Lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 86)

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhằm tận dụng lợi thế kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm, các DN XDCTGT ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng các công trình giao thông còn đang dần dần mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư bất động sản, xuất nhập khẩu, sản xuất vật liệu, phân bón, kinh doanh vận tải, du lịch, v.v... Các hoạt động kinh doanh chính của các DN XDCTGT thường bao gồm:

1. Xây dựng các công trình giao thông: đây là hoạt động kinh doanh chính và mang tính truyền thống của các DN XDCTGT. Hầu hết các DN XDCTGT được thành lập ban đầu với mục đích xây dựng các CTGT. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, với thế mạnh về máy móc và thiết bị,

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Các đội sản xuất trực tiếp - Đội thi công bê tông nhựa - Đội thi công cơ giới - Các đội thi công công trình

phương tiện cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực XDCTGT, các DN này vẫn đang là những DN hàng đầu trong XDCTGT ở nước tạ

2. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng: Với kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực XDCTGT, trong những năm gần đây trước sự bùng nổ của thị trường BĐS, các DN XDCTGT cũng bắt đầu đầu tư sang lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng như đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm dân cư và đô thị, xây dựng các công trình điện, thủy điện, thủy lợi, đầu tư xây dựng - kinh doanh dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, v.v...

3. Khai thác chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn: đây là những hoạt động nhằm hỗ trợ cho hoạt động chính của các DN giúp cho DN chủđộng trong sản xuất kinh doanh.

4. Các hoạt động khác nhằm tạo ra giá trị gia tăng và tận dụng cơ sở vật chất và năng lực dư thừa của DN như sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ sinh học, bao bì tự hủy, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất phân hữu cơ sinh học và sản xuất bao bì tự hủy, kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ, vận tải hàng hoá, v.v...

Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động chính như: Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành GTVT phục vụ cho TCT. Sửa chữa phương tiện thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác, cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị giao thông vận tảị Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ giao thông vận tải, v.v...

Quy trình kinh doanh của các DN XDCTGT được thể hiện qua sơ đồ 2.3:

Sơđồ 2.3. Quy trình kinh doanh của các DN xây dựng công trình giao thông

Có thể khái quát quy trình kinh doanh của các DN XDCTGT như sau: Sau khi nhận hồ sơ dự thầu, đấu thầu của các DN XDCTGT, nhà thầu sẽ chỉ định thầu và thông báo trúng thầu tới DN được lựa chọn. DN XDCTGT ký hợp đồng nhận thầu xong sẽ giao cho xí nghiệp thi công cụ thể. Tại xí nghiệp thi công, phương án tổ chức thi công sẽ được thiết lập và xí nghiệp sẽ tiến hành bảo vệ phương án kinh tế và các biện pháp thi công. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, xí nghiệp thi công tổ chức thi công theo thiết kế. Khi công trình hoàn thành, việc tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình được tiến hành. Sau đó sẽ lập biên bản nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, đồng thời DN XDCTGT sẽ bàn giao công trình cho chủđầu tư.

Tổ chức thi công theo thiết kế

và phương án được duyệt

Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình

Lập bản nghiệm thu, thanh quyết toán công trình Công trình hoàn thành,

nghiệm thu, bàn giao cho chủđầu tư, quyết toán Chỉđịnh thầu Ký hợp đồng nhận thầu Thông báo trúng thầu Hồ sơ dự thầu, đấu thầu Bảo vệ phương án kinh tế, biện pháp thi công Lập phương án tổ chức thi công

Giao cho xí nghiệp thi công cụ thể

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Do đặc điểm của các DN XDCTGT là phải thi công các công trình giao thông xa trụ sở của công ty nên công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán.

Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt, kế

toán thanh toán

Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán

Kế toán giao dịch

Kế toán xí nghiệp

trực thuộc Nhân viên ở các đội công trình trực thuộc, không tổ chức kế toán riêng Các phần hành kế toán xí nghiệp trực thuộc Thủ quỹ Sơđồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của các DN xây dựng công trình giao thông

Tại công ty, phòng kế toán công ty đóng vai trò trung tâm có nhiệm vụ thu thập, xử lý các chứng từ kế toán do các đơn vị thành viên chuyển đến đồng thời thực hiện quyết toán các công trình, hạng mục công trình, lập các báo cáo tài chính riêng công ty mẹ và lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn công tỵ

Kế toán trưởng có nhiệm vụđiều hành và tổ chức công tác trong phòng kế toán; hướng dẫn, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động của công ty trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính, kế toán đã quy định. Ngoài ra,

kế toán trưởng còn có trách nhiệm cập nhật các thông tin mới về kế toán, tài chính cho các bộ phận kế toán trong công ty và nâng cao trình độ của nhân viên kế toán. Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp phân tích các hoạt động kinh tế và đề xuất ý kiến, tham mưu cho giám đốc và các phó giám đốc cùng các bộ phận chức năng khác của công ty, là người giao dịch chính với các đối tác của công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán, kiêm kế toán chi phí giá thành có nhiệm vụ ngoài việc chịu trách nhiệm về kế toán chi phí giá thành, còn phải chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán của công ty, trực tiếp kiểm tra quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan. Kế toán tổng hợp thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tổng hợp trợ giúp kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và định kỳ lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý.

Công ty có các kế toán viên, trong đó một kế toán giao dịch với ngân hàng và kế toán thanh toán với người bán, với chủ công trình, một kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ và thanh toán tiền lương, tài sản cố định và các phần hành còn lạị

Thủ quỹ là người cuối cùng kiểm tra về các thủ tục xuất nhập quỹ và ghi vào sổ quỹ.

Tại đội công trình, nhân viên phụ trách kế toán thu thập, kiểm tra sơ bộ chứng từ ban đầu, gửi về phòng kế toán công ty theo hình thức báo sổ. Tại các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc, cán bộ phụ trách kế toán của xí nghiệp thu nhận, kiểm tra chứng từ và hạch toán tập hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình và định kỳ gửi về phòng kế toán công tỵ

2.1.4.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại các DN xây dựng công trình giao thông

Hiện nay các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đang áp dụng chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 244/2009TT-BTC ngày 31/12/2009, thông tư 106/2008 và thông tư 206/2009 ban hành về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung chếđộ kế toán DN.

Do yêu cầu quản lý và do tính chất của công tác kế toán cho DN xây lắp nên hầu hết các DN XDCTGT áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Hiện nay, công tác hạch toán được thực hiện bằng máy vi tính thông qua phần mềm kế toán (sơđồ 2.5).

Sơđồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính của các DN xây dựng công trình giao thông

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Để nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT, tác giả tiến hành khảo sát thực tế trong các DN này và kết quả tác giả đã có được 84 phiếu khảo sát thu về từ 41 DN XDCTGT. Đối tượng khảo sát là các giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, đội trưởng thi công và một số kế toán trưởng, kế toán viên của các DN nàỵ Cơ cấu các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát như sau (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Cơ cấu các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát Vị trí công tác của người được khảo sát Tỷ lệ (%)

Thành viên Ban giám đốc 9,5

Kế toán trưởng 14,3

Quản lý phòng ban 38,1

Nhân viên kế toán 9,5

Khác 28,6

Cộng 100,0

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Về số lượng lao động: Các công ty được khảo sát có số lượng nhân viên từ 30 đến dưới 100 người chiếm 24,4%. Tập trung chủ yếu (58,5%) là các công ty có số lượng công nhân viên từ 100 đến 300 ngườị Số lượng các công ty có số công nhân viên trên 300 người chiếm 17,1% (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Số lượng lao động trong các DN tham gia khảo sát Số lượng nhân viên (người) Từ 30 đến dưới 100 Từ 100 đến dưới 300 Trên 300 Cộng Số lượng 10 24 7 41 Tỷ lệ 24,4% 58,5% 17,1% 100,0% (Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Về hình thức tổ chức: Các công ty được khảo sát chủ yếu được tổ chức theo hình thức CTCP (85,4%) số còn lại 14,6% được tổ chức theo hình thức công ty TNHH MTV và loại hình DN khác. (bảng 2.3). Bảng 2.3 Loại hình các DN tham gia khảo sát Loại hình DN Công ty TNHH MTV CTCP Khác Cộng Số lượng 4 35 2 41 Tỷ lệ 9,8% 85,4% 4,9% 100% (Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả) Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của các công ty được khảo sát phần lớn từ 10 đến 50 tỷ (chiếm 56,1% số các công ty được khảo sát). Các công ty có vốn điều lệ từ 5 đến 10 tỷ chiếm 39%. Số công ty có vốn trên 50 tỷ chiếm 4,9% (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Vốn điều lệ của các DN tham gia khảo sát Vốn điều lệ (tỷđồng) Từ 5 tỷđến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến 50 tỷ Trên 50 tỷ Cộng Số lượng 16 23 2 41 Tỷ lệ 39% 56,1% 4,9% 100,0% (Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Thời gian hoạt động của các DN là một nhân tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và sự hoàn thiện của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN. Thông thường, các DN có thời gian hoạt động lâu năm sẽ có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoàn thiện và ổn định hơn do họđã có đầy đủ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng cũng như tích lũy được đủ kinh nghiệm cần thiết và có đủ thời gian để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN. Kết quả khảo sát các DN XDCT GTVT thuộc Bộ GTVT cho thấy hơn 80% các DN có thời gian hoạt động trên 5 năm. Số DN không trả lời được câu hỏi về thời gian hoạt động của DN chiếm 9,8% thể hiện sự yếu kém trong lưu trữ thông tin cũng như trách nhiệm chưa cao của người trả lời khảo sát. Đây cũng chính là rủi ro của số liệu khảo sát (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Thời gian hoạt động của các DN tham gia khảo sát Thời gian hoạt động của DN Dưới 5 năm Dưới 10 năm Trên 10 năm Không có số liệu Cộng Số lượng 0 4 33 4 41 Tỷ lệ 0,0% 9,8% 80,5% 9,8% 100,0% (Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Thời gian khảo sát thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012.

Thực tế nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT cho thấy hầu hết các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD như sau:

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN theo quy định của Chính phủ

Phần lớn các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đều thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do DNNN chiếm cổ phần chi phối, do vậy đều thuộc đối tượng phải áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN nhà nước, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc theo quy định tại Điều 12 Quy chế giám sát ban hành kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 4, mục III, Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính. Khi trả lời phiếu khảo sát, với câu hỏi: "DN của ông/bà có thực hiện đánh giá HQKD theo quy định tại Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ không?" Kết quả nhận được là 100% các DN được nghiên cứu đều trả lời là có thực hiện đánh giá HQKD theo quy định nàỵ

Việc đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD nhằm mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN nhà nước. Có thể hiểu cụ thể hơn: Khi giám sát các DN sẽ tăng cường khả năng nắm bắt kịp thời thực trạng, HQKD của DN để giúp DN khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Ở mục đích thứ hai, việc đánh giá HQKD của DN sẽ giúp phân loại DN và có các biện pháp khuyến khích động viên về vật chất, tinh thần đối với những DN và người quản lý, điều hành DN hoạt động có hiệu quả; xử lý kịp thời đối với những DN và người quản lý, điều hành DN yếu kém.

Giám sát DN có thể được thực hiện từ bên trong, tức là các công việc cụ thể cần làm do DN tự tổ chức thực hiện. Giám sát DN cũng có thể được thực hiện từ bên ngoài, tức là giám sát do chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà

nước tổ chức thực hiện (các chủ thể giám sát tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp). Việc giám sát cần được tiến hành liên tục, cả trước, trong và sau hoạt động kinh doanh của DN, có như vậy mới có thể đánh giá đầy đủ, toàn diện và chính xác về HQKD của DN.

Các DN đều đánh giá HQKD của DN theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

ạ Doanh thu và thu nhập khác:

- Doanh thu và thu nhập khác: Chỉ tiêu này được xác định căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10) + doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21) + thu nhập khác (mã số 31). Trong các DN XDCTGT, chỉ tiêu này bao gồm: toàn bộ giá trị của các hợp đồng thi công các công trình đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Ngoài doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)