Tiềm năng phát triển thủy sản hồ Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 147)

8. Cấu trúc luận án

3.4.1. Tiềm năng phát triển thủy sản hồ Tuyên Quang

Hồ Tuyên Quang là công trình đa mục tiêu với hai nhiệm vụ quan trọng là góp phần điều tiết lũ vùng hạ lưu và phát điện. Việc tích nước tạo hồ chứa đã kéo theo những thay đổi về chế độ dòng chảy và môi trường nước sông Gâm nhưng đồng

thời cũng mở ra những cơ hội phát triển mới dựa trên những lợi thế về ĐKTN và KT-XH. Phát triển thủy sản ở hồ Tuyên Quang là hướng đi có khả năng đem lại

hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các

địa phương khu vực hồ chứa.

3.4.1.1. Các điều kiện về nguồn nước

a. Về diện tích mặt nước và độ sâu tầng nước

- Về không gian mặt nước: Sau khi tích nước tạo hồ chứa, chiều cao mực nước

hồ tăng lên trung bình 25m so với mực nước sông trước khi có đập thủy điện. Một đoạn sông Gâm dài khoảng 75km từ đập Tuyên Quang về phía thượng lưu được mở

rộng với diện tích mặt nước là 81,94 km2 [7]. Sự mở rộng về không gian mặt nước là điều kiện thuận lợi đầu tiên làm tăng nguồn thủy sản tự nhiên và khả năng nuôi

141

thực vật nổi nên ánh sáng có thể xuyên sâu vào trong nước, tạo điều kiện cho các

loài tảo, thực vật phù du phát triển và tăng cường lượng oxy cho hồ chứa thông qua

quá trình quang hợp.

- Về chế độ dòng chảy và dao động mực nước: Trong điều kiện dòng chảy tự nhiên, dao động mực nước và diễn biến dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, lưu lượng dòng chảy đến và tác dụng điều tiết của mặt đệm. Trước khi có đập thủy điện

Tuyên Quang, mực nước sông Gâm giữa các mùa trong năm dao động với biên độ

rất lớn. Trong mùa cạn, độ sâu tầng nước phổ biến ở từ 0,5 đến 1,0m nhưng trong

mùa lũ, độ sâu tầng nước đạt 2,5-3,5m. Trong các năm lũ lớn biên độ dao động mức nước trong năm có thể lên đến 5-10m [7]. Mặc dù vào mùa lũ, mực nước sông dâng

cao, lòng sông được mở rộng nhưng thời gian duy trì mực nước chỉ ngắn vài ngày

đến vài chục ngày, tốc độ dòng chảy lại quá lớn và không ổn định. Hầu hết hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản khi chưa có hồ chứa đều mang tính thời vụ, bấp

bênh do phụ thuộc vào sự dao động lớn về mực nước và chế độ dòng chảy.

Sau khi tích nước tạo hồ chứa, mực dao động nước và chế độ dòng chảy được điều tiết bởi thủy điện Tuyên Quang nên ổn định từ 95m đến 120m. Thời gian duy trì nguồn nước được kéo dài quanh năm, riêng mực 120m được ổn định từ 2 đến 3 tháng.

Việc mở rộng diện tích mặt nước, độ sâu tầng nước được tăng cường và mực nước ổn định trong thời gian dài do sự điều tiết của đập thủy điện Tuyên Quang không những tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn mà còn cho phép phát triển đa dạng các loài thủy sản bằng việc lợi dụng các đối tượng nuôi

thích nghi với các tầng nước khác nhau trong thủy vực (hình thức nuôi ghép).

b. Về chất lượng nguồn nước

Kết quả tổng hợp và phân tích ở chương 2 cho thấy chất lượng nguồn nước hồ Tuyên Quang được đánh giá qua các chỉ tiêu về độ khoáng hóa, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các ion vi lượng, các hợp chất hữu cơ, độ pH và lượng vi khuẩn

Coliforms. Theo đó, các chỉ tiêu hóa học và sinh học của nguồn nước sông Gâm

đoạn qua hồ Tuyên Quang có sự thay đổi rõ rệt sau khi tích nước tạo hồ chứa nhưng

vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN về chất lượng nước mặt cho nuôi trồng

