III. Kiến nghị với cấp trên
2. Về phía Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đều nằm dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của Nhà nước. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết qủa kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để làm tốt công tác nhập khẩu, ngoài nỗ lực của Công ty, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách và cơ chế điều hành cho phù hợp. Vận dụng quan điểm chung là kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để chủ động cung cấp nguyên vật liệu sản xuất dệt may, bao bì, máy móc thiết bị cho sản xuất tạo điều kiện cho Công ty phát huy hết khả năng của mình. Qua nghiên cứu em xin kiến nghị một số vấn đề sau:
Việc Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế bằng hạn ngạch và đánh thuế nhập khẩu đối với hàng công nghiệp nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên nếu qúa lạm dụng sẽ gây thiệt hại cho xã hội trên nhiều góc độ khác nhau. Trên góc độ tiêu dùng, thuế và hạn ngạch sẽ làm cho người tiêu dùng mua ít đi những hàng hóa được bảo hộ do phải trả giá cao hơn. Trên góc độ sản xuất, thuế và hạn ngạch sẽ khiến cho các nguồn lực không được phân bố cho các hoạt động kinh tế khác một cách có hiệu qủa.
Như vậy để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu, Nhà nước nên hạn chế các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch và nên thay thế bằng hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng có chọn lọc mà nhà nước cần bảo hộ cho ngành đó. Tất nhiên thuế vẫn phải được duy trì như một công cụ thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ để đảm bảo có được các đầu vào bằng nhập khẩu như nguyên liệu chính phục vụ cho đầu vào của các ngành sản xuất mà trong nước chưa tạo ra được. Nhà nước cần xem xét lại và điều chỉnh nguyên tắc cơ chế phân bổ ngoại tệ ở các doanh nghiệp cũng như việc chuyển giao ngoại tệ giữa các doanh nghiệp. Mặc dù có sự thiếu hụt ngoài tệ nhưng lại có qúa nhiều tình trạng lưu thông ngoại tệ lưu thông nội bộ, tích trữ ngoài tệ với quy mô lớn, số lượng ngoại tệ lưu hành ở thị trường " chợ đen " Nhà nước không thể kiểm soát được. Nhà nước cần có biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Nhà nước nên khuyến khích, cổ vũ các mối liên kết trong nội bộ các doanh nghiệp và cải tiến hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn kinh tế.
* Những quy định về chống phá giá
Việt nam là một đất nước đang trên đà phát triển, có rất nhiều công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân được thành lập với các công ty liên doanh nước ngoài hoặc sự xuất hiện các văn phòng đại diện của các tập đoàn kinh tế. Vì vậy cạnh tranh giữa các công ty để tồn tại và phát triển là điều tất nhiên. Nhưng để cạnh tranh lành mạnh và bảo hộ các nhà sản xuất trong nước thì chính phủ phải quy định mức giá tối thiểu nhằm ngăn chặn tình trạng phá gía khi thông tin trên thị trường không được cập nhập đẩy đủ.
Kết luận
Việt Nam hiện nay, thương mại quốc tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng có vai trò quan trọng, thúc đẩy Việt nam tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong những năm qua, lĩnh vực nhập khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, đánh dấu một điểm mới quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong cơ chế thị trường không phải là một việc làm đơn giản, mà ngược lại nó rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.
Xét trên góc độ của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu , để hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại hiệu quả tối đa , nó đòi hỏi nhà kinh doanh phải tìm hiểu, đổi mới, sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương pháp kinh doanh, phải biết nắm bắt và vận dụng được thời cơ và cơ hội và đặc biệt phải có bản lĩnh của một nhà kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, đối mặt với sự mạo hiểm.
Với những kiến thức mang tính lý thuyết về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, trong quá trình thực tập ở Công ty Dịch vụ thương mại số I, được sự giúp đỡ của các phòng ban, đặc biệt là phòng nghiệp vụ 2, em đã có thêm những kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành bài viết này.
Do thời gian hạn hẹp, phạm vi nghiên cứu rộng và kiến thức còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc cùng quan tâm đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa đặc
biệt là Thầy giáo, PGS,TS Hoàng Minh Đường và sự giúp đỡ của các phòng ban
của Công ty Dịch vụ Thương mại số I.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình thương mại quốc tế.
Chủ biện: PGS. TS Nguyễn Duy Bột.
Đại học kinh tế Quốc Dân - Khoa Thương mại.
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương mại Quốc tế.
Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Duy Bột.
Đại học kinh tế Quốc Dân - Khoa Thương mại.
3. Giáo trình kinh tế Thương mại.
Nhà xuất bản giáo dục – 1999
4.Giáo trình Kinh tế ngoại thương
Nhà xuất bản giáo dục- 1997
5. Tập chí Khoa học và Thương mại.
Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Duy Bột.
6. Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảo cáo kế toán hàng năm, báo cáo nhập khẩu của Công ty Dịch vụ - Thương mại số 1 Hà Nội ( TRASCO )
7. Tạp chí Thương mại các số ra hàng kỳ. 8. Thời báo kinh tế các số ra hàng kỳ.
Mục lục
lời mở đầu ... 1
Phần I- Cơ sở lý luận của hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường ... 4
I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. .. 4
1. Khái niệm nhập khẩu. ... 4
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hóa. ... 4
3. Các hình thức hoạt động nhập khẩu hàng hóa. ... 6
II. Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hóa. ... 10
1. Nghiên cứu thị trường... 10
2. Lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu. ... 15
3. Tổ chức tiến hành nhập khẩu hàng hóa. ... 20
4. Xúc tiến bán hàng. ... 24
5. Hoạt động sau bán hàng. ... 26
III. Các chỉ tiêu của nhập khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. ... 28
1. Các chỉ tiêu cuả hoạt động nhập khẩu hàng hoá. ... 28
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa. ... 36
Phần II- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ-Thương mại số 1 ... 42
I. Khái quát về qúa trình hình thành và phát triển của ... 42
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. ... 42
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. ... 42
4. Kết quả hoạt động của Công ty dịch vụ thương mại số I trong những năm
qua. ... 46
II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong những năm gần đây. ... 50
1. Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu theo thời gian. ... 53
2. Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu theo mặt hàng... 54
3. Hiệu qủa hoạt động nhập khẩu của Công ty TRASCO. ... 56
III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty TRASCO. ... 57
1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân. ... 58
2. Những hạn chế và nguyên nhân. ... 59
Phần III- Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Dịch vụ-Thương mại số 1 trong những năm tới. ... 61
I. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. ... 61
1. Định hướng phát triển chung. ... 61
2. Định hướng phát triển nguồn hàng - bán hàng. ... 65
3. Định hướng phát triển thị trường, khách hàng. ... 66
II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty. ... 67
1. Biện pháp tạo vốn và sử dựng vốn hợp lý. ... 67
2. Biện pháp về thị trường. ... 68
3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp. ... 70
4. Biện pháp về xây dựng kế hoạch nhập khẩu. ... 71
5. Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu. ... 72
6. Biện pháp giảm chi phí hoạt động nhập khẩu. ... 73
7. Biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. ... 74
III. Kiến nghị với cấp trên. ... 75
1. Về phía ngành chủ quan ( Tổng công ty dệt may Việt Nam ). ... 75
2. Về phía Nhà nước. ... 76
Kết luận ... 77