CÁC BIẾN CHỨNG HUYẾT KHỐ

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 27 - 30)

1. Tái phát NMCT

Hoại tử lan rộng hay thêm hoại tử cơ tim mới (đau ngực tái phát, ST lại chênh lên do đó làm men tim lại thấy tăng): dùng Heparin kèm thuốc giãn tĩnh mạch và chẹn beta. Nếu trước biến chứng này đã dùng TSH rồi thì đúng nguyên tắc là phải nong mạch vành ngay, nhưng

nước ta chưa đủ phương tiện thì lặp lại tiêu sợi huyết, nhưng phải là rtPA hay rPA và cách lần tiêu sợi huyết trước 24 giờ.

2. Thuyên tắc đại tuần hoàn

Thường sau 1 - 3 tuần. Cục thuyên tắc xuất phát từ mặt trong thành thất trái tới não, mạc treo, các chi, họa hoằn cũng chui vào mạch vành.

Để phần nào phòng ngừa, mọi NMCT rộng cần cho Heparin cho tới lúc được đi đứng hoàn toàn bình thường (ví dụ 1 tuần đầu). Riêng thuyên tắc tới chi dưới, ta đã dùng kỹ thuật Fogarty với ống thông luồn tới để móc ra.

3. Thuyên tắc động mạch phổi

Xuất phát điểm thường là nơi viêm tắc tĩnh mạch chân, nhân NMCT gây giảm cung lượng tim, làm nghèo nàn lưu lượng tuần hoàn ngoại vi, làm tăng ứ đọng tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch, cục thuyên tắc rời ra di chuyển theo dòng máu lên tim phải rồi tới động mạch phổi. Hoàn cảnh càng thuận lợi cho thuyên tắc nếu: nằm bất động quá lâu, lạm dụng lợi tiểu khiến máu cô đặc hơn.

Phương thức xử trí phòng ngừa:

(1) Dùng Heparin nếu phải nằm giường dài ngày (dùng tới lúc được vận động bình thường). Chống kết vón tiểu cầu.

(2) Đừng để thiếu thể tích lưu thông.

(3) Phấn đấu để bệnh nhân xuất viện sớm, vận động sớm (48 tiếng nếu NMCT không biến chứng) đúng quy tắc.

E- XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC

1. Viêm màng ngoài tim cấp sớm

Nhiều mức độ: từ dạng phản ứng màng ngoài tim sớm, dạng viêm, dạng tràn dịch. Xảy ra ngay sau mấy ngày đầu. Đau dữ dội điển hình ngay phía sau xương ức, nằm xuống đau tăng thêm, ngồi dậy ngả người phía trước thì đỡ. Tiếng cọ màng ngoài tim, hoặc tiếng cọ giữa màng tim và màng phổi. Phát hiện và đo bề dày lớp tràn dịch bằng siêu âm. Trên điện tim, đoạn ST có thể chênh lên đồng vận với “hình ảnh yên ngựa”, điện thế cứ thấp dần xuống thậm chí so le.

Aspirin 2 - 3 g/ngày (ví dụ 650 mg/mỗi 6 giờ). Vì đề phòng vỡ tim trên nền hoại tử cơ tim chậm lên sẹo cho nên không dùng các thuốc chống viêm Glucocorticoid và giảm đau không Aspirin.

Ngừng Heparin nếu đang dùng (nguy cơ tràn máu màng ngoài tim gây ra chèn ép tim, nhất là khi siêu âm tim thấy lượng dịch tăng nhanh).

2. Đột tử

Được tim mạch học trước kia xếp là một trong 5 “đại biến chứng” NMCT. Nhưng ngày nay, với đơn vị hồi sức bám sát bệnh nhân, những tử vong này đã xếp vào mục các nguyên nhân cụ thể (đều đã đề cập ở trên) như:

- Vỡ tim (thường gặp hơn cả) nếu qua giai đoạn chèn ép tim hay phình thất giả thì hay có phân ly điện - cơ, nhịp tim chậm.

- Sốc do tim.

- Thuyên tắc phổi khối lớn (cũng hay có điện tim của phân ly điện - cơ).

- Thuyên tắc mạch vành ngay ở đoạn thân chung mạch vành trái (cục thuyên tắc xuất phát từ thất trái ngay thành thất chỗ cơ tim bị hoại tử).

- Và nhất là các RLN kiểu NTTT 4 dạng đe dọa sinh mạng hoặc NNT khi chuyển thành RT, kiểu ngừng tuần hoàn (Rung thất - RT: vô tâm thu/trên nền blôc nặng).

Từ những nguyên nhân trên, việc phòng ngừa đột tử không thể bỏ sót các vấn đề:

- Kiểm soát mọi nguy cơ RLN, kể cả NTTT nguy hiểm, nguy cơ huyết khối - thuyên tắc (vai trò Aspirin, Heparin).

- Giảm xu hướng mỏng thành cơ tim hoại tử bằng UCMC (tránh Corticoid) và nhất là bằng (- ) B liều nhỏ kéo dài mà khởi dùng từ ngày thứ 2 - 5 NMCT (thống kê thấy nó giảm bớt tỷ lệ tử vong NMCT nhờ hạ tỷ lệ vỡ tim).

XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG MUỘN CỦA NHỒI MÁU CƠ TIM(Phòng bệnh thứ phát) (Phòng bệnh thứ phát)

Một phần của tài liệu Bài giảng tim mạch (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)