Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty TRASCO

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 57 - 61)

Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhằm giúp Công ty có thể khai thác, tận dụng triệt để những thế mạnh của mình cũng như đề ra các chủ trương, biện pháp hành động hạn chế ảnh hưởng của mặt yếu trong kinh doanh. Mặt khác, qua việc đánh giá này giúp cho Công ty phát hiện và nắm bắt được những cơ hội và thách thức trong kinh doanh.

1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân.

Qua các năm hoạt động Công ty đã thu được những kết qủa đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Trong hoạt động này, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:

- Thứ nhất là về mặt hàng kinh doanh: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong các năm qua có giảm nhưng Công ty vẫn đứng vững trên thị trường vì Công ty đã khắc phục được nhược điểm này bằng các hoạt động dịch vụ trong nước. Điều này đã làm cho tổng doanh thu của Công ty không giảm. Năm 1998 là 104.850 tr.đồng, năm 1999 là 108.000 tr.đồng, năm 2000 là 133.536 triệu đồng, năm 2001 là 152 tỷ đồng . Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty qua nam năm đã tăng lên 2.16 lần, đặc biệt năm 1999 là 1.473 triệu đồng, năm 2001 là1.607 triệu đồng.

Qua các năm hoạt động với ngành này Công ty đã mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Công ty đã mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế, nhập khẩu hàng hóa ở các nước thuộc khu vực châu á, các nước đông Âu, châu Mỹ. Ngoài ra Công ty đã phát triển mạng lưới tiêu thụ ra các tỉnh, đa dạng hoá mặt hàng, nhập thêm những hàng hóa có truyền vọng mà có thể đem lại lợi ích cao cho Công ty.

Thứ hai, ngoài những thành tựu về mặt kinh tế đơn thuần, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu còn mang lại hiệu qủa xã hội rất lớn. Trước hết hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu đã giúp thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần kích thích ngành sản xuất của các nhà làng nghề ở các làng xóm như: hàng vải thủ công, hàng gia công phục vụ người tiêu dùng.

Hoạt động nhập khẩu của Công ty còn tạo công ăn, việc làm ổn định đời sống cho số lớn người lao động. Điều này tạo ra động lực và tâm lý ổn định cho người lao động để tạo niềm tin cho họ gắn bó với Công ty. Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu còn giúp các công ty sản xuất trong nước có điều kiện sản xuất tốt hơn trong việc phát triển sản xuất, không phải lo nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, không chỉ có vậy mà nhập khẩu nguyên liệu còn giúp cho việc xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài có tính cạnh tranh và phù hợp với thời đại hơn. Bên cạnh đó Công ty còn góp phần đáng kể vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước bằng việc thực hiện đầy đủ các khoản nộp thuế với Nhà nước.

* Những nguyên nhân dẫn đến thành tưu kể trên là do Công ty đã áp dụng thành công những lợi thế của mình như: được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, phát huy mối quan hệ sẵn có với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện được những phương thức bán hàng tiên tiến với các phương thức khuyến mại như: dịch vụ trước và sau bán hàng, điều kiện giá cả hợp lý và điều kiện thanh toán thuận tiện. Ngoài ra Công ty rất coi trọng công tác tìm hiểu và nghiên cứu, khai thác thị trường, kể cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Nhưng nguyên nhân chủ yếu mang lại những thành tựu cho Công ty là do Công ty luôn giữ được chữ tín trong kinh doanh, luôn lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu.

2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, bên cạnh những thành tựu kể trên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết và khắc phục.

Thứ nhất, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty không còn bao cấp nữa, không còn những trợ cấp như mua theo địa chỉ bán theo chỉ định của cấp trên, giờ đây doanh nghiệp phải tự khai thác kinh doanh với phương châm "bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có", những khoản bù lỗ như trứơc kia mà Công ty phải tự tìm kiếm bạn hàng và thị trường. Cuối năm 1996, với 6.650 triệu đồng được Tổng công ty giao, trong đó vốn lưu động là 4.825 triệu đồng để kinh doanh và tự hoạch toán riêng. Nhưng mục tiêu kế hoạch hàng năm là do Tổng công ty đề ra, như vậy nhiều khi tổng số vốn mà Công ty nhận được lại quá nhỏ so với kế hoạch cho nên vốn kinh doanh phần lớn là vay ngân hàng và

CBCNV. Như vậy, nó đã có ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh của Công ty nhiều khi phải gặp trục trặc và không đúng tiến độ được đề ra.

Thứ hai, trong việc nghiên cứu thị trường, giao dịch đối ngoại nhiều khi còn thể hiện những sơ hở yếu kém, thiếu hiểu biết về khách hàng và nhu cầu của thị trường, do vậy đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu. ở Công ty không có bộ phận chuyên trách nhiệm về nghiên cứu thị trường cho nên phòng xuất nhập khẩu chỉ quan tâm đến thị trường hiện tại mà bỏ qua thị trường tiềm năng mà Công ty có thể khai thác được trong tương lai.

Thứ ba, danh mục hàng nhập khẩu của Công ty mặc dù có nhiều mặt hàng, nhưng nhìn chung danh mục mặt hàng nhập khẩu trong các năm qua không thay đổi. Hiện nay những mặt hàng này vẫn tiêu thụ được trên thị trường nhưng bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng có chu kỳ sống của nó sau một thời gian nó sẽ đến thời kỳ suy thoái.

Thứ tư, Công ty chưa cân đối giữa xuất và nhập khẩu hàng hóa. Từ năm 1996 cho đến nay hàng hóa Công ty xuất khẩu được còn quá ít so với kế hoạch đề ra.

Ngoài ra về mặt khách quan, là hiện nay mức thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt nam vẫn khá cao, lại thực hiện thuế giá trị gia tăng ở ngay đầu vào, làm giá hàng nhập khẩu ở mức cao, còn một điều nữa là sự lên xuống thất thường của tỷ giá hối đoái năm 1998 và những tháng cuối năm 2000 đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhập khẩu. Riêng về việc chêch lệch giá Công ty phải bù trượt giá. Điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành nhập khẩu của Công ty và sẽ tác động đến giá bán các loại sản phẩm trên thị trường trong nước.

Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Công ty:

- Công ty duy trì một hình thức tổ chức gồm nhiều bộ phận kinh doanh hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, nhưng trong công tác quản lý lại chưa có sự giám sát chặt chẽ đúng mức, hoạt động tài chính không đúng theo các nguyên tắc quản lý của Nhà nước, dẫn đến một số cửa hàng đại lý kinh doanh không có hiệu qủa, lỗ vốn.

- Một trong những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động dịch vụ - thương mại của Công ty, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu là vốn: Đây là yếu

tố quan trọng quyết định đến kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp. Hơn nữa việc thiếu vốn còn ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư trang thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến, việc thu thập thông tin mang tầm cỡ quốc tế có khả năng dự báo đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, sự biến động cung cầu trên phạm vi trong và ngoài nước một cách chính xác, kịp thời.

Phần III

Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu

hàng hóa của Công ty Dịch vụ-Thương mại số 1

trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty dịch vụ thương mại số i trong những năm tới (Trang 57 - 61)