142

Ngoài các chỉ tiêu thủy hóa trên, nhiệt độ nước và lượng dòng chảy cát bùn cũng là những yếu tố quan trọng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản ở hồ Tuyên Quang. Nhìn chung, nhiệt độ nước lòng hồ dao động từ 7-220C, phù hợp với sự phát

triển của nhiều loài thủy sản, đặc biệt là những loài cá đặc sản của địa phương. Độ đục khu vực hồ chứa không cao (trung bình đạt 133kg/s) và có xu hướng giảm dần

theo chiều dòng chảy. Diễn biến dòng chảy cát bùn phụ thuộc chặt chẽ vào lưu lượng dòng chảy các tháng. Khoảng 90% lượng cát bùn trong năm tập trung trong

các tháng mùa lũ, trong đó từ tháng 7- 8 chiếm tới 40% lượng cát bùn cả năm.

3.4.1.2. Nguồn thức ăn tự nhiên

Sau khi hình thành hồ chứa, diện tích mặt nước lớn, với sự thông thoáng của

mặt hồ trong điều kiện thủy chế tương đối ổn định của vùng hồ đã tăng cường

nguồn thức ăn tự nhiên của các loài thủy sản thông qua sự phát triển mạnh mẽ của các loài động, thực vật thủy sinh.

Khu vực hồ Tuyên Quang có gần 50% tổng số loài động vật thủy sinh toàn lưu

vực. Trong số loài thực vật thủy sinh, ngành Tảo silic chiếm 53.2%, Tảo lam chiếm

21,3% và Tảo lục chiếm 21,3% . Trong thành phần động vật nổi, Giáp xác râu và Giáp xác chân mái chèo chiếm tỷ lệ tương ứng là 40% và 20% tổng số loài [7], [111]. Nhóm

động vật đáy phổ biến nhất là tôm, cua, ốc, hến, trai và giun. Hầu hết các loài động vật

thủy sinh đều đặc trưng cho sông, suối vùng núi và không thuộc nhóm quý hiếm cần

bảo vệ. Mặc dù số lượng loài khá phong phú nhưng mật độ động vật thủy sinh vùng hồ

Tuyên Quang ở mức thấp và tăng lên ở các vùng nước tĩnh và vào mùa kiệt.

Hệ động, thực vật thủy sinh phong phú của khu vực hồ Tuyên Quang là nguồn

thức ăn tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn lợi thủy sản tự

nhiên và nuôi trồng. Mặt khác, chính hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng góp phần

hạn chế sự phát triển quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hạn chế lượng trầm

tích hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.

3.4.1.3. Nguồn thủy sản tự nhiên

LVS Gâm có trên 160 loài cá, trong đó, có tới 37 loài chỉ gặp ở khu vực Na Hang. Cho đến nay đã xác định được 25 loài cá có giá trị kinh tế cao và 9 loài quý hiếm cần bảo vệ đã được ghi trong Sách Đỏ Việt nam. Các loài cá có giá trị kinh tế

143

Sự phong phú về các loài cá tự nhiên của lưu vực là cơ sở cho hoạt động đánh bắt

từ lâu đời của một bộ phân cư dân địa phương và việc lựa chọn các đối tượng nuôi

trồng phù hợp. Kết quả điều tra của Viện Địa lý năm 2009 cho thấy, nghề khai thác cá

trên sông Gâm ở khu vực hồ Tuyên Quang diễn ra không thường xuyên và chủ yếu được tiến hành trong thời kỳ mùa kiệt, bằng những công cụ đánh bắt đơn giản.

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc phát triển thủy sản hồ Tuyên Quang cũng

gặp một số khó khăn. Hàm lượng một số chỉ tiêu hóa học gây ô nhiễm nguồn nước có xu hướng tăng lên. Việc điều tiết nước ở những ao nuôi vùng bán ngập gặp nhiều khó khăn, nhất là về mùa mưa. Nhận thức của người dân và chính quyền ở một số địa phương chưa đầy đủ về tiềm năng và hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản

trên hồ chứa. Công tác quản lý nuôi trồng, khai thác thuỷ sản chưa chặt chẽ. Năng

lực hoạt động của các hợp tác xã thuỷ sản hiện có còn yếu và chưa đồng đều, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng.

