8. Cấu trúc luận án
2.1.3. Các điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư và lao động a. Dân cư
LVS Gâm là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc với dân số gần 730.000 người
(2010). Mật độ dân số của các địa phương trên LVS Gâm dao động từ 50 đến dưới 100 người/km2 (năm 2010), vào loại thấp so với mật độ dân số chung của cả nước.
65
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên lưu vực nghiên cứu còn khá cao, thời kỳ 1995 - 1999 tỷ suất gia tăng tự nhiên trung bình năm khoảng 2,3%. Tuy nhiên chỉ số này
đang có xu hướng giảm dần hàng năm. Đến năm 2009, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
các địa phương dao động trong khoảng 1,0 đến 1,5%/năm. Mức gia tăng dân số có
sự khác biệt giữa vùng thấp và vùng cao, giữa thành thị và nông thôn. Các huyện vùng núi cao đá vôi, nơi tập trung đông người H’Mông, người Dao có mức tăng tự
nhiên cao nhất (1,5%-1,8%/năm). Các khu vực thị xã, thị trấn, mức tăng thấp hơn
(1,0-1,2%/năm) (phụ lục 2.8).
Kết cấu dân số theo giới tính ở LVS Gâm trong những năm gần đây tương đối ổn định. Tỷ lệ dân số phân theo giới tính không có sự chênh lệch nhiều (49,5% nam
và 50,5% nữ). Dân cư phân bố không đồng đều. Sự chênh lệch về phân bố dân cư
thể hiện rõ nét ở sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn (bảng 2.4).
Quá trình công nghiệp hóa và sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy
sự phát triển của các đô thị, số dân thành thị đã tăng lên nhanh chóng ở các đô thị
lớn của lưu vực. Tuy nhiên, so với các lưu vực khác, có thể nhận thấy mức độ đô thị
hoá và tỉ lệ dân đô thị của LVS Gâm còn rất thấp.
Về thành phần dân tộc, trên lưu vực có 15 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Tày chiếm số lượng đông nhất, sống tập trung ở Bắc Quang, Vị Xuyên (26% dân số Hà Giang), Chiêm Hoá, Na Hang (25% dân số Tuyên Quang).
Bảng 2.4. Dân số thành thị - nông thôn các địa phương LVS Gâm năm 2010 Đơn vị: Người Tỉnh Tổng số Thành thị Tỷ lệ (%) Nông thôn Tỷ lệ (%) Bắc Kạn 109.867 8.240 7,5 101.627 92,5 Tuyên Quang 236.923 15.874 6,7 221.049 93,3 Cao Bằng 124.999 11.250 9,0 113.749 91,0 Hà Giang 257.634 21.641 8,4 235.993 91,6 Tổng số 729.423 56.895 7,8 672.528 92,2
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các địa phương LVS Gâm năm 2010
Đời sống và canh tác của người dân trong lưu vực gắn liền với nguồn nước tự
nhiên. Cộng đồng cư dân bản địa có tập quán truyền thống cư trú và canh tác theo nguồn
66
lượng nguồn nước trên các suối nhằm cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất cho gia đình.
Đây còn là vùng đầu nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
b. Lao động
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2002 - 2010, dân số trong độ tuổi lao động
các tỉnh LVS Gâm đã tăng từ 320 lên hơn 426 nghìn người. Số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Năm 2010, số lao động
trong ngành nông, lâm nghiệp các địa phương LVS Gâm chiếm 78,0% tổng số lao động. Lao động trong ngành công nghiệp chiếm 8,5% và dịch vụ là 13,5%.
Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản sang hai
khu vực còn lại của lưu vực diễn ra với tốc độ rất chậm chạp. Từ 2002-2010, tỷ
trọng lao động của khu vực nông lâm nghiệp chỉ giảm trung bình mỗi năm 0,7%. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị trên toàn LVS Gâm vào khoảng 6,0%, ở nông thôn, tình trạng thiếu việc làm vẫn diễn ra rất phổ biến.
Dân cư - lao động và sự phát triển KT-XH của LVS Gâm luôn gắn bó mật
thiết với nhau, tác động qua lại rất phức tạp. Bằng các hoạt động sản xuất của mình,
con người tác động lên đất đai, làm biến đổi nó theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
nhằm phục vụ lợi ích của mình.
2.1.3.2. Về cơ sở hạ tầng
Cho đến năm 2010, 100% số xã trong lưu vực đã có điện thoại, trên 90% số
xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi,
vùng dân tộc thiểu số của các huyện trong lưu vực còn rất thấp kém và lạc hậu, đặc
biệt là hệ thống giao thông các huyện miền núi. Chất lượng đường rất thấp, hệ
thống cầu cống mang tính tạm bợ. Trong các bản, làng, buôn chủ yếu là đường bộ
nhỏ, đường rừng. Các trục quốc lộ đi các huyện trong lưu vực đến mùa mưa thường
bị sụt lở, việc đi lại rất khó khăn. Các công trình thuỷ lợi cho sản xuất cũng như
việc đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt còn hạn chế. Tình trạng thiếu nước sản xuất
và sinh hoạt còn diễn ra thường xuyên ở các địa phương vùng cao, vùng biên giới.
