Các công trình nghiên cứu ở lưu vực sông Gâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận án

1.1.3.Các công trình nghiên cứu ở lưu vực sông Gâm

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu riêng trên LVS Gâm chưa nhiều.

Những nghiên cứu mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề tác động của công trình thuỷ điện Tuyên Quang đến MTTN và KT-XH lưu vực.

Những đặc điểm tự nhiên của LVS Gâm nói riêng, vùng Đông Bắc nói chung đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về tự nhiên Việt Nam của Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập, Nguyễn Đức Chính [98]. Những đặc điểm chung về cảnh quan, ĐKTN và TNTN của lưu vực được phân tích khái quát trong bối cảnh chung

của vùng Đông Bắc và miền Bắc Việt Nam hoặc được đánh giá tài nguyên, môi

trường của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Liên quan đến tác động của đập thuỷ điện trên sông Gâm có công trình: "Báo cáo ĐTM" giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thuộc Dự án thuỷ điện Tuyên Quang (2003). Nội dung nghiên cứu nói trên tập trung vào đánh giá các tác động của thuỷ điện Tuyên Quang đến các thành phần MTTN, KT-XH trong giai đoạn xây dựng, tích nước và khi vận hành. Từ đó, đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực,

phát huy tối đa các tác động tích cực.

Một số nghiên cứu khác như: "Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động của đập dự kiến xây dựng trên sông Gâm" (2000) của Cục Kiểm lâm - Bộ NN &PTNT [24]; "Báo cáo đa dạng sinh học tổ hợp bảo tồn Ba Bể/Na Hang" (2004) của Lê Trọng

Trải, Eames và nnk, thuộc Dự án PARC [110] một mặt đề cập sơ bộ đến những tác động về MTTN, KT-XH của việc xây dựng công trình đập thuỷ điện trên sông Gâm, mặt khác tập trung vào tính đa dạng sinh học và các tác động có thể xảy ra đối

với khu bảo tồn thiên nhiên Ba Bể/Ha Hang và quần thể các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Từ năm 2004 đến 2006, công trình "Nghiên cứu giải pháp khai thác SDHL tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai LVS Lô - sông Chảy" do Lã Thanh Hà và Nguyễn Đình Kỳ chủ trì, thuộc Chương trình Nhà nước KC-08 đã nghiên cứu

toàn diện hệ thống sông Lô-Gâm nói chung, trong đó có LVS Gâm. Đây là một công

trình nghiên cứu tổng hợp, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách trong phát triển KT-XH vùng cực Bắc của Việt Nam [36]. Do thời

27

gian ngắn và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường của công trình được thành lập trên bản đồ tỉ lệ trung bình (1/250.000) nên chưa đánh giá chi tiết cho từng lưu vực.

Năm 2009, Đề án BVMT thủy điện Tuyên Quang của Ban quản lý Dự án thủy điện 1 - Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hệ thống đập hồ thủy điện, các hạng mục công trình BVMT và kế hoạch

thực hiện [7]. Những đề xuất trên được dựa trên kết quả phân tích quy mô, đặc điểm

kĩ thuật và các hoạt động chính của nhà máy thủy điện Tuyên Quang; tổng quan các ĐKTN và KT-XH khu vực nhà máy và hồ chứa; hiện trạng môi trường khu vực bị tác động trực tiếp và kết quả đánh giá các tác động tiêu cực đối với môi trường từ

hoạt động của nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Tuy nhiên, những kết quả đề xuất

của đề án mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hiện trạng và thống kê những tác động đến tài nguyên, môi trường của khu vực hồ chứa, đặc biệt là khu vực nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Nội dung nghiên cứu của đề án một mặt chưa bao trùm toàn bộ lưu vực, mặt khác những đề xuất của dự án chủ yếu là những biện pháp kĩ thuật và công trình nhằm hạn chế những tác động trực tiếp do quá trình hoạt động của nhà máy thủy điện Tuyên Quang như quy trình vận hành, thu dọn lòng hồ, quan trắc, thu

gom và xử lý nước thải, chất thải, xây dựng bờ kè… Những giải pháp hạn chế xói

mòn và hạn chế bồi lắng lòng hồ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường và thời gian khai thác sử dụng công trình thủy điện Tuyên Quang mới chỉ dừng lại ở

những đề xuất khái quát như bảo vệ, nâng cao độ che phủ rừng và nạo vét lòng hồ

khi có quá trình bồi tích.

Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu đánh giá các ĐKTN, TNTN và môi trường trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp và cảnh quan sinh thái, phục vụ các mục đích khác nhau,

nhằm khai thác và SDHL lãnh thổ. Trên LVS Gâm cũng đã có một số công trình nghiên cứu theo các hướng khác nhau nhưng vẫn chưa có một công trình nào tiếp

cận theo hướng đề xuất SDHL tài nguyên, BVMT lưu vực trên quan điểm tiếp cận

hệ thống và phương pháp phân tích lưu vực, trong điều kiện có sự tác động của

công trình thuỷ điện Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu của đề tài một mặt góp phần

28

hiện đại, mặt khác là cơ sở khoa học cho việc đề xuất những định hướng khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và SDHL tài nguyên, BVMT lưu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 33 - 35)