Các thuốc đối kháng Calci còn gọi là ức chế Calci (UCCa) ngăn cản quá trình trên ở 2 khâu: ngăn bớt sự thâm nhập Calci vào các tế bào cơ tim (cơ vân) và các sợi cơ trơn thành mạch, mặt khác ngăn cản khả năng thực hiện ghép kích thích co bóp của actimyosin.

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)