2.1.3.3. Giáo dục, y tế và văn hóa - xã hội
Về giáo dục, từ năm học 2005-2006 đến nay, 100% số xã phường ở lưu vực
nghiên cứu đã có trường tiểu học. Ngoài ra, trên địa bàn các huyện đều có trường
67
địa phương đang có sự quan tâm thoả đáng nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo
dục cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện vùng cao. Số lượng học sinh
thuộc các dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng cơ sở trường lớp hạn chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về
chuyên môn là một thực tế cần được quan tâm ở các huyện vùng cao. Bên cạnh đó,
hiện tượng bỏ học của học sinh còn nhiều. Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục ở
các huyện vùng cao lưu vực nghiên cứu còn thấp so với yêu cầu.
Về y tế, mặc dù ngành y tế đã có nhiều cố gắng nhưng cho đến nay một số địa phương vẫn chưa có trạm y tế cấp xã. Tính đến năm 2010, số xã có bác sĩ chuyên trách mới chỉ đạt khoảng 50-60%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế ở
cấp huyện, xã còn yếu. Đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc và dụng cụ chuyên môn đã gây nhiều bất cập trong việc khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Về văn hóa - xã hội, LVS Gâm là một vùng sinh thái và văn hóa đa dạng với
nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Cộng đồng dân cư cùng sinh sống trong ĐKTN phân hóa mạnh mẽ, với những phong tục, tập quán độc đáo đã tạo nên một không gian văn hóa đa sắc màu. Trong năm có nhiều lễ hội truyền
thống diễn ra ở các địa phương. Hàng chục di tích lịch sử, cách mạng, tâm linh đã được
xếp hạng cấp Quốc gia. Mặt khác, nhiều địa phương trên LVS Gâm được coi là cái nôi của phong trào cách mạng trong những năm kháng chiến. Tuy có những đặc điểm cư
trú và giao tiếp chung tương đối thuần túy, nhưng cộng đồng của các dân tộc ở đây lại
mang theo những đặc thù riêng biệt và rất độc đáo. Điều này đã tạo nên nét đa dạng trong văn hoá cũng như các tập quán canh tác của dân cư trong lưu vực.
Lịch sử cư trú và sản xuất lâu đời đã tạo cho người dân có vốn kinh nghiệm
lớn trong sản xuất và khai thác TNTN. Sự đan xen về không gian cư trú, sản xuất
của các dân tộc trên lưu vực đã tạo nên sự giao thoa của phong tục tập quán và kinh nghiệm sản xuất, tạo nên hệ thống kiến thức bản địa của cộng đồng các dân tộc. Ở
một mức độ nhất định, điều này được coi là một trong những thuận lợi đối với việc
triển khai các biện pháp, mô hình sản xuất tiên tiến, phù hợp với ĐKTN ở mỗi địa phương và tập quán cư trú, canh tác đặc thù của các dân tộc. Thông qua các kiến
thức bản địa, các cấp quản lý ở địa phương có thể hỗ trợ người dân và các thôn bản
tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên dựa trên vốn kinh nghiệm sản xuất sẵn có. Ngược lại, trong quá trình triển khai các biện pháp và mô hình quản lý tài nguyên
68
dựa vào cộng đồng, các dân tộc, các thôn bản có điều kiện để trao đổi, thử nghiệm
những kinh nghiệm được tích lũy và có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các chương
trình khuyến nông, khuyến lâm, các dịch vụ thông tin thị trường.
Việc khai thác các giá trị văn hoá từ các lễ hội truyền thống gắn với hoạt động
du lịch tâm linh, DLST là một trong những ưu thế để thu hút ngày càng đông du khách đến với các địa phương LVS Gâm. Đối với khách du lịch trong và ngoài
nước, đây chính là cơ hội để tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa.
Nhiều địa phương trên lưu vực trong các năm gần đây đã tiến hành tổ chức Tuần văn hóa - Du lịch, Hội chợ Thương mại - Du lịch, phát triển làng nghề nhằm quảng
bá và tuyên truyền tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó, do có ưu thế hơn về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn nên Tuyên Quang là tỉnh có sự thành công lớn
trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút khách thăm
quan, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay.
Mặc dù vậy, những hạn chế về trình độ nhận thức của người dân, vốn chiếm đa số là các dân tộc thiểu số trong nhiều năm trước đây đã ảnh hưởng lớn tới việc
lựa chọn phương thức khai thác, TNTN và BVMT:
- Tình trạng du canh, du cư hoặc các mô hình canh tác chưa hướng tới việc
bảo vệ tài nguyên và môi trường diễn ra phổ biến ở các địa phương là một trong
những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng và gia tăng diện tích đất trống đồi
núi trọc trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.
- Cho đến nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc ổn định
và nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ nhận thức của người dân nhưng tình trạng du canh, du cư chưa được giải quyết triệt để.
