Định hướng phát triển nguồn hàn g bán hàng

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 65 - 66)

I. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

2. Định hướng phát triển nguồn hàn g bán hàng

Kinh doanh thì người ta phải lo được cả đầu vào lẫn đầu ra cho qúa trình mua bán. Cơ chế thị trường đã đặt vị trí đầu ra quan trọng hơn đầu vào và người ta cho rằng mua dễ hơn bán. Thực tế điều đó đã chứng minh cho thấy đối với các công ty chuyên hoạt động trong khâu lưu thông lấy mua để bán. Nhưng để bán được hàng thì việc chào hàng, xúc tiến hay quảng cáo cho một loại hàng hóa nào đó muốn được diễn ra trôi chảy, liên tục và đồng bộ thì công tác tạo nguồn phải đi trước một bước chính xác và thận trọng. Lợi ích của nhà thương mại gắn chặt với việc có bán được hàng hay không ?. Do đó nguồn hàng, bạn hàng là có vị trí quan trọng đầu tiên, là điều kiện cần để các công ty thương mại có thể tồn tại và phát triển.

Lập quan hệ làm ăn với các bạn hàng trên các châu lục như châu á, châu âu và châu Mỹ. Đặc biệt nhất là các nước trong khu vực châu á, với quan hệ kinh doanh rất quen biết, chính vì vậy Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 đã có một nguồn hàng dồi dào, đa dạng và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của mọi đơn vị kinh doanh. Nhưng không phải trải rộng ra như vậy là tốt, trong những năm tới Công ty cố gắng: - Sắp xếp lại các nguồn hàng, bạn hàng, duy trì trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các bạn hàng để có cơ sở nghiên cứu và khi xuất hiện khả năng tiêu thụ sẽ lập tức có phương án tạo nguồn hàng nhanh nhất.

- Thu dần một số nguồn hàng bị dàn trải nhập khẩu từ các nước khác nhau. Ví dụ như: bông Công ty phải nhập khẩu từ Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... Xơ từ Đại Loan, Hàn quốc, Nhật Bản. Sợi được nhập từ Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Đại Loan .v.v. Điều này giúp cho Công ty giảm được các chi phí vận chuyển dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán trên thị trường. Đồng thời cũng làm tăng uy tín của Công ty giữ vũng được các mối quan hệ giữa các bạn hàng truyền thống.

- Xây dựng và đề ra các tiêu chuẩn lựa chọn bạn hàng và nguồn hàng chủ chốt như: uy tín, đạo đức kinh doanh, khả năng cung cấp tín dụng, khả năng đáp ứng của mặt hàng, chất lượng hàng, giá cả và mối quan hệ từ xưa đến nay. Điều này thực sự

có ý nghĩa bởi trong kinh doanh nhập khẩu chất lượng và giá hàng luôn đi kèm với nhau, sự phù hợp của chất lượng và giá cả hàng hóa với nhu cầu trong nước mới đảm bảo chắc chắn sản phẩm của Công ty nhập khẩu về sẽ tiêu thụ được. Hơn nữa việc cung cấp hàng tiêu dùng của người bán và mức chiết giá do mua tập trung với số lượng lớn sẽ tạo thêm cho Công ty có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các đối thủ trong nước.

- Khai thác các nguồn hàng sản xuất, lắp rắp trong nước theo hình thức mua đứt hoặc đại lý để có nguồn hàng bán liên tục, ổn định đời sống công nhân viên.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)