TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
3.4.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN xây dựng công trình giao thông
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải diễn giải được chiến lược của các DN XDCTGT thành các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chiến lược là đích phấn đấu của DN. Hệ thống đánh giá HQKD là công cụ cho biết DN có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không và chỉ dẫn cách thức để DN đạt được mục tiêu nàỵ Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải chứa đựng những chỉ tiêu diễn giải chiến lược của DN thành những mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phản ánh được các khía cạnh và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược của các DN XDCTGT
Các khía cạnh quan trọng và các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của chiến lược. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN cần phản ánh được những khía cạnh và yêu tố này để cho phép nhà quản trị có những điều chỉnh và quyết định phù hợp nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của DN.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải giúp cho DN dự báo được tương lai, chỉ ra khả năng thực hiện được mục tiêu chiến lược của DN
Các quyết định của DN đều hướng đến tương lai, vì vậy để các quyết định hiệu quả thì nhà quản trị cần phải dự báo được tương lai của DN thông qua các chỉ tiêu đánh giá HQKD. Các chỉ tiêu này cho phép nhà quản trị đánh giá được liệu DN có đạt được mục tiêu chiến lược hay không để có những điều chỉnh phù hợp.
Các chỉ tiêu đánh giá HQKD phải đạt được sự cân bằng giữa các yếu tố liên quan đến hoạt động của DN
Hoạt động kinh doanh hiệu quả của DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do vậy đểđạt được thành công, DN cần coi trọng cả các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Các chỉ tiêu của hệ thống đánh giá HQKD của DN cần đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, giữa các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, v.v... liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi ích do hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh mang lại phải lớn hơn chi phí thực hiện
Chi phí thực hiện bao gồm chi phí thu thập dữ liệu, tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Để thực hiện được các công việc này đòi hỏi DN phải có sự thay đổi cần thiết về cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý, v.v... . Lợi ích và chi phí liên quan đến đánh giá HQKD thường khó đo lường do vậy cần có sựđánh giá chủ quan của nhà quản lý về những chi phí và lợi ích do hệ thống đem lại trong quá trình thực thi chiến lược và hiệu quả thu được do tác động của việc áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD. Những lợi ích mà DN thu được có thể là tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tạo được động lực cho các cá nhân, tập thể, v.v... và cuối cùng là đạt được mục tiêu chiến lược.
3.4.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN xây dựng công trình giao thông
Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá HQKD phải phù hợp với chiến lược của DN
Căn cứ vào sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của DN để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phù hợp giúp cho DN kiểm soát và đánh giá được các hoạt động kinh doanh trong quá trình thực hiện chiến lược của mình.
Các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá HQKD phải liên kết với nhau theo quan hệ nhân - quả
Để giúp DN dự đoán được kết quả kinh doanh trong tương lai, các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần có sự liên kết với nhau theo mỗi quan hệ nhân quả. Khi một chỉ tiêu thay đổi theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi thì sẽ dẫn đến kết quả là một chỉ tiêu khác biến động theọ Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể dự đoán được sự biến động của chỉ tiêu kết quả trong tương lai từđó có các điều chỉnh hoặc nỗ lực phù hợp.
Không được sử dụng quá nhiều chỉ tiêu làm ảnh hưởng đến tính tập trung trong hoạt động của DN
Có nhiều yếu tố liên quan đến hoạt động của DN. Tuy nhiên khi hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD, DN chỉ nên tập trung những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của DN trong ngắn hạn và dài hạn. Thực hiện nguyên tắc này giúp cho DN tránh sự tập trung quá mức vào những yếu tố hoặc khía cạnh không quan trọng làm ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược.
Cần có sự cân bằng giữa các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá HQKD của DN
Khi hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN cần chú ý đến sự cân bằng giữa các chỉ tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, v.v... Đây là nguyên tắc được đưa ra để tránh sự tập trung quá mức vào một khía cạnh nào đó trong hoạt động kinh doanh của DN.
