7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ phường ở thành phố
nắm giữ Chính quyền. Sau khi giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972), Chính quyền cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam đã chọn thị xã Đông Hà là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh và là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị; Đảng bộ thị xã Đông Hà cũng được lập lại. Từ đó, tên gọi thị xã Đông Hà được giữ nguyên và mở rộng địa giới hành chính cho đến tháng 8/2009 thì được nâng cấp là Thành phố Đông Hà.
Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, Đông Hà cũng trở lại vị trí là thị xã trung tâm tỉnh lỵ. Sau khi hoạch định lại địa giới hành chính các huyện, thị xã trong toàn tỉnh, từ Đại hội Đảng bộ thị xã Đông Hà, nhiệm kỳ 1992 - 1996 cơ cấu TCCS Đảng cấp phường ở thành phố Đông Hà gồm có 9 Đảng bộ được tổ chức ở 9 đơn vị hành chính cấp phường và các TCCS Đảng khối cơ quan, lực lượng vũ trang, cơ cấu hệ thống tổ chức này đã được giữ ổn định cho đến nay.
2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà Đông Hà
2.1.3.1. Vị trí, vai trò
Học thuyết về chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng định: “Các tổ chức cơ sở của Đảng Cộng sản dù quy mô như thế nào, thuộc loại hình nào đều là một khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng” [48, tr.416].
Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Mác và Ănghen đã khẳng định giai cấp công nhân phải xây dựng một chính Đảng có tổ chức thống nhất, độc lập và phải xây dựng mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hội công nhân. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức, để tiến hành xây dựng chính đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân V.I. Lênin đã phát
triển tư tưởng đó trong nhiều tác phẩm viết trước Cách mạng Tháng Mười Nga. Người cho rằng, các nhà máy, công xưởng nơi tập trung giai cấp công nhân là hành trình của cách mạng. Do vậy, Đảng phải thiết lập cơ sở của mình và ở đây “Nhóm những nhà cách mạng - công nhân nhất định cũng phải là hạt nhân và người lãnh đạo” [50, tr.17]. Với sự phát triển của cách mạng và đặc biệt sau khi Đảng cộng sản Nga trở thành Đảng cầm quyền, với vai trò là lãnh tụ chính trị của toàn xã hội, các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập không chỉ trong các nhà máy, công xưởng mà còn ở tất cả các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xã hội. Lênin đã viết:
Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, phải thích nghi với các lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mỗi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ để mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống[53, tr.232 - 233].
Vai trò của các TCCS Đảng càng đặc biệt quan trọng ở thời kỳ tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế. Theo Lênin, các chi bộ của Đảng phải là những pháo đài trên mặt trận này và có trách nhiệm “Đem hết sức lực, đem hết sự chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở” [50, tr.279]. Người cho rằng bằng nhiều biện pháp để nâng cao vai trò của TCCS Đảng, phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở thì những nhiệm vụ, mục tiêu chính sách kinh tế của Nhà nước Xô Viết mới thành hiện thực.
Vị trí, vai trò của TCCS Đảng không chỉ tìm thấy trong các di sản lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học mà còn được minh chứng bằng những kết quả hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản và hoạt động lãnh đạo cách mạng vô sản của các ông, nó trở thành định hướng cho việc xây dựng TCCS Đảng của các Đảng Cộng sản trên thế giới.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo Đảng ta đã vận dụng những nguyên lý trên vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cũng như khi trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Người luôn nhấn mạnh, các chi bộ, đảng bộ cơ sở có vai trò là “nền móng” để Đảng liên hệ với quần chúng. Vì thế, chất lượng của các TCCS Đảng là một trong những nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt.
Từ những quan điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng các TCCS Đảng, luôn coi các TCCS Đảng là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng, là nền tảng mà trên đó Đảng được xây dựng vững chắc và thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn xây dựng TCCS Đảng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã rút ra bài học: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều TCCS Đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng” [23, tr.141].
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng ta giành được những thành tựu to lớn quan trọng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đảng ta xác định mục tiêu phương hướng tổng quát 05 năm 2010 - 2015 là:
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [35, tr.23].
Mục tiêu, phương hướng Đại hội XI đã đặt ra cho Đảng những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, trong đó TCCS Đảng với vị trí, vai trò của mình trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng là khâu quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thành công.
Từ vị trí, vai trò như đã nêu trên, các Đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, một trách nhiệm nặng nề đòi hỏi mỗi Đảng bộ phải có một năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu mới. Là hạt nhân chính trị ở cơ sở, các Đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà là nền tảng của Đảng, là nơi tiếp thu, tổ chức quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cơ quan cấp trên cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác, chủ trương, giải pháp thực hiện. Đồng thời nắm vững và phản ánh tâm tư, nguyện vọng những yêu cầu chính đáng của quần chúng để Đảng và Nhà nước định ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp.
Mặt khác, các Đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà luôn quan tâm xây dựng tổ chức và định hướng hoạt động của chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội ở cơ sở theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của địa phương thực hiện có hiệu quả. Ngăn chặn những tiêu cực, uốn nắn những lệch lạc. Khẳng định và ủng hộ những nhân tố mới trong hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị. Phát động, lãnh đạo và duy trì các phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa của quần chúng. Hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà tập trung phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, lãnh đạo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, đóng góp những kinh nghiệm hay, cách làm tốt để Đảng nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chủ trương, chính sách đã đề ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn tình hình, nhất là thành phố trung tâm của tỉnh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thực hiện các nhiệm vụ trên và xây dựng các Đảng bộ phường vững mạnh, trong sạch sẽ góp phần to lớn để Đảng bộ thành phố Đông Hà thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thành phố và góp phần vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới đất nước.
2.1.3.2. Chức năng
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo toàn xã hội. Căn cứ Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của Đảng, và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đặc điểm tình hình xã, phường, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ xã, phường là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở phường vững mạnh, giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để thực hiện chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạo các mặt hoạt động trên địa bàn, các Đảng bộ phường trên địa bàn thành phố Đông Hà cần phải thể hiện rõ vai trò là đội tiền phong chính trị của địa phương. Bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, năng động, lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thật sự trong sạch, đủ sức quản lý điều hành, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa ra. Tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động ở phường, kịp thời chấn chỉnh,
uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích và phát triển những người có tài, có đức tuyển dụng đề bạt vào các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ phường, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và kết nạp đảng viên mới, thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, giữ gìn kỷ luật và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng cấp trên.
2.1.3.3. Nhiệm vụ
Từ chức năng cơ bản trên và căn cứ vào thực tiễn của Đảng ở những thời điểm nhất định của cách mạng, các kỳ đại hội đã định ra những nhiệm vụ của TCCS Đảng. Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã quy định 5 nhiệm vụ của TCCS Đảng:
Một là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
Hai là, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm tốt công tác phát triển đảng viên.
Ba là, lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bốn là, liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Năm là, kiểm tra giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng [36, tr.39-40].
Trong hoạt động thực tiễn, những nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau không được xem nhẹ nhiệm vụ nào. Các Đảng bộ phường cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm để tập trung lãnh đạo thực hiện, đó là khâu then chốt để khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mỗi phường trong xu thế mới; xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các Đảng bộ phường ở thành phố Đông Hà có đặc điểm là Đảng bộ cơ sở vừa ở thành thị và vừa ở nông thôn. Vì vậy, trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình, các Đảng bộ phường phải thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Lĩnh vực lãnh đạo chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các Đảng bộ là trong hoạt động phải đảm bảo cho Đảng bộ thật sự là người đại diện trong khối liên minh công, nông, trí thức ở địa phương, tập hợp đoàn kết lực lượng công, nông và đội ngũ trí thức để xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền và xây dựng địa bàn phường ngày một phát triển bền vững. Để thực hiện sự lãnh đạo của mình, các Đảng bộ phường cần tập trung đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đồng thời tăng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Củng cố, nâng cao chất hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp, các loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ; tạo điều kiện
thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn phát triển, chú trọng đến các hộ sản xuất kinh doanh giỏi làm giàu chính đáng. Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Tập trung công tác xóa đói giảm nghèo, phấn đấu giảm đến mức thấp nhất số hộ nghèo, khó khăn. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực mạnh mẽ động viên sức người, sức của xây dựng phường phát triển toàn diện. Lãnh đạo xây dựng chính quyền ở các phường thực sự là chính quyền của dân do dân, vì dân; phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã