SỬ DỤNG THẬN TRỌNG

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 50 - 51)

1. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều rất từ từ để tránh hiện tượng tăng HA và cơn ĐTN. 2. Không phối hợp với những thuốc gây nhịp chậm (như Verapamil, Diltiazem).

3. Nếu đang dùng IMAO, phải ngừng 15 ngày thì mới dùng chẹn bêta được.

4. Nếu chẳng may quá liều thuốc chẹn bêta: truyền tĩnh mạch Dobutamin (vượt 10 - 15

mg/kg/phút). Hoặc Atropin (1,2 mg) tiêm tĩnh mạch. Đó là những thuốc kích thích bêta sẽ giải “độc” thuốc chẹn bêta được theo cơ chế cạnh tranh (nếu liều lượng đủ). Có thể phải kết hợp tạo nhịp tạm thời bằng máy.

LỢI TIỂUI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

A- ĐỊNH NGHĨA

Thuốc lợi tiểu (LT) là chất làm tăng khối lượng nước tiểu và tăng bài tiết Natri niệu. Do đó giảm phù nề. Vậy LT hữu ích trong điều trị tăng huyết áp (THA), suy tim.

B- CÁC DƯỢC PHẨM CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU

1. Lợi tiểu thẩm thấu: Urê, Mannitol. Cơ chế tác dụng là giảm sự tái hấp thu nước và Na.Vị trí tác dụng chủ yếu ở quai Henle, và thứ yếu ở ống lượn gần, lại còn hiệu ứng thẩm thấu Vị trí tác dụng chủ yếu ở quai Henle, và thứ yếu ở ống lượn gần, lại còn hiệu ứng thẩm thấu tại ống thận.

2. Lợi tiểu thủy ngân: độc, ngày nay chỉ còn tính chất lịch sử.

3. Các dẫn chất Sulfonamid:

a- Sulfamid và những chất đồng dạng về cấu trúc (như Acetazolamid, bd Diamox) đều có hoạt tính thải muối.

b- Các Thiazid hoặc Benzothiazidic là những chất bài xuất Natri khá mạnh. Methyclothiazid, Cyclothiazid, Polythiazid (bd Renese).

Từ Chlothiazid (bd Diuril) tổng hợp ra Hydrochlorothiazid (bd Hydrodiuril, hay một chất quá quen thuộc là Hypothiazid) và Chlorthalidon (bd Hygroton), có nhân indol, còn có hoạt tính giãn mạch ngoại vi, tức tác dụng hạ áp.

c- Indapamil (bd Loxol, Fludex, Natrilix): tác dụng lợi tiểu ít, dùng để trị THA, có ưu thế hơn các LT khác ở chỗ không gây rối loạn Lipid máu (RLLM).

4. Các dẫn chất của acid Carboxylic

a- Furosemid (bd Lasix, Trofurit) dẫn chất từ các Benzothiazidic nhưng có cơ chế tác dụng, vị trí tác dụng (quai Henle) khác hẳn Thiazid. Vấn đề cũng hệt như vậy đối với Bumetanid (cấu trúc tương tự Furosemid).

b- Acid Etacrynic (Ethacrynic) và acid Tienilic: đều cùng chung cơ chế tác dụng như Furosemid. Riêng acid Tienilic là LT duy nhất giảm được uric máu.

5. Nhóm Spironolacton và thuốc tương tự về tác dụng

a- Spironolacton (bd Aldacton) và Kali canrenoat (bd Phanurane, Soludactone) là những chất đối kháng theo cơ chế cạnh tranh đối với Aldosteron. Sự cạnh tranh này là do cấu trúc của chúng khá giống cấu trúc của Aldosteron.

b- Triamteren và Amilorid có cơ chế tác dụng tương tự, nhưng không cần sự có mặt của Aldosteron.

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)