3.4.2. Tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hTuyên Quang

3.4.2.1. Vị trí địa lý

Vùng lòng hồ Tuyên Quang nằm cách TP. Tuyên Quang 110km theo đường

bộ, tiếp giáp 3 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Từ hồ Tuyên Quang có thể dễ dàng đi bằng đường thủy tới Ba Bể (Bắc Kạn) và Bắc Mê (Hà Giang).

Về mặt tự nhiên, vị trí hồ nằm ở các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Sự hoang sơ, hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên với hơn 83% diện tích tự

nhiên là rừng đã tạo cho hồ Tuyên Quang nói riêng, các địa phương khu vực hồ

chứa nói chung luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ của một vùng sinh thái đa dạng.

Tuy nhiên, do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, gần cửa ngõ đón gió mùa mùa đông nên điều kiện khí hậu vùng hồ Tuyên Quang có sự phân mùa rõ rệt trong

chế độ nhiệt và ẩm. Biên độ nhiệt năm có thể lên đến 12-140C. Mùa mưa chiếm trên 70% tổng lượng mưa năm. Điều này sẽ chi phối mạnh mẽ tính mùa vụ trong hoạt động du lịch vùng lòng hồ.

Về mặt KT-XH, khu vực hồ Tuyên Quang có trên 70.000 người, chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Đây là vùng giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát,

hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi

144

3.4.2.2. Địa chất - địa hình

Một mặt, lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp của khu vực vừa đòi hỏi

vừa tạo nên những nhu cầu cần tiếp tục có những nghiên cứu, khám phá. Mặt khác, đây

cũng chính là yếu tố nền tảng tạo nên sự đa dạng của cấu trúc địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính độc đáo của các dạng địa hình vùng hồ Tuyên Quang.

Địa hình khu vực hồ Tuyên Quang chủ yếu là núi trung bình và núi thấp nhưng có sự chia cắt phức tạp. Lòng hồ có dạng hẻm vực do các dãy núi men sát dòng chảy và chạy dài theo hướng chảy chính là tây bắc - đông nam. Do chảy qua

vùng cấu tạo bởi đá vôi nên mật độ dòng chảy thấp, trung bình đạt 0,5km/km2. Các phụ lưu có độ dốc lớn và nhiều ghềnh, thác.

Những đặc trưng về cấu trúc địa chất - địa hình và thành phần nham thạch trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đã làm cho khu vực hồ Tuyên Quang có quá trình karst phát triển mạnh mẽ, tạo nên những dạng địa hình karst mặt và ngầm rất độc đáo ngay

trong lòng hồ và ven hồ chứa. Một số hang động đã được xếp hạng di tích cấp Quốc

gia từ năm 2009.

Quá trình địa mạo của dòng nước cũng đồng thời tạo nên những thác nước đẹp ven hồ, được gắn liền với những sự tích và truyền thuyết huyền bí, có khả năng

khai thác cho mục đích phát triển du lịch như thác Pắc Ban, Khuổi Nhi, Nặm Me, Khuổi Súng, Đầu Đản... trong đó, thác Pắc Ban là di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.

3.4.2.3. Khí hậu

Khí hậu khu vực hồ Tuyên Quang mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá phức tạp, có mùa đông lạnh và khô hơn so với các khu vực khác của hệ thống

sông Lô-Gâm nhưng ấm và ẩm hơn so với khu Đông Bắc (đã được phân tích ở chương 2). Theo chỉ tiêu sinh học đối với con người của các học giả Ấn Độ [dẫn bởi

145], hầu hết các yếu tố thời tiết, khí hậu chủ yếu của vùng hồ Tuyên Quang rất

thuận lợi đối với con người. Trong đó, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của

vùng hồ Tuyên Quang ở mức khá thích nghi và thích nghi. Theo đánh giá về mức độ tốt - xấu của thời tiết đối với sức khỏe con người của Nguyễn Khanh Vân

(2006), các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió đều thuộc mức tốt đến rất tốt.

