Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng dưới góc nhìn của quan điểm

Một phần của tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển (Trang 43 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng dưới góc nhìn của quan điểm

phát triển

Chúng ta khẳng định rằng không có sự vật, hiện tượng nào được sinh ra từ hư vô, mỗi sự vật, hiện tượng mới ra đời là trên cơ sở kế thừa và phát triển những mặt của cái cũ mà nó đã phủ định. Theo một quy luật tuần hoàn các sự vật, hiện tượng luôn biến đổi không ngừng, đó là quy luật chung của sự phát triển. Sự phát triển luôn được đặc trưng bằng khuynh hướng tiến bộ và có đặc tính là chuyển biến từ thấp đến cao. Nguyên lý về sự phát triển chính là chỉ ra sự vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng và kết quả của quá trình biện chứng đó là sự ra đời của sự vật mới, hoàn thiện hơn sự vật cũ. Đây là quá trình mang tính kế thừa, những yếu tố tích cực sẽ được giữ lại, được cải biến cho phù hợp để tham gia vào quá trình hình thành nên cái mới với những nội dung ưu việt hơn.

Trong vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và xây dựng các TCCS Đảng nói riêng, chúng ta không nên quan niệm Đảng là con số cộng của những người có tư tưởng mác xít mà phải hiểu rằng Đảng là một tổ chức chặt chẽ,

một thể hữu cơ thống nhất, có một sự sống với những quy luật tồn tại và phát triển của nó. Chất lượng của các TCCS Đảng chính là phản ảnh sự tồn tại của Đảng, là uy tín của Đảng trước nhân dân, đồng thời thể hiện sức mạnh của Đảng trong vai trò cầm quyền và lãnh đạo xã hội. Do đó, vị trí của các TCCS Đảng rất quan trọng.

Nâng cao chất lượng của các TCCS Đảng trước hết phải thông qua và gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và phong trào thi đua của quần chúng nhân dân; phải thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa công tác nâng cao chất lượng TCCS Đảng với những nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Công tác xây dựng tổ chức Đảng trong điều kiện đất nước đã thống nhất, chúng ta đang sống trong hoà bình và đang ở thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều nội dung mới hơn so với khi chúng ta chưa có chính quyền và đang còn phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ. Trong các cuộc kháng chiến trước đây, một TCCS Đảng mạnh là một TCCS Đảng mà cấp uỷ, cán bộ, đảng viên phải luôn lăn lộn, cùng sống chết với nhân dân và lãnh đạo nhân dân đánh giặc giỏi. Bây giờ, trong hoà bình, muốn lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện đất nước thì cán bộ, đảng viên phải nắm vững nền tảng lý luận của Đảng, tham gia vào sản xuất, phải biết quản lý kinh tế, quản lý xã hội, biết khoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, cập nhật thông tin. Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, với nhiệm vụ quan trọng “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” thì nhiệm vụ của các TCCS Đảng gắ liền với cũng cố tổ chức, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng; tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát… Tất cả những công tác cụ thể ấy đều nhằm làm tăng thêm sức chiến đấu cho Đảng, bảo đảm cho các TCCS Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, xây dựng và phát triển CNH, HĐH tại địa phương. Phải lấy kết quả của việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng tháng, quý, năm, trong từng giai đoạn, trong từng nhiệm kỳ làm thước đo để đánh giá chất lượng

TCCS Đảng và chỉ có gắn liền với nhiệm vụ chính trị, với phong trào thi đua của quần chúng nhân dân mà chất lượng của các TCCS Đảng mới được thể hiện một cách rõ nét nhất. Chính vì vậy, chất lượng của các TCCS Đảng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong mọi hoạt động của Đảng tại cơ sở.

Toàn bộ các hoạt động của TCCS Đảng thể hiện ở chổ quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và của các cơ quan cấp trên nói riêng cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương để đề ra các chủ trương, phướng hướng công tác của TCCS Đảng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Vì vậy, việc nắm vững nguyên lý của triết học Mác - Lênin, trong đó có nguyên lý về sự phát triển sẽ là cẩm nang giúp chúng ta có một cách nhìn toàn diện để nâng cao chất lượng TCCS Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng tại các địa phương, đơn vị cơ sở.

Đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, những giá trị văn hoá truyền thống đang đan xen với thị hiếu thời đại đã và đang tác động đến vai trò lãnh đạo của Đảng ta nói chung và các TCCS Đảng nói riêng. Chính vì vậy, các TCCS Đảng trong quá trình xây dựng phương hướng, mục tiêu và triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị cơ sở phải khái quát và vạch ra được những xu hướng phát triển cơ bản, phù hợp nhằm giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống của Đảng, của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá, những kiến thức mới của nhân loại góp phần bổ sung, phát triển lý luận phù hợp với yêu cầu, của thực tiễn.

Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta không chỉ nắm bắt cái đang hiện tồn ở sự vật, mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được sự biến đổi đi lên cũng như sự biến đổi có tính chất thụt

lùi. Trên con đường tìm tòi những cái mới, cái tiến bộ, văn minh chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải khó khăn phức tạp, quanh co, là quá trình gạn lọc những cái cũ không còn phù và hợp tiếp thu cái mới trên cơ sở chọn lọc và có tính thừa kế. Đây là một quá trình biện chứng mâu thuẫn nếu chúng ta không nắm vững cơ sở lý luận khoa học, sẽ dễ bị vấp ngã trong hành động.

Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm phát triển góp phần tích cực vào việc định hướng, chỉ đạo hoạt động của các TCCS Đảng cả trong nhận thức và trong thực tiễn; giúp chúng ta cải tạo hiện thực và chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Để thực hiện tốt điều đó, các TCCS Đảng cần phải nắm vững cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của mình và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị cơ sở.

Làm rõ quan điểm phát triển sẽ giúp ta có những định hướng khách quan, thấy được những khó khăn phức tạp là bản chất của quá trình vận động, phát triển. Từ đó, có cái nhìn lạc quan, tin tưởng và kịp thời nắm bắt xu thế phát triển để đưa ra phương án giải quyết kịp thời giúp nhằm nâng cao chất lượng các TCCS Đảng ở các địa phương, đơn vị cơ sở.

Kết luận chương 1

Trong suốt chiều dài lịch sử triết học, vấn đề về sự phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội và trong nhận thức của con người luôn được các trường phái triết học, các triết gia tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triển của các ngành khoa học nên việc đưa ra các quan điểm về sự phát triển cũng có sự khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Quan điểm duy tâm hoặc quan điểm tôn giáo thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, Thượng đế, các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức của con người. Quan điểm siêu hình thì xem xét sự phát triển đơn giản chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. Chỉ đến khi triết học Mác - Lênin ra đời với quan điểm biện chứng duy vật, khẳng

định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, thì học thuyết về sự phát triển mới trở nên hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện.

Đảng Cộng sản Việt Nam với lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận, kim chi nam cho mọi hành động cách mạng đã luôn nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo quan điểm phát triển vào việc cũng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng qua các giai đoạn cách mạng.

Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm phát triển góp phần tích cực vào việc định hướng, chỉ đạo hoạt động của các TCCS Đảng cả trong nhận thức và trong thực tiễn; giúp chúng ta cải tạo hiện thực và chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Từ đó, có cái nhìn lạc quan, tin tưởng và kịp thời nắm bắt xu thế phát triển để đưa ra phương án giải quyết kịp thời nhằm nâng cao chất lượng các TCCS Đảng ở các địa phương, đơn vị cơ sở.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w