7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Nâng cao chất lượng cấp uỷ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các
nhân dân bất bình, lo lắng, giảm mất lòng tin đối với Đảng và Nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới. Cho nên phải chuyển đổi nhận thức sâu sắc về Đảng trong toàn Đảng bộ phường, các chi bộ trực thuộc mà trước hết là trong cấp uỷ, lãnh đạo các cấp về tính nghiêm trọng, đe doạ đến sự tồn vong của Đảng.
Giải pháp đổi mới nhận thức về Đảng là giải pháp quan trọng mang tính đột phá trong việc đảm bảo vị trí hạt nhân chính trị, vai trò lãnh đạo của TCCS Đảng ở các phường trong Đảng bộ thành phố Đông Hà hiện nay.
2.3.2. Nâng cao chất lượng cấp uỷ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các phường phường
Cấp uỷ đảng là đại biểu cho trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức của Đảng bộ. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng của TCCS Đảng ở các phường ở thành phố Đông Hà, trước hết phải củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của Đảng uỷ, chi uỷ để cấp uỷ có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đủ khả năng lãnh đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng TCCS Đảng.
Chất lượng lãnh đạo của cấp uỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song điều quan trọng là mỗi cấp uỷ viên phải đủ tiêu chuẩn, thật sự tiêu biểu cho năng lực,
trí tuệ và phẩm chất của đảng bộ, chi bộ, đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đó là những cán bộ thực sự có phẩm chất, năng lực (năng lực trí tuệ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn) và có sức khoẻ tốt. Những năng lực này biểu hiện ở trình độ học vấn; biết lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm; biết cách làm việc tập thể; đủ sức lôi cuốn và tập hợp được quần chúng, có lối sống giản dị, gần dân; tuân thủ và gương mẫu chấp hành nghiêm kỷ luật.
Cần chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cơ sở. Chất lượng sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cấp ủy. Cấp ủy cần sinh hoạt một cách đều đặn theo điều lệ, quy chế và kế hoạch công tác; Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ “Đảng ủy, chi ủy cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần” [36, tr.38]. Phát huy dân chủ, công khai trong họp cấp ủy, bảo đảm cho từng cấp ủy viên và đảng viên được phát biểu ý kiến. Cấp ủy đảng cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến cấp dưới, ngăn ngừa và kiên quyết chống những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, truy chụp, nể nang, thiếu trung thực; không định kiến, thành kiến với những người có ý kiến bảo lưu. Cùng với các cấp trên, cấp ủy cơ sở phải thường xuyên và nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế.
Xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học của cấp uỷ và người lãnh đạo. Để làm việc một cách khoa học và có lề lối nghiêm túc cần phải xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở, thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xác định rõ mối quan hệ giữa cấp uỷ và chính quyền. Khi xây dựng quy chế làm việc cần phải thống nhất với quy chế và các quy định của cấp trên, kế thừa quy chế của Đảng bộ cùng cấp các khóa trước và bổ sung thêm những nội dung mới của đảng bộ lần này. Từng cấp ủy viên cần nắm vững những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của mình của các cơ quan lãnh đạo tập thể để thực hiện cho đúng. Tất cả đảng viên trong đảng bộ cơ sở cũng phải hiểu biết quy chế để thực hiện đúng
trong quan hệ công tác và hoạt động. Cấp ủy và Bí thư Đảng ủy cơ sở nắm vững và làm việc theo quy chế, đồng thời thường xuyên nhắc nhỡ, điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong thực hiện quy chế.
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục tạo sự chuyển biến đồng bộ về quan điểm, phương pháp đánh giá, bố trí cán bộ theo quan điểm của Đảng: Khoa học, khách quan, công tâm, đúng quy định, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, đúng sở trường, đúng lúc, đúng tầm. Khắc phục sự thiếu dân chủ trong quy hoạch, bổ nhiệm đề bạt cán bộ ở các phường; hạn chế sự thái quá đến mức cá nhân chủ nghĩa, cục bộ bản vị, chia bè, kéo cánh, đặc quyền, đặc lợi, kích động chia rẽ. Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, vừa chuẩn bị cho lâu dài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên mà trước hết là các đồng chí trong cấp uỷ và lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch học tập để nâng cao trình độ kiến thức và nâng cao năng lực để hoạt động thực tiễn. Đó là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên.
Việc lựa chọn người vào cấp uỷ cần lấy tiêu chuẩn là chính, giữa cơ cấu và tiêu chuẩn thì không lấy cơ cấu thay cho tiêu chuẩn, không vì cơ cấu và mục đích trẻ hoá mà châm chước tiêu chuẩn. Đồng thời khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn, không xem nhẹ cơ cấu để đảm bảo cho cấp uỷ có đủ khả năng lãnh đạo toàn diện. Thường xuyên quan tâm củng cố và kiện toàn cấp uỷ, kịp thời thay thế những cấp uỷ viên không phát huy tác dụng và bổ sung những đồng chí có đủ tiêu chuẩn, có uy tín tăng cường vào cấp uỷ, không cần chờ đến hết nhiệm kỳ.
Tiếp tục làm tốt việc xây dựng, củng cố đội ngũ cấp uỷ viên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở bảo đảm cả hai mặt đức, tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Xây dựng đồng bộ các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UB Mặt trận và Trưởng các đoàn thể của phường. Phân định rõ và nhận thức đúng chức năng của Đảng và Nhà nước sẽ
khắc phục đuợc tình trạng tổ chức Đảng áp đặt, bao biện làm thay công việc quản lý của cơ quan Nhà nước, hoặc buông trôi, khoán trắng cho cơ quan Nhà nước, cả hai khuynh hướng đó đều dẫn đến kết quả là các cơ quan Nhà nước không thực hiện đúng chức năng của mình và đường lối chính sách của Đảng cũng không được thực hiện.
Bố trí đủ số định biên cán bộ theo quy định, không nên để tình trạng một cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ.