Tổng quan về thành phố Đông Hà

Một phần của tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Tổng quan về thành phố Đông Hà

- Vị trí địa lý:

Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 96 km. Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ và cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km theo quốc lộ 9.

Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ.

Địa giới hành chính thành phố Đông Hà có thể quy về hai dạng địa hình cơ bản sau:

- Địa hình gò đồi ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên với hơn 3.000ha, có độ cao trung bình 5 - 100m so với mặt biển. Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẻ là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng và phát triển các cụm điểm dịch vụ

vui chơi, giải trí, nghĩ ngơi; tạo ra một cảnh quan đô thị đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu...). Địa hình này tập trung ở các phường: 2, 3, Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Thời tiết của thành phố Đông Hà mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía đông Trường Sơn. Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.

Về mùa Đông, khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía nam. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy nhiên, số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 - 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến việc bố trí thời vụ của một số cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Khu vực Đông Hà còn chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 - 11 và thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao, lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.

- Tình hình kinh tế, xã hội:

Toàn thành phố Đông Hà có 9 phường, dân số đến cuối năm 2010 là 83.321 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III và đến tháng

8/2009, Đông Hà đã được Chính phủ ra Nghị quyết công nhận là thành phố thuộc tỉnh.

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh. Những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành phố Đông Hà.

Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp là 66,6 - 30; 5 - 2,9%.

Thương mại - dịch vụ phát triển tương đối toàn diện cả về quy mô và loại hình, từng bước phát triển tiềm năng, lợi thế đô thị trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Nhiều hình thức kinh doanh thưong mại và các loại hình dịch vụ phát triển mạnh, hình thành các hiệp hội ngân hàng, chủ động phục vụ và điều phối thị trường, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống; thu hút trên 20.583 lao động, chiếm 60% tổng số lao động xã hội.

Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp có chiều hướng phát triển tốt, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất đuợc đầu tư, nhiều cơ sở đã sử dụng công nghệ tiến tiến, quy mô và năng lực sản xuất được nâng lên. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 19%, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng.

Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư được tăng cường, môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích và thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới dây chuyền công nghệ; Vì vậy, chất lượng sản

phẩm của một số ngành hàng được nâng cao, đa dạng về mẫu mã, từng bước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, như: Ván gỗ ép MDF, mộc mỹ nghệ, may mặc, ván ghép thanh, phân bón...

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo huớng bền vững, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác. Vùng chuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100ha và tập trung đưa giống lúa có nâng suất, giá trị cao vào sản xuất đạt trên 525 diện tích; sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm.

Chăn nuôi được chú trọng đầu tư theo mô hình có quản lý, nuôi nhốt; hình thành được một số trang trại kinh tế tổng hợp sản xuất có hiệu quả. Nuôi thuỷ sản theo hướng tập trung, bán thâm canh và thâm canh; diện tích nuôi hàng năm từ 120 - 140ha; trong đó, diện tích nuôi tôm từ 65 - 70ha, diện tích nuôi cá nước ngọt từ 55 - 60ha.

Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đuợc chú trọng, hàng năm trồng mới từ 60 - 70ha rừng; kinh tế vườn đồi, kinh tế rừng bước đầu đem lại kết quả thiết thực.

Hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng, điện cho sản xuất nông nghiệp được đầu tư khá lớn. Công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng đuợc triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy cơ giới hoá, điện khí hoá trong nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng.

Thu, chi ngân sách hàng năm cơ bản đáp ứng đuợc yêu cầu chi thường xuyên. Tiến trình đô thị hoá được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng được đầu tư đáng kể. Tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực; tiến trình đô thị hoá được đẩy mạnh. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được tập trung chỉ đạo. Đã tiến hành rà soát, phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung của thành phố đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết 1/2.000 của

các phường; trên cơ sở đó đã triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ở 16 phân khu chức năng, với diện tích 229ha, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và khai thác có hiệu quả quỹ đất, tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước chỉnh trang đô thị.

Giáo dục - đào tạo có bước phát triển tích cực; chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; phương pháp dạy và học tiếp tục được đổi mới góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.

Hoạt động văn hoá thông tin có sự chuyển biến tích cực; phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở phát triển sâu rộng. Phong trào thể dục thể thao quần chúng có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao từng bước được đầu tư. Đã và đang chú trọng củng cố, tăng cường bộ máy quản lý, cán bộ chuyên môn của ngành.

Sự nghiệp y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm; quản lý Nhà nước về y tế được chú trọng; công tác xã hội hoá y tế, khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ; các chương trình y tế Quốc gia, y tế dự phòng được triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo điều kiện để nhân dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng. Quan tâm thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo. Đến nay đã có 8/9 trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường.

Công tác dân số - gia đình và trẻ em được chú trọng. Tốc độ gia tăng dân số ở mức trung bình; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1.3%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, chỉ còn 12,5%; tỷ suất sinh còn dưới 1%.

Triển khai và thực hiện tốt các chế độ đối với đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng; đồng thời, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa; trong 5 năm, đã huy động hơn 3 tỷ đồng cho quỹ đền ơn đáp nghĩa; đầu tư xây dựng mới 57 nhà, sửa chữa 82 nhà cho đối tuợng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính sách với tổng số tiền trên 1,67 tỷ đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện chính sách xuống còn 1,04% (so với tổng số hộ nghèo).

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, đến năm 2011 đạt trên 26 triệu. Công tác xoá đói, giảm nghèo được xã hội quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đến cuối năm 2011 còn 5,37%.

Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, tỷ lệ trí thức tính trên tổng số lao động qua đào tạo của thành phố chiếm 47,3%; số cán bộ được đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 23%. Tạo việc làm mới hàng năm cho 1.200 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%, tập trung vào các đối tượng được đào tạo nhưng chưa có việc làm hoặc việc làm chưa thích hợp.

Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về hai nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác huấn luyện, tuyển quân đạt kế hoạch và đảm bảo chất lượng; chính sách hậu phương quân đội được chăm lo thực hiện.

Một phần của tài liệu Vấn đề nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở thành phố đông hà, quảng trị hiện nay từ góc nhìn của nguyên lý về sự phát triển (Trang 48 - 53)