7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Lịch sử hình thành các tổ chức cơ sở Đảng ở thành phố Đông Hà
Vào đầu thế kỷ XX, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho Đông Hà có những biến đổi sâu sắc. Đường số 9 được nối thông qua Lào, đường sắt, đường quốc lộ 1 đi qua Đông Hà đã nối liền hai miền Nam - Bắc của đất nước. Các đồn điền dọc đường quốc lộ số 9 của các chủ tư sản bắt đầu được mở ra để đón nhận một phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp. Một số nhà máy, xí nghiệp sửa chữa ôtô và vận tải trên bộ đã xuất hiện ở Đông Hà.
Chính sách thuế khoá và sưu dịch nặng nề đã làm bần cùng hoá người nông dân, làm cho họ trở thành tầng lớp vô sản trong nông thôn, xô đẩy nông dân vào các đồn điền mà các chủ tư sản đang thành lập. Giai cấp công nhân Đông Hà cũng chịu sự áp bức dưới chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp,
phong kiến Nam Triều và bị sự bóc lột của giai cấp tư sản bản xứ lẫn ngoại quốc. Giai cấp tiểu tư sản thành thị gồm viên chức, tiểu thương, tiểu chủ… cũng chịu sự thống trị và bóc lột nặng nề của chế độ đương thời.
Giữa lúc mâu thuẫn xã hội diễn ra hết sức gay gắt, sự bế tắc về đường lối cách mạng ở Đông Hà nói riêng và cả nước nói chung thì ở Quảng Trị, từ năm 1925, đã có sự hoạt động tích cực của tổ chức Ái hửu dân đoàn - Hội yêu nước do đồng chí Trần Hữu Dực lập ra, bao gồm những thanh niên có nhiệt huyết ở vùng nông thôn Triệu Phong và Hải Lăng với chủ trương chống đế quốc, phong kiến, đấu tranh đòi dân chủ.
Bên cạnh đó, tháng 10/1926, một chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, đến đầu năm 1927 lại có thêm một chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở Quảng Trị và cuối năm 1927, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Trị ra đời.
Các hoạt động của Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Ái Hửu dân đoàn đã tạo bước chuyển biến quan trọng trong hệ tư tưởng yêu nước cũng như các hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều. Đặc biệt, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin qua các tài liệu của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tạo nên một trào lưu cách mạng có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân Đông Hà và đó cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam ở thành phố sau nay.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Trong hoàn cảnh mới và chịu ảnh hưởng của cuộc vận động thành lập các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quảng Trị vào năm 1930, chi bộ Đại Áng và chi bộ Lập Thạch, thuộc huyện Triệu Phong được thành lập vào khoảng giữa năm 1930 và sau đó vào tháng 7/1930 chi bộ Đông Hà, thuộc Huyện uỷ Cam Lộ được chính thức thành lập, gồm 3 đồng chí đảng viên. Mở đầu cho một thời kỳ mới mà ở đó nhân dân Đông Hà, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên cường đấu tranh giành thắng lợi to lớn trong
các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và tiến lên giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Quảng Trị, các huyện, thị xã trong tỉnh đã tiến hành hiệp xã. Qua hai lần hiệp xã, đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn ở địa bàn Đông Hà gồm có 7 xã và 01 thị trấn dần được hoàn chỉnh, bộ máy Chính quyền cũng được ổn định.
Cùng với việc sắp xếp, củng cố hệ thống Chính quyền, tổ chức Đảng ở Đông Hà, hạt nhân lãnh đạo cũng được tập trung xây dựng và củng cố, hầu hết các xã và thị trấn đều có chi bộ Đảng. Sự kiện toàn các TCCS Đảng ở Đông Hà đã đáp ứng kịp thời phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, động viên mọi người phát huy tinh thần làm chủ đất nước, hăng hái tham gia xây dựng chế độ mới, ổn định đời sống nhân dân, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Giành được Chính quyền chưa được bao lâu, cùng cả nước, Đảng bộ và nhân dân Đông Hà dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh với quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã tiếp tục cùng cả nước bước vào hai cuộc chiến tranh mới, liên tục, chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước kéo dài suốt 30 năm.
Do yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, các TCCS Đảng ở Đông Hà có nhiều sự thay đổi về quy mô, cách thức tổ chức, phương pháp hoạt động để phù hợp với diễn biến tình hình, nhưng các TCCS Đảng ở Đông Hà đã biết phối hợp chặt chẽ với nhau để vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tế các địa bàn. Trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn công tác xây dựng Đảng luôn luôn được coi trọng, các TCCS Đảng vẫn bám rễ trong dân, là chổ dựa, là niềm tin, đồng thời là người hướng dẫn, dìu dắt, động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh một mất, một còn với kẻ thù. Nhiều cán bộ, đảng viên đã anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí bị địch bắt, bị tù, bị tra tấn bằng những cực
hình dã man nhất những vẫn một lòng, một dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với nhân dân nên đã tạo được niềm tin sâu sắc trong quần chúng nhân dân.
Ngày 28/4/1972, Đông Hà được hoàn toàn giải phóng. Do nhu cầu hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết, xây dựng lại quê hương, xây dựng Đông Hà trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, cùng với việc thành lập thị xã tỉnh lỵ, tháng 8/1973, Đảng bộ thị xã đã được thành lập lại bao gồm 9 chi bộ với 87 đảng viên. Việc kiện toàn hệ thống TCCS Đảng là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đối với công cuộc xây dựng và phát triển. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, cùng với việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng thâm nhập vào đời sống xã hội, Đảng bộ đã luôn chú trọng phát triển các TCCS Đảng ở các phường, xã và các cơ quan; chú trọng việc nâng cao năng lực, ý thức, phẩm chất của cán bộ, đảng viên; công tác phát triển đảng được coi trọng, số lượng đảng viên mới được kết nạp không ngừng tăng lên.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất. Đến năm 1976, Đông Hà là một đơn vị hành chính cấp thị xã trong đội hình tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất. Đảng bộ và nhân dân Đông Hà bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân, động viên cao độ sức người, sức của để đẩy mạnh sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế. Thông qua các kỳ Đại hội, các Đảng bộ và cấp uỷ cơ sở Đảng các phường, xã, cơ quan, trường học không ngừng được tăng cường, củng cố, lớn mạnh về chất lượng và số lượng.
Sau hơn 10 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Đông Hà đạt được trong buổi đầu khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng đã khẳng định:
Đảng bộ đã đoàn kết, nhất trí, phát huy ý chí tự lực tự cường, phát huy tinh thần tiến công cách mạng, làm chủ tập thể của nhân dân lao động
và thế mạnh tổng hợp trên địa bàn, giành được những thắng lợi trên nhiều mặt, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề để bước vào một giai đoạn cách mạng mới - thời kỳ đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo [3, tr.322 - 323].
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh và những bài học kinh nghiệm có được sau hơn 10 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương. Đảng bộ Đông Hà với mục tiêu động viên nhân dân tập trung phát triển kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng; phấn đấu hoàn thiện cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, thương mại - dịch vụ hợp lý, tổ chức tốt công tác quản lý thị trường, chấn chỉnh công tác phân phối, lưu thông hàng hoá; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật; có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế; giữ vững an ninh - quốc phòng. Phát huy những nhân tố tích cực, khơi dậy và khuyến khích các thành phần kinh tế, đẩy mạnh sản xuất theo hướng toàn diện và vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện mục tiêu đổi mới và phát triển theo chủ trương của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Quảng Trị và trực tiếp của Thành uỷ Đông Hà, các TCCS Đảng đã không ngừng được kiện toàn, củng cố. Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trên nguyên tắc tập trung dân chủ, ra sức học tập để nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lãnh đạo, tạo bước chuyển biến đồng bộ trong đổi mới cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý và tăng cường công tác vận động quần chúng của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, thị xã Đông Hà lại được trở lại vị trí là trung tâm tỉnh lỵ. Sau khi hoạch định lại địa giới hành chính, công tác sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Thị uỷ Đông Hà và các đầu mối TCCS Đảng trực thuộc Thị uỷ cũng được tiến hành, gắn liền với việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Cuối năm 1999, Đảng bộ thị xã Đông Hà có 63 TCCS Đảng với 2.560 đảng viên, được phân bố ở 9 phường, xã và các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, văn
hoá, lực lượng vũ trang. Đến năm 2011, do yêu cầu sắp xếp lại các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, các TCCS Đảng thuộc các đơn vị kinh tế đã được tách khỏi Đảng bộ Đông Hà và chuyển về Đảng bộ khối các Doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ. Vì vậy, Đảng bộ thị xã Đông Hà chỉ còn có 38 TCCS Đảng phân bố ở 9 phường và các đơn vị hành chính, sự nghiệp, văn hoá, lực lượng vũ trang.
Trên cơ sở tìm hiểu lịch sử hình thành các TCCS Đảng thông qua các mốc thời gian theo dòng chảy của các giai đoạn lịch sử cách mạng, chúng ta có thể thấy sự hình thành các TCCS Đảng gắn liền với sự thay đổi địa giới hành chính của Đông Hà. Bắt đầu từ năm 1926, khi có sự xuất hiện của các tổ chức yêu nước, cách mạng và các hoạt động tuyên truyền, tập hợp các tầng lớp nhân dân xây dựng các cơ sở cách mạng, đấu tranh chống lại sự bóc lột, áp bức của thực dân Pháp và quan lại phong kiến Nam Triều. Đến giữa năm 1930, sau sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các chi bộ cộng sản ở Đông Hà đã chính thức được thành lập. Tuy nhiên, lúc đó “Khu vực nội thị Đông Hà chỉ rộng khoảng 1km2, có hai phường Đệ Nhất và Đệ Nhị với hơn 300 nhà dân, có khoảng 2.000 dân cư thuộc sự quản lý về mặt hành chính của huyện Cam Lộ” [3; tr.45].
Do yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, cùng với sự phát triển của các TCCS Đảng, địa giới hành chính của Đông Hà cũng được mở rộng dần và nâng cấp về mặt quản lý hành chính. Bên cạnh đó, nhiệm vụ, phạm vi lãnh đạo của tổ chức Đảng đôi lúc không trùng với địa giới quản lý hành chính. Tháng 11/1945, địa bàn Đông Hà gồm 07 xã và thị trấn Đông Hà nhưng đến giữa năm 1946 chỉ có thị trấn Đông Hà được giữ lại là đơn vị hành chính trực thuộc cấp tỉnh, các xã còn lại được chuyển về hai huyện là Cam Lộ và Triệu Phong quản lý. Đến cuối năm 1949, thực hiện chủ trương hiệp xã lần thứ ba, lần đầu tiên Đông Hà được gọi là thị xã và thành lập ra cơ quan Thị uỷ trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhưng chỉ tồn tại đến khoảng năm 1952.
Nói chung, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phân cấp