Tuy nhiên, do tính phân mùa sâu sắc của nhiệt độ và lượng mưa nên không phải

145

hoạt động du lịch. Những bất lợi của điều kiện khí hậu dễ nhận thấy là biên độ nhiệt trong năm quá lớn (12-140C) và nền nhiệt độ trung bình mùa đông thấp. Lượng mưa

lớn lại tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hạ là tác nhân quan trọng dẫn đến lũ lụt, trượt lở đất đá liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên lưu vực hồ trong thời gian từ tháng 6

đến tháng 9. Trong mùa mưa cũng đồng thời xuất hiện những nhiễu động thời tiết như

dông, lốc xoáy, áp thấp, bão nhiệt đới... Những khó khăn trên đã phần nào làm ảnh hưởng và chi phối tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với hình thức thăm quan bằng thuyền trên hồ chứa trong mùa mưa lũ.

3.4.2.4. Thủy văn và tài nguyên nước

Khi chưa hình thành hồ chứa, điều kiện thủy văn và tài nguyên nước sông Gâm

nhìn chung không thuận lợi cho hoạt động du lịch do sự tương phản về lưu lượng dòng chảy theo mùa và sự hạn chế về diện tích mặt nước cũng như độ sâu tầng nước.

Từ năm 2008, khi thủy điện Tuyên Quang đi vào hoạt động, lưu lượng dòng chảy và mực nước mặt sông Gâm tại tuyến đập Tuyên Quang có sự khác biệt lớn so với trước đó. Ở thượng lưu đập, một đoạn sông dài khoảng 75km được mở rộng để

tạo thành hồ chứa. Diện tích mặt nước mở rộng trung bình gấp 3 lần so với mực nước

sông thời kì cao nhất trước khi tích nước, đồng thời mực nước hồ dâng cao trên 25m so với mực nước sông tự nhiên. Việc xây dựng hồ Tuyên Quang đã tạo ra những lợi

thế lớn về điều kiện thủy văn và nguồn nước cho mục đích phát triển du lịch:

- Diện tích mặt nước được mở rộng do mực nước được dâng cao đã tạo nên không gian cần thiết cho các hoạt động thăm quan, khám phá vùng lòng hồ. Việc

hình thành hồ chứa cùng với những ưu thế về điều kiện địa chất - địa hình của khu

vực đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên có sức hấp dẫn lớn đối với hoạt động

du lịch, đặc biệt là hướng phát triển DLST vùng lòng hồ.

Sự phát triển của hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản dựa trên những

thuận lợi về các ĐKTN, sự phong phú về nguồn lợi thủy sản tự nhiên và nguồn thức ăn sẵn có cũng đồng thời là một trong những lợi thế quan trọng để thúc đẩy sự phát

triển của hoạt động du lịch vùng hồ Tuyên Quang.

Một yếu tố không thể tách rời khỏi cảnh quan tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang chính là công trình thủy điện Tuyên Quang. Vị trí của tuyến công trình cách trung tâm thị trấn Na Hang 2km về phía bắc. Công trình thủy điện Tuyên

146

Quang gồm có 3 hạng mục chính là: đập chính cao 97,3m; đập tràn xả lũ và nhà máy thủy điện với 3 tổ máy. Trong đó, đập chính là loại đập đá đầm nện bản mặt bê tông đầu tiên của Việt Nam [7]. Mặc dù là một yếu tố nhân tác nhưng sự xuất

hiện của đập thủy điện Tuyên Quang không những tạo nên vùng hồ với những đặc trưng sinh thái độc đáo mà còn là một điểm nhấn quan trọng trong hành trình

thăm quan, khám phá vùng lòng hồ.

3.4.2.5. Sinh vật

Đa dạng sinh học là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.

Bên cạnh những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, những làng nghề, phong

tục truyền thống độc đáo... những yếu tố tự nhiên đang có sức cuốn hút mạnh mẽ.

Các phân tích ở chương 2 đã cho thấy, tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới

gió mùa ẩm cùng với lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài, sự phân hóa phức tạp của địa

hình, thổ nhưỡng... đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài động, thực vật và kiểu

HST khu vực hồ Tuyên Quang. Trên lưu vực hồ có mặt hầu hết các kiểu và phụ kiểu

thảm thực vật điển hình của vùng đồi núi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Đặc biệt, vùng hồ Tuyên Quang còn có khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản

Bung với tổng diện tích gần 40.000 ha. Ngoài mục đích quan trọng là bảo vệ và duy trì tính đa dạng của các HST vùng hồ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)