Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 36 - 42)

III. Các chỉ tiêu của nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa

a. Các nhân tố bên ngoài

Luật pháp và chính sách của Nhà nước.

Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm chắc và tuân theo một cách vô điều kiện và nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ở mỗi nước. Sự thống nhất chung của quốc tế sẽ bảo vệ các lợi ích của mỗi tầng lớp trong xã hội cũng như lợi ích của các nước trên thương trường quốc tế. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau bởi vậy nó chịu tác động của các chính sách, chế độ luật pháp của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng phải tuân theo những quy định luật pháp quốc tế chung. Luật pháp quốc tế buộc các nước vì lợi ích chung phải thực hiện đẩy đủ trách nhiệm vì nghĩa

vụ của mình trong hoạt động nhập khẩu. Do đó tạo được sự tin tưởng trong quan hệ thương mại quốc tế. Những chính sách quan trọng nhất của Việt nam hiện nay bao gồm: giấy phép, hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, kiểm soát ngoại tệ và Tỷ giá hối đoái.

- Thuế nhập khẩu: Đây là nhân tố làm đội giá thành hàng hóa nhập khẩu, nên các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng đến hiệu quả kinh doanh. Hai vấn đề cơ bản của nhập khẩu là cách đánh thuế và biểu thuế quan.

- Hạn ngạch nhập khẩu: Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị của mặt hàng được phép nhập khẩu từ thị trường nào đó trong một thời hạn nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép nhập khẩu. Đây là biện pháp hạn chế hoạt động nhập khẩu của một số loại hàng hóa khi Nhà nước nhận thấy việc nhập khẩu nhiều sẽ không có hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội.

- Giấy phép nhập khẩu: Mọi hoạt động nhập khẩu ở Việt nam qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh XNK thì doanh nghiệp đó không phải xin giấy phép nhập khẩu. Ngoài những mặt hàng này, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu nhập khẩu đều phải xin giấy phép nhập khẩu ở cơ quan quản lý của Nhà nước và ngành Hải quan.

- Quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: Đây là những biện pháp tác động trực tiếp tới vấn đề thanh toán trong hoạt động nhập khẩu. Đối với nước thiếu ngoại tệ như ở Việt nam áp dụng biện pháp kiểm soát ngoài tệ bằng cách điều tiết nhập khẩu một số loại hàng hóa thông qua việc phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hóa đó qua Ngân hàng quốc gia. Do vậy khi tiến hành nhập khẩu, các doanh nghiệp XNK phải xin được sử dụng ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ từ Ngân hàng quốc gia để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại tệ của Nhà nước.

Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu bởi khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhập khẩu được hàng hóa với giá rẻ hơn và ngược lại.

Nhóm nhân tố trên đây có vai trò hết sức quan trọng bởi bất kỳ một hoạt động nhập khẩu nào cũng đều phải tuân theo khuôn khổ của luật pháp và một sự thay đổi của chúng có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động nhập

khẩu của cả nước nói chung và tình hình nhập khẩu của từng doanh nghiệp nói riếng.

Nhân tố môi trườngkinh tế.

- ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước:

Có thể nói hoạt động nhập khẩu là cầu nối thông thừơng giữa hai nước, tạo ra sự gắn bó tác động qua lại giữa hai thị trường, phản ánh sự biến động của mỗi thị trường. Cụ thể là sự tồn động hàng hóa, giá cả giảm, nhu cầu về mặt hàng ở thị trường trong nước sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu. Cũng như vậy thị trường ngoài nước quyết định sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp sản phẩm mới. Sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ được phản ánh qua nhập khẩu để tác động vào thị trường nội địa.

- ảnh hưởng của nền sản xuất trong và ngoài nước.

Sự phát triển của nền sản xuất của những doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm ngoài nhập, tạo ra những sản phẩm thay thế sản phẩm nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu. Mặt khác nếu như sản phẩm trong nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đạt đến mức độ nhất định thì không thể sản xuất được những mặt hàng trong nước có nhu cầu nhưng đòi hỏi công nghệ cao như các sản phẩm điện tử, tin học. ở Việt Nam hiện nay thì tất yếu nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu không ngừng tăng lên vì sự phát triển của nền sản xuất nước ngoài tạo ra những sản phẩm mới, hiện đại và ưu việt cũng là một nhân tố đẩy mạnh nhập khẩu.