Cần phải có các chỉ tiêu phù hợp cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể
Mỗi cấp trong DN có chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong quá trình thực hiện chuỗi giá trị để đem lại cho khách hàng. Để đánh giá được HQKD của các bộ phận và cá nhân cụ thể cần phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả riêng cho mỗi đối tượng nàỵ Vấn đề cần lưu ý là phải tạo ra sự tương đồng giữa hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của từng cá nhân và từng bộ phận với hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của toàn công tỵ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD áp dụng cho các cá nhân phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của bộ phận mà cá nhân đó hoạt động. Tiếp theo đó, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của từng bộ phận phải tương đồng và hỗ trợ cho hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của toàn công tỵ Cuối cùng, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của toàn công ty phải tương đồng và hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của DN.
3.5. SỬ DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT có thể được hoàn thiện bằng nhiều cách khác nhaụ Tuy nhiên, khi nghiên cứu các mô hình đánh giá HQKD của DN, mô hình bảng điểm cân bằng do Kaplan và Norton đề xuất năm 1992 tỏ ra là hệ thống đánh giá HQKD có nhiều ưu điểm nhất và đang được nhiều DN trên thế giới sử dụng phổ biến. Bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton đã đáp ứng được một sốđặc điểm cần phải có của hệ thống đánh giá HQKD của DN. Do vậy, cách thức hiệu quả nhất để đồng thời đạt được các yêu cầu và thực hiện theo những nguyên tắc đã nêu ở các phần trên là lựa chọn và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD có mối quan hệ nhân – quả trên bốn khía cạnh tài chính; khách hàng; quy trình kinh doanh nội bộ; nhận thức và phát triển là sử dụng mô hình bảng điểm cân bằng.
Kể từ khi ra đời đến nay, bảng điểm cân bằng đã thể hiện được những ưu thế của nó trong đánh giá HQKD chiến lược của DN. Một trong những ưu thế của bảng điểm cân bằng là diễn giải được chiến lược thành những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cũng như tạo được sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thông qua các chỉ tiêu ngắn hạn để đạt được các mục tiêu dài hạn. Với những ưu thế của bảng điểm cân bằng do vậy, cách thức hữu hiệu nhất để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT là vận dụng các bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD cho DN mình. Việc vận dụng bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong DN có các ưu điểm sau:
- Tránh được việc tập trung quá mức vào các chỉ tiêu không cần thiết làm phân tán sự tập trung của DN vào những mục tiêu và khía cạnh có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chiến lược.
- Tạo được sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, v.v...
- Tạo được sự liên kết giữa các chỉ tiêu theo quan hệ nhân quả, do vậy cho phép các nhà quản trị dự báo được kết quả hoạt động trong tương laị
Các DN XDCTGT thực hiện sứ mệnh xây dựng những công trình hạ tầng giao thông có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Thực hiện sứ mệnh này, các DN cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao HQKD và tăng sức cạnh tranh của DN trên thì trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.5.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải
Hiện nay, bên cạnh một số DN XDCTGT đã xác định được tầm nhìn và sứ mệnh thì vẫn còn nhiều DN chưa quan tâm đến vấn đề nàỵ Tương tự, các DN cũng chưa xác định được chiến lược kinh doanh cho DN. Tuy nhiên, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới nên các DN đều mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Để đạt được mục tiêu chiến lược này đòi hỏi các DN phải nâng cao chất lượng sản phẩm, bàn giao công trình đúng hạn, sử dụng các kỹ thuật thi công hiệu quả để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận. Đây là những mục tiêu ngắn hạn của các DN. Để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu này cần có hệ thống đánh giá HQKD cho toàn DN cũng như cho mỗi bộ phận trong DN.
3.5.2. Xây dựng bảng điểm cân bằng áp dụng trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải
Để đánh giá HQKD của DN trong ngắn hạn và dài hạn, cần thiết phải xây dựng bảng điểm cân bằng cho các DN XDCTGT. Đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN trong ngắn hạn và dài hạn với các chỉ tiêu liên kết với nhau theo quan hệ nhân - quả và được chia thành bốn nhóm sau:
3.5.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển
Người lao động là chủ thể của mọi hoạt động. Các hoạt động của DN chỉ đạt được HQKD cao nếu như người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và gắn bó, có trách nhiệm với DN. Để đạt được các kiến thức, kỹ năng và tay nghề cần thiết, người lao động cần phải trả qua các khóa đào tạo, huấn luyện để trang bị, cập nhật các kiến thức, kỹ năng, phương pháp kỹ thuật mớị Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển thường sử dụng các chỉ tiêu gồm: Số lượng nhân viên được đào tạo hàng năm, số lượng nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về kỹ thuật thi công mới, số lượng nhân viên tham gia các khóa đào tạo về trách nhiệm với DN và xã hội, số lượng nhân viên tham gia các khóa huấn luyện về văn hóa kinh doanh, số lượng nhân viên được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động, số lượng nhân viên được nâng bậc thợ, v.v... Các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh nhận thức và phát triển; ý nghĩa kinh tế; ưu, nhược điểm và phương pháp tính toán như sau:
- Tỷ lệ nhân viên được đào tạo hàng năm: Phản ánh tỷ lệ nhân viên được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề, năng lực kinh doanh, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, v.v... Tỷ lệ này càng cao, càng thể hiện DN quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nhằm cải thiện chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh.
Ưu điểm: Cho phép đánh giá được sự quan tâm của DN đến chất lượng đội ngũ nhân viên
Hạn chế: Chưa phản ánh rõ lĩnh vực mà DN quan tâm; không phản ánh được việc một nhân viên được tham gia nhiều khóa tập huấn khác nhaụ
Phương pháp tính: Tỷ lệ nhân viên được tham gia các khóa đào tạo hàng năm so với kế hoạch hoặc năm trước.
Công thức tính:
Số lượng nhân viên được đào tạo Tỷ lệ nhân viên được
đào tạo hàng năm (%) = Tổng số nhân viên
× 100
- Tỷ lệ nhân viên được tập huấn phương pháp và kỹ thuật thi công mới: Phản ánh số lượng nhân viên được huấn luyện về kỹ thuật thi công mớị Đây là chỉ tiêu đánh giá sự quan tâm của DN đến việc đổi mới công nghệ và quy trình thi công. Số lượng và tỷ lệ nhân viên được tập huấn phương pháp và kỹ thuật thi công mới càng lớn càng thể hiện sự quan tâm mong muốn đổi mới kỹ thuật và biện pháp thi công nhằm tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng công trình để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Ưu điểm: Phản ánh được số lượng nhân viên được huấn luyện và tiếp cận với kỹ thuật và phương pháp thi công mới và sự quan tâm của DN đến công nghệ và kỹ thuật thi công mới để nâng cao chất lượng, hạ giá thành công trình.
Hạn chế: Chưa phản ánh được chất lượng thi công, những ảnh hưởng đến giá thành công trình và việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ thi công mớị
Công thức tính:
Số lượng nhân viên được tập huấn phương pháp và kỹ thuật thi công mới Tỷ lệ nhân viên được
tập huấn phương pháp và kỹ thuật thi công
mới (%)
=
Tổng số nhân viên cần được tập huấn
- Tỷ lệ nhân viên được huấn luyện về văn hóa kinh doanh: Phản ánh số lượng nhân viên được huấn luyện về văn hóa kinh doanh. So sánh với các năm trứoc, tỷ lệ này càng cao càng thể hiện được sự quan tâm của DN đến việc cải thiện chất lượng phục vụđối với khách hàng.
Ưu điểm: Phản ánh được sự quan tâm của DN đến văn hóa kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng
Hạn chế: Chưa phản ánh được chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng của DN.
Công thức tính:
Số lượng nhân viên tiếp xúc với khách hàng được tập huấn
Tỷ lệ nhân viên được tập huấn về văn hóa
kinh doanh (%) = Tổng số nhân viên cần được tập huấn
× 100
- Tỷ lệ nhân viên được huấn luyện về trách nhiệm với DN và xã hội: Phản ánh trách nhiệm của DN tới xã hộị Thông qua các khóa huấn luyện, nhân viên của DN sẽ có ý thức hơn đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong cộng đồng, v.v...
Ưu điểm: Phản ánh số lượng nhân viên được giáo dục về trách nhiệm xã hội
Hạn chế: Chưa phản ánh được sựảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN
Công thức tính:
Số lượng nhân viên được tập huấn Tỷ lệ nhân viên
được tập huấn về