Những khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 35 - 43)

8. Cấu trúc luận án

1.2.1.Những khái niệm cơ bản

Nội dung nghiên cứu SDHL tài nguyên, BVMT LVS Gâm liên quan chặt chẽ đến những vấn đề về tài nguyên, môi trường, khai thác, SDHL tài nguyên và BVMT, quản lý tổng hợp LVS và PTBV. Chính vì thế, một số khái niệm sau đây

cần làm rõ và thống nhất.

1.2.1.1. Tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên là "các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển KT-XH của con người" [6].

Theo nguồn gốc, tài nguyên được chia thành 2 loại là TNTN và tài nguyên nhân tạo. "TNTN là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động) và làm đối tượng tiêu dùng" [124].

1.2.1.2. Môi trường, môi trường tự nhiên

Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường:

Theo Từ điển Bách khoa Larouse: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống, các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn và vũ trụ, năng lượng phát xạ bảo tồn vật chất… trong đó các hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ. Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quân xã sinh vật”.

Theo Luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

29

Ở từng giai đoạn phát triển, từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể có rất nhiều

cách phân loại và định nghĩa khác nhau về môi trường như: môi trường địa lý (MTĐL), MTTN, môi trường KT-XH.

Môi trường địa lý: Theo X.V. Kalexnic "MTĐL là một bộ phận của không gian Trái Đất mà xã hội loài người ở một thời kì nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó, có nghĩa là MTĐL có liên quan mật thiết với đời sống và hoạt động sản xuất" [58].

Theo quan điểm hiện đại, MTĐL là không gian của Trái Đất bao quanh xã hội loài người, là một bộ phận của lớp vỏ địa lý được con người khai thác ở một mức độ nào đó và được cuốn hút vào sản xuất xã hội. MTĐL là sự kết hợp phức tạp về

mặt cấu trúc và không gian giữa các thành phần tự nhiên và các thành phần nhân

tác, tạo nên cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người. Cùng với việc mở rộng

phạm vi hoạt động của con người trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, MTĐL bao quát một bộ phận ngày càng lớn của lớp vỏ địa lý và trong tương lai sẽ

trùng với nó [124].

MTTN là một bộ phận hợp thành của môi trường sống và sản xuất của loài

người hay là bộ phận của môi trường nói chung. MTTN bao gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên bao quanh con người, chưa chịu tác động hoặc đã và đang bị

biến đổi do các hoạt động nhân tác ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn giữ được

khả năng tự phát triển [124].

Như vậy, so với MTĐL, MTTN xuất hiện sớm và rộng hơn. MTĐL chỉ hình

thành khi con người xuất hiện và tác động vào thế giới tự nhiên. Điều này cũng có

nghĩa là MTTN tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào sự xuất hiện của xã hội loài

người. Ranh giới của MTĐL phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của lực lượng sản

xuất và ngày càng được mở rộng. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,

MTTN cũng dần bị thay đổi do các đối tượng của MTTN ngày càng chịu sự tác động của con người ở các mức độ khác nhau. Chính vì thế, khái niệm MTTN phần nào đã bao hàm cả nội dung của MTĐL. Giữa môi trường và tài nguyên nói chung, TNTN nói riêng có mối quan hệ mật thiết. BVMT luôn bao hàm cả việc khai thác

và SDHL các loại tài nguyên của lãnh thổ.

1.2.1.3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nguồn TNTN nói riêng, MTST nói chung. Chính vì thế, SDHL tài nguyên và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

BVMT là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia. Theo [45], SDHL TNTN được hiểu là cách thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại

vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai.

Theo cách hiểu này, SDHL TNTN trước hết phải là việc khai thác, sử dụng có

hiệu quả và tiết kiệm các nguồn TNTN. Đây là một trong 17 giải pháp nhằm thực

hiện “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [107]. SDHL tài nguyên phải

phù hợp với chức năng, khả năng cung cấp các dạng tài nguyên của các đơn vị lãnh thổ. SDHL cũng đồng thời phải đảm bảo sức tái tạo, khả năng phục hồi của tự nhiên, hạn chế các tai biến thiên nhiên, cải thiện và duy trì lâu dài chất lượng môi trường.

Những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu xuất phát từ việc khai thác và sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, đặc biệt là đối với tài nguyên đất, nước, rừng.... [12]. Chính vì vậy, SDHL tài nguyên không chỉ nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả và duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau mà còn góp phần quan trọng trong công tác BVMT.

SDHL nguồn TNTN và BVMT là điều kiện cho sự phát triển. Mục tiêu của

SDHL tài nguyên và BVMT là hướng tới sự PTBV, bao gồm sự bền vững về kinh

tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

1.2.1.4. Phát triển bền vững

Khái niệm PTBV được đề cập đến từ những năm 80 của thế kỉ 20 khi mối

quan hệ giữa các vấn đề môi trường và yêu cầu phát triển đã trở thành mâu thuẫn

sâu sắc ở nhiều nước trên thế giới.

Thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được dùng trong Báo cáo năm 1980 về "Chiến lược bảo tồn thế giới" do Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và TNTN

(IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP và Quỹ thiên nhiên toàn cầu (WWF) công bố. Năm 1987, thuật ngữ này được nhiều người quan tâm khi được đưa ra trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" (Báo cáo Brundtland)

của Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển. Cho đến nay mặc dù khái niệm PTBV đã quen thuộc và được sử dụng khá rộng rãi nhưng vẫn có những quan điểm

khác nhau về vấn đề này.

"PTBV là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ mai sau". Đây là định nghĩa được sử

31

dụng phổ biến nhất, biểu lộ được tình cảm và ước vọng của con người trong sự phát

triển nhưng chưa thể dẫn đến một phương thức hành động trong quy hoạch và quản lý

các nguồn TNTN nhằm đạt đến sự bền vững [63], [102].

Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở

Johannesburg (Cộng Hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm

phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện

tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm) và BVMT (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;

phòng chống cháy và chặt phá rừng v.v). Tiêu chí để đánh giá PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý,

sử dụng tiết kiệm TNTN, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống [18]. Hầu hết các định nghĩa cũng như các vấn đề đặt ra đều tập trung giải quyết các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vấn đề liên quan đến mục tiêu của PTBV là làm thế nào để tất cả các thành viên trong xã hội được sống trong khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thể chất,

tinh thần và trí tuệ. Đây cũng chính là tinh thần và mục tiêu PTBV trong thế kỉ 21 được xác định trong Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 và

Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002.

Tóm lại, việc đẩy nhanh tốc độ phát tiển kinh tế nhưng không quan tâm đúng

mức đến BVMT và sự bùng nổ dân số trong những thập kỉ gần đây là nguyên nhân làm cho nhiều nguồn TNTN bị khai thác, sử dụng quá mức và đang có nguy cơ cạn

kiệt, gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu bền của xã hội loài người. Chính vì thế, PTBV trên cơ sở

sự bền vững về các HST là yêu cầu cấp thiết và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, đã và đang được các quốc gia trên thế giới xây dựng thành Chương trình Nghị sự cho từng giai đoạn của quá trình phát triển.

1.2.1.5. Lưu vực sông

LVS là không gian lãnh thổ tự nhiên bao gồm tất cả các đối tượng tự nhiên và nhân tạo có trên đó, nơi tiếp nhận nước mưa và nước ngầm cung cấp cho hệ thống

dòng chảy tự nhiên, được giới hạn bởi các đường phân thủy. LVS cũng có thể hiểu

32

các nhân tố tự nhiên và môi trường có quan hệ và tương tác lẫn nhau một cách chặt

chẽ. Sự biến động của mỗi nhân tố đều có tác động nhanh chóng, sâu sắc và lâu dài không chỉ đến dòng chảy mặt mà còn đến tất cả các hợp phần tự nhiên và môi

trường trên toàn lưu vực.

Diện tích của LVS được giới hạn bởi đường chia nước. Ngoài diện tích đất nổi

trên cạn, LVS còn bao gồm cả phần đất ngập nước thường xuyên và định kì thuộc

lòng chảy sông, hồ. Toàn bộ diện tích LVS là một thể thống nhất, là môi trường

sinh sống của các loài sinh vật và con người. Về mặt hình thái, từ thượng nguồn đến

cửa sông có các bộ phận là thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Xuyên suốt từ thượng

nguồn đến cửa sông là đáy sông. Ở mỗi đoạn sông, tùy thuộc vào vị trí sông là

thượng lưu, trung lưu hay hạ lưu, cấu trúc địa chất, cấu tạo đá… mà trắc diện ngang

của sông có hình thái khác nhau.

Các sông trực tiếp đổ ra biển hoặc vào các hồ trong nội địa gọi là sông chính.

Các sông đổ vào sông chính gọi là sông nhánh cấp I, các sông đổ vào sông nhánh cấp

I gọi là sông nhánh cấp II... Sông chính cùng với các sông nhánh của nó hợp thành hệ

thống sông ngòi. Ở Việt Nam, danh mục LVS (các sông lớn, các sông liên tỉnh và các sông nội tỉnh) được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, địa điểm về mặt hành chính - lãnh thổ và các căn

cứ khác [105]. Việc phân định không gian các LVS và các cấp lưu vực từ hạ lưu về thượng nguồn tạo cơ sở cho việc đề xuất SDHL TNTN và BVMT lưu vực, xác định ưu tiên đầu tư bảo vệ TNTN và môi trường, phân cấp quản lý LVS và xác định trách

nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý tổng hợp LVS.

Trên mỗi LVS luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên và nhân tác. Các mối quan hệ này làm cho LVS vừa là một vùng lãnh thổ địa lý, vừa là một hệ thống động lực hở tự điều chỉnh với mức độ biểu hiện và diễn biến khác nhau

theo thời gian và không gian từ thượng nguồn đến cửa sông. Trong đó, mối quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa đất và nước có tính chất xuyên suốt quá trình phát triển, biến đổi của LVS, đặc

biệt là trong vấn đề quản lý và sử dụng. Các thay đổi trong sử dụng đất có ảnh hưởng to

lớn đến biến đổi của nước cả về số lượng và chất lượng. Tất cả những thành phần tự nhiên khác đều tồn tại và biến đổi trong mối quan hệ với tài nguyên nước và đặc biệt là với mối quan hệ giữa tài nguyên đất, rừng và tài nguyên nước.

33

1.2.1.6. Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Như trên đã phân tích, LVS là một lãnh thổ địa lý tự nhiên có ranh giới xác định là đường phân thủy. Trong LVS, nước là thành phần thiết yếu và quan trọng

nhất, có khả năng tạo nên "diện mạo" cho môi trường sống của con người thông qua tác động của động lực dòng chảy nước như: khả năng xói mòn đất trên các sườn

dốc, khả năng vận chuyển và bồi tụ vật liệu, nguy cơ lũ lụt và hạn hán. Trên LVS luôn tồn tại các mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng tài nguyên nước, giữa nước với đất và các thành phần tự nhiên, nhân tác khác, giữa vùng thượng nguồn

với trung lưu và hạ lưu. Các mối quan hệ này đã khiến cho LVS không chỉ là một đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên mà còn là một hệ thống động lực có mối quan hệ

chặt chẽ và tính thống nhất cao [102].

Đối với các sông lớn, diện tích lưu vực thường phân bố trên lãnh thổ nhiều

quốc gia, là không gian sinh sống của dân cư thuộc nhiều dân tộc và các thể chế

chính trị khác nhau nên những phương thức tác động vào các thành phần tự nhiên của lưu vực rất đa dạng. Đối với các sông nhỏ, ranh giới của lưu vực có thể phân bố

trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhưng cũng nằm trên địa giới của nhiều đơn vị

hành chính có thành phần dân tộc, tập quán sinh sống, trình độ phát triển rất khác

nhau, tạo nên các HST không giống nhau ở mỗi đơn vị diện tích của lưu vực.

Theo Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP): "Quản lý tổng hợp LVS là một quá trình trong đó con người phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả KT-XH một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các HST then chốt".

Quản lý tổng hợp LVS hoàn toàn khác với quản lý hành chính, quản lý tài nguyên nước truyền thống hay quản lý từng loại tài nguyên khác. Đây là vấn đề

rộng lớn, cần tiếp cận ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có tính chất bao trùm cả về

mặt không gian, cấu trúc, các mối quan hệ, khả năng đáp ứng của tài nguyên, nhu cầu sử dụng và mức độ tác động vào các HST của con người, các thể chế chính sách… đòi hỏi sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng, nhằm đạt được hiệu

quả KT-XH và hạn chế thấp nhất mức độ nguy hại đến các HST.

Quản lý tổng hợp LVS là một phần của quản lý các nguồn TNTN, được phát

triển mở rộng từ lĩnh vực quản lý tổng hợp nguồn nước. Tuy nhiên nó không chỉ liên quan đến việc quản lý, bảo vệ số lượng và chất lượng nguồn nước trong lưu vực

34

mà còn liên quan đến mọi vấn đề của công tác quản lý đất đai, sự đa dạng sinh học

và hàng loạt các hoạt động KT-XH khác có ảnh hưởng và làm cản trở quá trình đạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 35 - 43)