8. Cấu trúc luận án
1.1.2. Tổng quan các hướng nghiên cứu ở Việt Nam về sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường lưu vực
1.1.2.1. Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của nghiên cứu địa lý tự nhiên và cảnh quan là phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp và phân vùng cảnh quan phục vụ quy
hoạch lãnh thổ quốc gia hay khu vực [69]. Trong giai đoạn 1954 đến trước 1986,
nhiện vụ này được Nhà nước xác định nghiên cứu trong những chương trình điều tra cơ bản TNTN thành phần và tổng hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu khai thác,
sử dụng và cải tạo tự nhiên phục vụ phát triển KT-XH. Yêu cầu trước tiên đặt ra trong giai đoạn này là nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ để phát hiện tính cá thể của
19
mỗi địa tổng thể. Chính vì thế nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước
tập trung vào phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam. Những nghiên cứu trong
giai đoạn này có giá trị về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy địa lý và phát triển KT-XH. Các kết quả đạt được đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo các lý thuyết và kinh nghiệm của trường phái địa lý Liên Xô (cũ) vào ĐKTN đa dạng đặc
thù của Việt Nam.
Cùng với nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp, các công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên bộ phận (khí hậu, thổ nhưỡng,..) đã được triển khai như “Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Tây Nguyên”, “Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất bazan Tây Nguyên” (Nguyễn Đình Kỳ và nnk, 1984-1987) nhằm đề xuất giải pháp SDHL lãnh thổ và BVMT.
Những kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan được vận dụng
rộng rãi, hoàn thiện về mặt lý luận và khẳng định vai trò quan trọng trong tất cả các hướng nghiên cứu của địa lý hiện đại. Tác giả Phạm Hoàng Hải và nnk đã công bố
công trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1997). Nội dung nghiên cứu của công trình
đã phân tích đặc điểm và biến đổi của tự nhiên Việt Nam với vai trò là các nhân tố
tạo thành cảnh quan; tổng luận những vấn đề lý luận của cảnh quan học và việc vận
dụng trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ cho các
nhà cảnh quan phải nghiên cứu xem xét tổng hợp, đồng bộ các ĐKTN các vùng, miền, tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp các lãnh thổ cho mục đích phát triển
kinh tế, SDHL tài nguyên, bảo vệ MTST trên cơ sở phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu cảnh quan [42].
Trong một kết quả công bố gần đây về tính đa dạng của cảnh quan Việt Nam,
tác giả Phạm Hoàng Hải cho rằng việc nghiên cứu các quy luật phát sinh, phát triển, tính đa dạng trong cấu trúc và động lực cảnh quan không những làm sáng tỏ bản
chất tự nhiên của các lãnh thổ mà còn giúp cho việc đánh giá đúng tiềm năng của
mỗi vùng để đưa ra những biện pháp SDHL tài nguyên, BVMT cho mục tiêu
PTBV. Điều này cũng có nghĩa là, nghiên cứu cảnh quan Việt Nam nói chung, tính đa dạng của nó nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận trong phát triển ngành địa lý tổng hợp và hướng tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu tự nhiên các vùng lãnh thổ
20
mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đề xuất các định hướng SDHL tài nguyên, BVMT dựa trên những kết quả nghiên cứu [42].
Nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá, sử dụng TNMT các vùng lãnh thổ đã tăng cường áp dụng các phương pháp định lượng và bán định lượng trong điều tra, đánh
giá và quản lý, sử dụng TNTN với sự trợ giúp mạnh mẽ của công nghệ viễn thám và GIS. Các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng (1993) đã đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN, thực trạng sử dụng tài nguyên và kiến nghị phương hướng, mục tiêu phát triển KT-XH Tây Nguyên [41]; Trung tâm Viễn thám và GIS - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998) đã đánh giá tổng hợp MTST miền núi Việt Nam dựa trên những tiêu chí về XMTN và mức độ che phủ rừng.
1.1.2.2. Hướng nghiên cứu xói mòn đất và bảo vệ đất khỏi xói mòn
Lịch sử nghiên cứu đất đai ở Việt Nam bắt đầu hàng trăm năm nay nhưng
công tác nghiên cứu quá trình xói mòn đất, các biện pháp chống xói mòn mới diễn
ra trong khoảng 4-5 thập kỷ gần đây và chỉ được phát triển mạnh từ sau năm 1975 đến nay. Từ năm 1975 đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một số trạm nghiên cứu
xói mòn đất đã được xây dựng ở Tây Nguyên (1976-1981) (Đắc Lắc, Kon Tum và Gia Lai) và miền núi trung Bắc Bộ (1981-1987) (tại Phú Thọ, Thái Nguyên và Lạng
Sơn). Cũng trong giai đoạn này, Chương trình nghiên cứu tổng hợp Tây Nguyên 1 và 2 (1976-1985) và Chương trình nghiên cứu Tây Bắc đã đẩy mạnh công tác
nghiên cứu xói mòn và đề ra các biện pháp chống xói mòn thích hợp [76].
Công tác nghiên cứu về xói mòn đấtở Việt Nam từ sau năm 1975 đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Hầu hết các nghiên cứu này đều được tiến hành ở miền
núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Về hướng nghiên cứu các nhân tố hoạt động của xói mòn có các nghiên cứu
của Bùi Quang Toản (1976), Phạm Ngọc Dũng (1978, 1983), Nguyễn Quang Mỹ (1982), Đỗ Hưng Thành (1981, 1983), Ngô Trọng Thuận (1983), Vi Văn Vị (1985), Đào Đình Bắc (1985)…
- Về hướng nghiên cứu các phương pháp chống xói mòn đất có Lê Kha (1970), Nguyễn Ban Đạt (1977)…
- Về các mô hình toán trong nghiên cứu xói mòn có các công trình của Chu Đức, Mai Đình Yên, Nguyễn Quang Mỹ (1984), Nguyễn Quang Mỹ, Hoàng Xuân
21
- Xuất phát từ hướng nghiên cứu địa mạo, các tác giả Đỗ Hưng Thành (1982),
Nguyễn Thị Kim Chương (1985) đã phân loại lãnh thổ Tây Bắc về mặt XMTN theo
lưu vực [19]. Tác giả Nguyễn Trọng Hà (1996) đã xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc.
- Một số nghiên cứu được triển khai theo hướng đánh giá định lượng trị số xói
mòn lưu vực (tấn/km2/năm) thông qua mối quan hệ giữa lượng dòng chảy cát bùn trên sông với XMTN lưu vực (Nguyễn Lập Dân và nnk).
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả chính xác, tin cậy nhờ việc ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS vào nghiên cứu xói mòn trên các vùng lãnh thổ của cả nước. Bên cạnh đó, phương trình mất đất tổng quát (Universal Soil Loss Equation-USLE) của Wischmeier và Smith
được sử dụng rộng rãi trong các mô hình nghiên cứu xói mòn do ưu thế về tính minh
bạch và dễ áp dụng. Một số tác giả theo hướng nghiên cứu này là Phạm Văn Cự
(1995), Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Quang Mỹ (1996), Nguyễn Ngọc Thạch và nnk (1993), Lại Vĩnh Cẩm (1999), Trần Văn Ý (2000), Cao Đăng Dư (2000) v.v.
Việc ứng dụng viễn thám vào nghiên cứu xói mòn của các nhà khoa học Việt
Nam trong những năm gần đây đã cho những kết quả định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất, đồng thời cho phép thành lập được những bản đồ
phân vùng xói mòn có độ chính xác và tin cậy cao.
1.1.2.3. Hướng nghiên cứu phân tích lưu vực ở Việt Nam a. Nghiên cứu phân cấp phòng hộ đầu nguồn
Do ĐKTN nhiều đồi núi, chia cắt mạnh và mưa mùa nên Việt Nam là nước có nguy cơ suy thoái môi trường rất lớn, đặc biệt là khi nhu cầu và tốc độ khai thác TNTN
nói chung, tài nguyên rừng nói riêng luôn ở mức cao và ngày càng gia tăng. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên mãi đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20, những nghiên cứu nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái xuất phát từ hướng đánh giá yêu cầu PHĐN lưu vực ở nước ta mới được bắt đầu, muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới.
Liên quan đến hướng nghiên cứu này, trong thời gian qua đã có một số công
trình nghiên cứu cụ thể như:
- Phân cấp phòng hộ đầu nguồn sông Mekong tại các tỉnh vùng Tây Nguyên (Ủy ban sông Mekong, 1993-1997).
22
- Chương trình cấp nhà nước KN-03, đề tài “Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở
khoa học các giải pháp kinh tế kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ xây
dựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển” (Nguyễn Ngọc
Lung, 1991-1995).
- Nghiên cứu tác động môi trường trong lâm nghiệp (Nguyễn Hải Tuất và
Vương Văn Quỳnh, 1998).
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phân cấp PHĐN (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1997).
- Dự án: Xây dựng lâm phận rừng phòng hộ quốc gia và bổ sung các dự án chương trình 327 (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1999).
- Đề tài: Rà soát hệ thống phân cấp đầu nguồn LVS Đà và thử nghiệm phân
cấp đầu nguồn của khu vực hồ thuỷ điện Sơn La (Phạm Xuân Hoàn, 2004-2005). Mặc dù mỗi công trình có hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng
nhưng có thể thấy hầu hết các phương pháp được sử dụng trong các công trình nghiên cứu phân cấp PHĐN ở nước ta đều dựa trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
tới xói mòn đất và điều tiết nước lưu vực, đặc biệt là các nhân tố tự nhiên. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được tính toán từ việc chồng xếp các bản đồ thành phần nhờ sự
trợ giúp của công nghệ GIS. Các mô hình định lượng thường được áp dụng trong
nghiên cứu phân cấp PHĐN là mô hình của A.D. Ivanovski và I.A. Kornev (1937) và mô hình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith, sau khi đã loại bỏ hệ số C và P.
b. Nghiên cứu kết hợp phân tích lưu vực và cảnh quan
Tiếp cận phân tích liên kết lưu vực và cảnh quan là hướng nghiên cứu đúng đắn trong việc đề xuất quy hoạch SDHL lãnh thổ theo lưu vực và còn khá mới ở
Việt Nam. Đây là cách tiếp cận mang tính tổng hợp cho phép giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên và BVMT các vùng lãnh thổ. Tuy nhiên cho
đến nay hướng nghiên cứu này mới chỉ được một số ít tác giả trong nước tiến hành nghiên cứu trong những khu vực và điều kiện cụ thể.
Nguyễn Cao Huần và nnk (2008) đã vận dụng hướng tiếp cận này trong việc
nghiên cứu SDHL các hồ chứa đông nam huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
[119]. Hướng nghiên cứu này đã được tác giả Nguyễn Kim Chương [22] và các tác giả khác [24] hệ thống hóa và đề xuất trình tự tiến hành liên kết phân tích lưu vực
với phân tích - đánh giá cảnh quan theo hướng quy hoạch và sử dụng lãnh thổ từ
23
1.1.2.4. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và môi trường lưu vực sông
Việt Nam có 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2. Ngay từ
những năm 50 của thế kỷ 20, Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề SDHL tài nguyên và quản lý tổng hợp TNTN trên những LVS lớn. Năm 1959, Chính phủ đã thành lập Ủy
ban trị thủy và khai thác sông Hồng với nhiệm vụ chủ yếu là quy hoạch sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên khác có liên quan trong phạm vi lưu vực. Năm 1978,
Việt Nam đã tham gia Ủy ban lâm thời sông Mekong và chính thức trở thành thành viên của Ủy hội sông Mekong vào năm 1995. Năm 1992, Việt Nam cũng đã có những
nghiên cứu và thảo luận về quản lý tổng hợp theo LVS tại Hội nghị Quốc tế về tài nguyên nước và môi trường ở Dublin. Năm 1993, quy hoạch tổng thế phát triển KT- XH châu thổ sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng đã được Chính phủ phê duyệt.
Công tác quản lý tổng hợp TNTN nói chung theo LVS đã và đang là hướng
nghiên cứu được tăng cường trong những năm gần đây, đặc biệt là trong vấn đề khai
thác và sử dụng nguồn nước. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vấn đề này, điều 64
của Luật Tài nguyên nước (công bố năm 1998) đã thể chế hoá bằng việc quy định nội
dung quản lý quy hoạch LVS và việc thành lập cơ quan quản lý quy hoạch LVS. Trong những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu khai thác và bảo vệ TNTN, môi
trường lưu vực, hàng loạt những nghiên cứu tổng hợp theo lưu vực được triển khai trên các sông lớn như sông Hồng - Thái Bình; sông Đà, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông
Cả, sông Ba - sông Côn, sông Hương - sông Thu Bồn, sông Đồng Nai… Tổng hợp từ
[25], [36], [46], [66], [74], [96], [109], [112], [113], [123], cho thấy, nội dung chủ yếu được thực hiện trên các LVS này tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu quản lý tổng hợp TNTN và môi trường lưu vực. Theo hướng
này, việc nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý LVS nói chung cần dựa trên những ĐKTN, KT-XH mang tính đặc thù của mỗi lưu vực và cơ chế chính sách, khung
pháp lý hiện hành của Nhà nước. Quá trình nghiên cứu cũng đòi hỏi nhiều về thời
gian, nhận thức và phương pháp tiếp cận.
- Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN. Kết quả tổng hợp từ
nhiều nghiên cứu theo lưu vực cho thấy, từ việc phân tích các nhân tố tác động, đánh giá thực trạng và diễn biến các loại tài nguyên, các tác giả đã xây dựng cơ sở
24
Lương Thị Vân (2001) đã đánh giá yêu cầu bảo vệ đất theo đơn vị hành chính cấp xã dựa trên cơ sở phân cấp XMTN và năng lượng dòng chảy mặt vùng đồi núi
tỉnh Bình Định [143]. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã phân tích cấu trúc, quá
trình địa mạo lưu vực và giải pháp chống bồi lắng lòng hồ… góp phần nghiên cứu
tổng hợp LVS [2], [85], [126].
Có thể nói đây là hướng nghiên cứu khá mới ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào việc xác lập cơ sở khoa học đề xuất giải pháp, xây dựng các
mô hình và đề án quản lý tổng hợp LVS. Mục đích chung của các nghiên cứu này nhằm: nghiên cứu hiện trạng và diễn biến TNTN, môi trường; xác định nguyên nhân và dự báo mức độ, quy mô ảnh hưởng của quá trình biến đổi, suy thoái tài
nguyên môi trường, tai biến thiên nhiên trên các lưu vực; đề xuất giải pháp tổng thể để khai thác SDHL tài nguyên, BVMT, phòng tránh thiên tai theo lưu vực; xây dựng và đề xuất các mô hình tổ chức quản lý tổng hợp TNTN và môi trường theo LVS; xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng suy thoái tài nguyên, môi trường, các dạng tai biến thiên nhiên trên các lưu vực.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có các cơ quan quản lý LVS, được thành lập theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là: Ban quản lý
LVS Hồng- Thái Bình; Ủy ban sông Mekong Việt Nam; Ban chỉ đạo lâm thời khai
thác và bảo vệ LVS Cầu; Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai - Sài Gòn; Hội đồng quản lý
LVS Nhuệ - Đáy. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức các LVS ở Việt Nam theo hình 1.1.
CỤC THỦY LỢI
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VĂN PHÒNG CÁC BAN QUẢN LÝ QUY HOẠCH CÁC LƯU VỰC SÔNG
Văn phòng BQL qui hoạch LVS Đồng Nai Văn phòng BQL qui hoạch LVS Hồng - Thái Bình Văn phòng BQL qui hoạch LVS Cửu Long Văn phòng BQL qui hoạch các LVS khác Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát tổ chức quản lý
25
Văn phòng các Ban quản lý quy hoạch LVS được thành lập theo quyết định số 13/2004/QĐ-BNN-TCCB ngày 8/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có các nhiệm vụ: theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý qui hoạch và kiến nghị giải quyết tranh chấp về nguồn nước thuộc LVS; tư
vấn, phối hợp với các tổ chức quốc tế trong hoạt động về qui hoạch LVS ở Việt
Nam; phối hợp với văn phòng quản lý qui hoạch LVS chuẩn bị nội dung, chương
trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của ban quản lý qui hoạch LVS và tổng