Tác động của dự án thủy điện đến tài nguyên, môi trường trên các lưu vực sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận án

1.2.2. Tác động của dự án thủy điện đến tài nguyên, môi trường trên các lưu vực sông

Các hồ chứa thủy điện đơn mục đích hoặc đa mục đích là một biện pháp công

trình khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh những hiệu quả KT-XH, các dự án phát triển thủy lợi, thủy điện luôn có những tác động tiêu cực lớn đối với

cả hệ thống MTTN và KT-XH. Tùy theo từng loại dự án và quy mô dự án phát triển

thủy điện mà có những tác động đến môi trườngở mức độ khác nhau.

Đối với MTTN, một hệ thống đập hồ thủy điện được hình thành với bất kì một mục đích phát triển nào đều có chung một tác động cơ bản là làm chìm ngập

một bộ phận lưu vực hình thành hồ chứa nước. Việc hình thành hồ chứa và hoạt động của nhà máy thủy điện cũng làm thay đổi chế độ dòng chảy, xói lở và bồi

lắng lòng hồ, lòng sông, thay đổi và làm xuất hiện những HST mới, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, thay đổi điều kiện vi khí hậu

vùng hồ chứa…

Đối với môi trường KT-XH, diện tích bị chìm ngập hình thành hồ chứa có thể

là các HST tự nhiên hoặc địa bàn cư trú, sản xuất với những công trình xây dựng,

giá trị thẩm mĩ, văn hóa, khoa học của con người. Chính vì thế, các dự án thủy điện

37

có những tác động tiêu cực đến MTST như chặt phá rừng làm nhà ở, canh tác nương rẫy, du canh, du cư, xói mòn và hoang mạc hóa (phụ lục 1.1, hình 1.2).

Như vậy, không gian chịu tác động không chỉ là diện tích vùng hồ chứa mà bao gồm cả thượng lưu, lòng hồ và hạ lưu đập chắn, thậm chí cả vùng cửa sông.

Một số ít tác động có liên quan trực tiếp đến thời gian thi công kết thúc ngay khi

quá trình thi công dự án hoàn thành còn hầu hết là các tác động mang tính lâu dài, tiềm ẩn và có thể biểu hiện trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài

1.2.3.1. Phân tích hiện trạng tài nguyên, môi trường LVS Gâm như là hệ quả của mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa các ĐKTN, KT-XH và tác động của hồ Tuyên Quang đến toàn bộ hệ tự nhiên - MTST lưu vực

Trong mối quan hệ giữa các ĐKTN và KT-XH với tài nguyên, môi trường

LVS Gâm, các ĐKTN quy định đặc điểm tài nguyên, môi trường lưu vực được hình thành trong lịch sử thành tạo cảnh quan dưới tác động của các quá trình tự nhiên diễn ra trong lưu vực. Sự biến đổi trạng thái và chất lượng tài nguyên, môi trường

LVS Gâm chủ yếu là hệ quả tác động của tác nhân con người trong hoạt động khai

thác, sử dụng tài nguyên và xây dựng các công trình kỹ thuật, đặc biệt là đập hồ

Tuyên Quang. Đối với LVS, hệ quả của các tác động này đến sự biến đổi tài Làm mất hoặc suy

giảm tài nguyên và chất lượng môi trường

Cải thiện MTTN

Lợi ích kinh tế của

việc sử dụng nước

Nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho người dân

Tổn hại đến cuộc

sống dân cư vùng

lòng hồ

Suy thoái MTST giai

đoạn thi công và biến đổi môi trường nước hạ lưu

Hình 1.2. Sơ đồ khái quát các tác động môi trường của dự án thủy điện

KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN

38

nguyên, môi trường được biểu hiện rõ nhất và mang tính dây truyền là tài nguyên

đất, lớp phủ thực vật và tài nguyên nước mặt.

1.2.3.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực chủ yếu tập trung vào ba loại tài nguyên là tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước mặt

LVS là hệ thống tự nhiên tương đối hoàn chỉnh đối với các quá trình tự nhiên gắn kết các bộ phận thượng, trung và hạ lưu trong cấu trúc ngang của lưu vực. Trong LVS Gâm, đập hồ Tuyên Quang đã làm phân phối lại tài nguyên nước, cơ

cấu sử dụng, quản lý đất và biến đổi rừng.

Hướng tiếp cận của đề tài là xác định yêu cầu SDHL tài nguyên đất, rừng và

nước mặt dựa trên phân tích đặc điểm ĐKTN, KT-XH, tình trạng khai thác, sử dụng và hiện trạng tài nguyên, môi trường làm cơ sở đề xuất SDHL các loại tài nguyên này.

Cùng với việc khai thác và SDHL nguồn nước mặt sông, hồ thì đối với toàn bộ

diện tích LVS Gâm, việc phân tích lưu vực về XMTN, tình trạng thoái hóa đất, tiềm năng đất đai, trạng thái rừng là cơ sở đề xuất phân cấp đầu nguồn, cơ cấu sử dụng đất hợp lý, xác định tỷ lệ che phủ và phục hồi rừng nhằm giữ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn-bồi lắng lòng hồ. Cách làm này được coi là khâu then chốt trong

SDHL tài nguyên, BVMT LVS Gâm và góp phần đảm bảo hiệu suất sử dụng công

trình thủy điện Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)