- Do điều kiện cư trú và canh tác, mối quan hệ của người dân, các bản làng với
các tổ chức, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương rất hạn chế nên hệ thống
khuyến nông, khuyến lâm, quỹ tín dụng khó có thể lập kế hoạch hỗ trợ người dân
nhằm ổn định sản xuất.
2.1.3.4. Tác động của công trình thủy điện Tuyên Quang đến tài nguyên, môi trường lưu vực sông Gâm
Nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng ở thị trấn Na Hang, huyện
69
xây dựng cả 3 tổ máy và bàn giao cho Công ty thủy điện Tuyên Quang quản lý vận
hành (phụ lục 2.9). Đây là công trình đa mục tiêu, với các nhiệm vụ chủ yếu là phòng lũ, phát điện và cung cấp nước tưới cho hạ lưu. Hồ Tuyên Quang là hồ điều
tiết nhiều năm, có diện tích 81,94 km2 ứng với mực nước dâng bình thường là 120m. Dung tích toàn bộ của hồ chứa là 2.244,9 triệu m3 và dung tích hữu ích
1.699,0 triệu m3 [7], [111].
Cũng giống như nhiều công trình thủy điện đa mục tiêu khác trên cả nước. Hệ
thống đập hồ Tuyên Quang có những tác động lớn theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến tài nguyên, môi trường LVS Gâm (phụ lục 2.10).
Những tác động tích cực chủ yếu của thủy điện Tuyên Quang là: cung cấp điện năng; cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hóa và tạo điều kiện phát
triển các ngành kinh tế của địa phương; điều tiết lũ và nguồn nước tưới cũng như
hạn chế thiệt hại do lũ lụt vùng hạ lưu.
Những tác động tiêu cực chủ yếu của thủy điện Tuyên Quang là: sự xáo trộn đời sống của một bộ phận cư dân trong khu vực thực hiện dự án; diện tích đất nông
- lâm nghiệp bị chìm ngập khá lớn (trong đó đáng chú ý là sự suy giảm diện tích đất
rừng tự nhiên và đất trồng lúa); MTST bị biến đổi v.v.
Ở mỗi giai đoạn thực hiện dự án, những tác động này có sự biểu hiện ở mức độ khác nhau. Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công công trình, những tác động chủ
yếu liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, di dân TĐC và thu dọn mặt bằng vùng lòng hồ. Trong giai đoạn tích nước và vận hành, những tác động tới môi trường của
thủy điện Tuyên Quang thường diễn ra trên phạm vi rộng như: mất đất do bị ngập nước; thay đổi chế độ dòng chảy; quá trình xói lở và bồi lắng lòng dẫn; những biến đổi về MTST; hiệu quả KT-XH và những lợi ích mang lại của công trình v.v.
Trong số các tác động của thủy điện Tuyên Quang, số lượng khá lớn dân cư (chủ
yếu là các dân tộc thiểu số) phải di chuyển là tác động lớn nhất về mặt xã hội, đặc biệt
là ở tỉnh Tuyên Quang. Theo báo cáo của Ban di dân thủy điện Tuyên Quang và Ban quản lý dự án thủy điện 1, tổng số có 4.750 hộ với 23.351 người chịu ảnh hưởng. Trong đó có 20.676 người thuộc 4.240 hộ phải di chuyển. Ngoài ra, còn hàng nghìn
70
Tuyên Quang là 86 (thuộc 11 xã, thị trấn của Na Hang, 02 xã của Lâm Bình); Hà Giang là 04 (thuộc 2 xã của huyện Bắc Mê) và Bắc Kạn là 01 (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Tổng số hộ, số nhân khẩu bị ảnh hưởng, bị ngập và số dân phải di rời của thủy điện Tuyên Quang
Số dân bị ảnh hưởng Ngập nhà và đất sản xuất Ngập đất sản xuất Kiến nghị phải di chuyển Tỉnh
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu
Tuyên Quang 4.220 20.553 3.815 18.260 58 400 3.873 18.660 Hà Giang 479 2.509 288 1.533 30 205 318 1.738
Bắc Kạn 51 289 41 230 8 48 49 278
Tổng cộng 4.750 23.351 4.144 20.023 96 653 4.240 20.676
Nguồn: Báo cáo của Ban di dân thủy điện Tuyên Quang và Ban quản lý dự án thủy điện 1
Tại các địa phương chịu ảnh hưởng, công tác di dân được thực hiện theo 2 hướng là di dân tại chỗ và di dân sang các huyện, tỉnh khác. Trong đó, di dân tại chỗ thường ít gây những xáo trộn lớn đối với cuộc sống người dân, quản lý dễ dàng và chi phí cũng thấp hơn nhiều so với di cư sang các địa phương khác.
Trong tổng số dân phải di chuyển có tới 90% là đồng bào các dân tộc ít người.
Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là dân tộc Tày chiếm 49%, dân tộc Dao (27%), dân tộc Cao
Lan và H’mông (8%). Cộng đồng dân cư phải di chuyển hầu hết phụ thuộc vào nghề nông, canh tác lúa và nương rẫy, có phong tục tập quán, đặc điểm cư trú rất phong phú và đa dạng. Đây chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới phương phướng
khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực.