Xuất sử dụng hợp lý và phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 133 - 135)

8. Cấu trúc luận án

3.2.2.xuất sử dụng hợp lý và phục hồi rừng

3.2.2.1. Đề xuất thứ tự ưu tiên phục hồi lớp phủ rừng (theo xã)

Kết quả đánh giá mất CBCP, tỷ lệ diện tích che phủ rừng phòng hộ (theo cấp

xã) là những cơ sở để luận án đề xuất thứ tự ưu tiên phục hồi rừng các địa phương trên lưu vực. Cụ thể về thứ tự ưu tiên phục hồi rừng theo xã như sau:

- Đối với 83 xã có mức độ mất CBCP trung bình và mức mất CBCP thấp, cần

khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi diện tích, chất lượng rừng hiện có và trồng bổ sung

và trồng rừng mới nhằm mở rộng diện tích che phủ. Trong đó cần sớm đầu tư triển

khai ở Chiêm Hoá, Ba Bể, Na Hang vì đây là những địa phương nằm trong phạm vi

phân bố của các hồ chứa đa mục tiêu lớn trên lưu vực, có vai trò phòng hộ trực tiếp

nhằm hạn chế xói mòn đất và bồi lắng lòng hồ chứa cũng như hạn chế các tai biến

127

- Đối với 62 xã có mức mất CBCP cao cần triển khai trồng rừng mới nhằm mở

rộng diện tích che phủ đồng thời với việc khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi diện tích

các loại rừng hiện có, đặc biệt là đối với Cao Bằng và Hà Giang vì đây những tỉnh

có số lượng xã mất CBCP ở mức cao nhiều nhất.

3.2.2.2. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên rừng

Căn cứ vào các ĐKTN, kết quả phân cấp PHĐN, khả năng đất đai, hướng sử

dụng đất cho các loại hình sử dụng đất chính và kết quả đánh giá mất CBCP lưu

vực, luận án đề xuất các giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng LVS Gâm như sau:

- Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý nhà nước ở các địa phương về bảo về

và phát triển tài nguyên rừng, kết hợp với sự tham gia của người dân địa phương.

- Đối với rừng phòng hộ trên lưu vực. Căn cứ vào kết quả đề xuất diện tích

rừng phòng hộ trên lưu vực, những địa phương có diện tích rừng phòng hộ lớn

thuộc các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng); Lâm Bình, Chiêm Hoá (Tuyên Quang); Bắc Mê, Yên Minh, Đồng Văn (Hà Giang) và Pắc Nặm (Bắc Kạn). Cần

thiết phải có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với diện tích rừng phòng hộ

tại các địa phương này. Mặt khác, cần tận dụng các diện tích đất rừng hiện có trên

các địa phương này để tiến hành trồng rừng, mở rộng diện tích rừng phòng hộ.

- Đối với rừng đặc dụng: LVS Gâm có diện tích rừng đặc dụng khá lớn

(117.276,5ha), chiếm trên 10% tổng diện tích tự nhiên của lưu vực. Công tác quản

lý và bảo tồn các khu rừng đặc dụng trên lưu vực vẫn dựa nhiều vào nguồn tài trợ

quốc tế và lực lượng kiểm lâm. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp, cơ chế

nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư và nguồn tài chính trong nước (Nhà nước, địa phương và nguồn thu từ việc khai thác các giá trị bảo tồn) trong việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản lý và hỗ trợ tổ chức bảo vệ tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng trên lưu vực. Đánh giá và kiểm soát ảnh hưởng của các dự án phát triển trên lưu vực có liên quan đến các khu rừng đặc dụng, đặc biệt là ảnh hưởng của hoạt động DLST

vùng hồ Tuyên Quang, hồ Ba Bể đến tính đa dạng sinh học khu BTTN Tát Kẻ - Bản

Bung và Vườn Quốc gia Ba Bể.

- Đối với rừng sản xuất: Kết quả phân cấp PHĐN cho thấy, diện tích đất rừng

sản xuất của LVS Gâm rất lớn (trên 400.000ha). Đây là loại hình sử dụng đất có sự

128

vậy, cần có chính sách và biện pháp về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ

thống tín dụng địa phương nhằm hỗ trợ nông dân trong việc trồng rừng, thực hiện giao đất, giao rừng, phát triển nông - lâm nghiệp sinh thái, các mô hình NLKH. Đa

dạng hoá các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ nông - lâm nghiệp

và chế biến nông - lâm sản. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống thương mại tư

nhân ở các địa phương trong cung ứng vật tư nông - lâm nghiệp và tiêu thụ nông

sản. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và tận thu sản phẩm nông - lâm nghiệp.

- Đối với diện tích đất rừng bỏ trống, đặc biệt là đất rừng phòng hộ chưa có rừng

(15,5% diện tích lưu vực) cần triển khai trồng rừng mới. Tận dụng khả năng phục hồi

của thảm thực vật cây bụi tự nhiên nhằm tăng độ che phủ, cải tạo đất và hạn chế xói

mòn. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc xác định cơ cấu cây trồng và các mô hình canh tác phù hợp trên các vùng đất rừng sản xuất bỏ trống (27% diện tích lưu vực).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 133 - 135)