Việc mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam phát triển, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giớị Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các DN trong ngành giao thông nói chung và các công ty công trình giao thông thuộc Bộ GTVT nói riêng cũng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Từ những đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ bảo đảm giao thông trong chiến tranh, theo nhu cầu phát triển của đất nước, cho đến nay đã có hàng trăm DN trong ngành giao thông được thành lập để đảm nhận nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông quốc giạ
Luật DN số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, trong đó quy định trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, các công ty Nhà nước thành lập theo quy định của Luật DN Nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc CTCP hoạt động theo Luật DN. Như vậy, việc nhiều TCT XDCTGT chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty TNHH
MTV trước ngày 01/07/2010 và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa sau năm 2010 là phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tế hoạt động của các TCT hiện naỵ Việc tổ chức lại, chuyển đổi này là giải pháp quan trọng để đổi mới hoạt động của TCT, tạo tiền đề để hình thành các Tập đoàn XDCTGT trong tương laị
Tính đến thời điểm 31/12/2010 các DN 100% vốn nhà nước thuộc Bộ GTVT gồm 66 công ty TNHH MTV. Trong số các công ty TNHH MTV nói trên có 35 DN được Bộ GTVT ra quyết định chuyển đổi thành công ty TNHH MTV năm 2010; 9 DN do các tổng công ty quyết định theo thẩm quyền; 22 DN thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ GTVT quyết định chuyển đổi thành công ty TNHH MTV năm 2009. Ngoài ra, còn có các CTCP được chuyển đổi từ DNNN thuộc diện có khó khăn về tài chính theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 54 Nghịđịnh số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ [5].
Trong thời gian vừa qua, ngành GTVT đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về GTVT, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của đất nước trong năm 2011. Căn cứ vào báo cáo đánh giá năm 2011 - năm tăng cường quản lý chất lượng công trình giao thông của Bộ GTVT, có thể nêu một số kết quả mà ngành đã đạt được như sau:
- Nhiều công trình giao thông đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ cho an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Giải quyết được nhiều vấn đề cho xã hội: tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo v.v…
- Khoa học công nghệ phát triển mạnh, đặc biệt trong xây dựng cầu, đường, việc phát triển khoa học công nghệ phần lớn do các DN tự vay vốn để
đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Đến nay, các DN của ngành đã đủ khả năng để thi công những công trình kỹ thuật phức tạp, những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao và đã bước đầu cạnh tranh được trong thị trường khu vực.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các DN thuộc Bộ GTVT còn những mặt hạn chế:
- Quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, vị trí và vai trò của công ty mẹ còn hạn chế, vai trò của người đại diện phần vốn nhà nước tại một số DN chưa cao; trình độ công nghệ mới, tiên tiến còn hạn chế, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước. HQKD và sức cạnh tranh còn thấp, nợ tồn đọng không có khả năng thanh toán còn caọ
- Khối các DN xây dựng cơ bản có HQKD, sức cạnh tranh chưa cao, tình trạng kinh doanh kém hiệu quả còn phổ biến, một số các DN kinh doanh còn thua lỗ.
- Một số các đơn vị có lỗ kinh doanh lũy kế từ các năm trước chưa được giải quyết bù đắp hết, thì lại phát sinh thêm lỗ năm nay, dẫn đến DN lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán được các khoản nợđến hạn.
- Tại một số các DN trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính còn yếu kém, đã dẫn đến có nhiều đơn vị kinh doanh bị thua lỗ, không đảm bảo được nguồn vốn nhà nước giao, tình hình tài chính mất cân đối lớn, lỗ lũy kế lớn.
- Tài sản của các DN thiếu, nguồn vốn hình thành TSCĐ chủ yếu phải vay ngân hàng, một số TSCĐ nhập khẩu từ nước ngoài với giá quá cao nhưng lại không phát huy được hết công suất.
- Hiệu quả sử dụng TSCĐ của các tổng công ty còn thấp, một số thiết bị chưa phát huy được hiệu quả do việc lựa chọn chủng loại thiết bị, điều kiện hoạt động, giá cả chưa phù hợp hoặc chưa cân đối với khả năng tài chính, quy mô hoạt động của đơn vị.
Việc tận dụng thiết bị cũ, công nghệ cũ, phương thức quản trị DN theo suy nghĩ, tư duy dập khuôn, lối mòn dẫn đến hạn chế, trong đó có ảnh hưởng đến tiến độ và một số chất lượng công trình.
Mặc dù còn một số tồn tại nhưng cũng cần ghi nhận những nỗ lực của Bộ GTVT trong việc góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông trong năm 2011. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường cả về thể chế và giải pháp đồng bộ. Bộ GTVT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, dự thảo Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây là những tiền đề quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2012.
Trong năm 2012 - năm an toàn giao thông, năm thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và
năm đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương về xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vào năm 2020. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông vận tải trong giai đoạn này như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong ngành GTVT: tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó chú ý
các chính sách đối với huy động các nguồn lực xã hội, chính sách với công tác giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, nâng cao năng lực tư vấn v.v... để đẩy nhanh tiến độ dự án; rà soát sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định liên quan đến trách nhiệm của chủđầu tư, Ban Quản lý dự án, tổ chức tư vấn, nhà thầu nhằm bảo đảm chất lượng công trình; rà soát các quy định về quản lý đơn giá, tổng mức đầu tư nhằm bảo đảm hiệu quả dự án v.v...
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm nâng cao chất lượng quy hoạch ngành GTVT trong 10 năm tới, theo định hướng của Nghị quyết Trung ương về Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong đó xác định các dự án, công trình trọng điểm ngành giao thông cần đầu tư trong 5 năm và 10 năm tới; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện nhanh, hiệu quả các công trình trọng điểm.
- Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: tập trung chỉđạo rà soát từng dự án đầu tư, có giải pháp hiệu quả, nhất là xác định rõ nguồn vốn đối với từng dự án để có kế hoạch triển khaị Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tập trung không chỉ về đường bộ, đường sắt mà cả về hàng không và cảng biển.
- Tổ chức lại vận tải hành khách và hàng hóa bảo đảm nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt chú ý công tác vận tải hành khách trong dịp lễ, Tết; kiên quyết không để thiếu xe, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trên các tuyến giao thông.
- Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ, phấn đấu giảm từ 5 đến 10% tai nạn giao thông như mục tiêu của Quốc Hội đề rạ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mỗi người dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp uống rượu bia khi tham giam giao thông; chấn chỉnh công tác đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe, đội mũ bảo hiểm v.v...
- Thực hiện các giải pháp phát triển DN trong ngành GTVT. Nghiên cứu, xây dựng DN mạnh trong cả lĩnh vực tư vấn và xây dựng công trình, có năng lực cạnh tranh, có khả năng tham gia đấu thầu quốc tế; sắp xếp, cổ phần hóa DN, cơ cấu lại DN, xử lý các DN lỗ, làm ăn không hiệu quả [6, 7].