- Cơ sở hạ tầng:

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau, chính vì vậy mà nó chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống thông tin liên lạc. Khi mà cơ sở hạ tầng được tổ chức tốt hơn sẽ làm cho quá trình nhập khẩu diễn ra thuận tiện nhanh chóng, an toàn. Điều này làm giảm chi phí nhập khẩu cũng như tăng thêm tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

ở Việt Nam hiện nay, cơ sở hạ tầng đang ngày một cải thiện tốt hơn. Sự phát triển các đội tầu biển, máy bay, các tuyến đường sắt cũng như hệ thống dịch vụ giao

nhận kho vận làm cho quá trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn, với phi chí ít hơn. Ngành bưu chính viễn thông cùng với hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm đang từng bước hoà nhập vào hệ thống toàn cầu, do vậy mà các vấn đề như thanh toán, tìm kiếm thị trường, mua bảo hiểm, ký kết hợp đồng được diễn ra dễ dàng hơn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng đang là mối quan tâm lớn của Nhà nước nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.

ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:

Nhân tố này quyết định việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương thức thanh toán, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh không chỉ của một doanh nghiệp XNK mà là của tất cả các doanh nghiệp XNK nói chung. Sự biến đổi của nó sẽ có ảnh hưởng lớn trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu. Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái thuận lợi cho nhập khẩu thì bất lợi cho xuất khẩu và ngược lại.

ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng.

Các hoạt động xuất nhập khẩu ngày nay sẽ không thực hiện được nếu không có hệ thống tài chính ngân hàng. Dựa trên mối quan hệ uy tín nghiệp vụ của mình các ngân hàng đã bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời với lòng tin của ngân hàng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với khối lượng lớn kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được những thời cơ hấp dẫn.

ảnh hưởng bởi môi trường văn hoá, phong tục tập quán.

Mỗi quốc gia có một phong tục tập quán khác nhau. Thông thường các sản phẩm sản xuất ở nước nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa của nước đó. Do vậy khi nhập khẩu hàng hóa các doanh nghiệp cần bảo đảm tính phù hợp về văn hóa của hàng hóa nhập khẩu đối với thị trường tiêu dùng trong nước. Việc nghiên cứu về đặc tính văn hoá của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến việc bán hàng và quyết định đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

ảnh hưởng của môi trường chính trị, khoa học công nghệ.

Cũng như môi trường luật pháp, kinh tế, môi trường chính trị, công nghệ cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi tiến hành hoạt động nhập

khẩu. Sự ổn định chính trị của một nước cũng như quan hệ của nước đó với các nước khác có liên quan, ví dụ như lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam trước đây, đã hạn chế hoạt động nhập khẩu của Việt Nam, không chỉ với Mỹ mà cả những nước có quan hệ thương mại với Mỹ.

Môi trường công nghệ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu của một nước có trình độ công nghệ còn lạc hậu như Việt Nam. Bởi vì nếu biết khai thác sử dụng tốt sản phẩm công nghệ tiên tiến được nhập từ nước ngoài về, thì nó sẽ là yêu tố thúc đẩy nền công nghệ trong nước phát triển và ngược lại.

b. Các nhân tố bên trong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình tài chính của Công ty.

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động nhập khẩu. Theo quy định 57 ND của pháp luật, 200.000 USD là số vốn tối thiểu ban đầu khi thành lập doanh nghiệp để một doanh nghiệp được trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

Một doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn thì sẽ nhập được sự ưu thế về sản phẩm, cũng như các lô hàng có trọng lượng lớn, như máy móc công nghệ hiện đại đắt tiền điều mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thực hiện được. Trong một bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển nền kinh tế còn thiếu vốn trầm trọng như hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu phải tích cực tìm kiếm các nguồn huy động vốn từ bên ngoài bằng hình thức vay hoặc liên doanh với nước ngoài, mới có thể đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nhập khẩu của mình từ đó nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh của Công ty.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định, nó tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc kinh doanh, đồng thời nó cũng có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, nhân tố kinh tế xã hội và phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ quyết định đến loại hàng, số lượng hàng cũng như phong cách hình thức của hàng hóa kinh doanh nhập khẩu như vậy các doanh nghiệp kinh doanh XNK cần phải cân nhắc cận thận đến vấn đề này trước khi tiến hành kinh doanh XNK.

Hệ thống giao thông vận tải liên lạc.

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các nước với nhau nên đặc điểm nổi bật của nó là sự khác xa về mặt không gian, vì thế hoạt động này luôn gắn liền với hệ thống giao thông vận tải và liên lạc. Khi yêu cầu về cung ứng hàng hóa được đáp ứng kịp thời, chính xác thì sẽ là cơ sở tạo niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp. Vì thế, một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu không thể không quan tâm áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống giao thông vận tải phù hợp với hoạt động nhập khẩu của mình.

Phần II

Phân tích thực trạng hoạt động Nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ- Thương mại số 1

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 36 - 42)