Hiện trạng tài nguyên rừng lưu vực sông Gâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận án

2.2.2.Hiện trạng tài nguyên rừng lưu vực sông Gâm

Cấu trúc của thảm thực vật LVS Gâm thể hiện tính đa dạng rất cao và đại diện

cho thảm thực vật vùng núi phía Bắc Việt Nam. Tính đa dạng về thành phần loài thực vật và động vật rừng đã được làm rõ ở mục 2.1.1 (các điều kiện tự nhiên LVS Gâm) nên trong nội dung này, luận án chỉ tập trung phân tích hiện trạng che phủ

rừng và biến đổi tài nguyên rừng do tác động của hồ Tuyên Quang.

2.2.2.1. Hiện trạng che phủ rừng

Bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 LVS Gâm được thành lập trên cơ sở ghép các

bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 của 4 tỉnh trên lưu vực là Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và Tuyên Quang theo ranh giới lưu vực [88], [89] [90], [91]. LVS Gâm có tỷ lệ

che phủ khá cao so với các LVS khác của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Tính đến năm 2011, toàn lưu vực có 338.169,3 ha đất lâm nghiệp có rừng, đạt tỷ lệ che phủ

36.9% diện tích tự nhiên lưu vực. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 322.644,0 ha,

tương đương 95% diện tích rừng và 35,2% tổng diện tích tự nhiên của lưu vực.

Nhiều địa phương trên lưu vực có tỷ lệ che phủ trên 40% đến trên 50% như Vị

Xuyên (77,5%), Na Hang (73,2%), Bắc Quang (60,1%), Yên Sơn, Chiêm Hóa, Lâm

Bình (trên 50%). Nhìn chung, các địa phương của Tuyên Quang có tỷ lệ che phủ

rừng cao hơn cả (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng các địa phương LVS Gâm

Tỉnh Huyện Diện tích

rừng (ha)

Diện tích

tự nhiên (ha)

Tỷ lệ che phủ (%) Bắc Mê 37.903,0 82.315,0 46,0 Bắc Quang 2.054,9 3.418,7 60,1 Đồng Văn 4.431,4 39.165,8 11,3 Mèo Vạc 11.085,2 54.683,2 20,3 Vị Xuyên 10.431,8 13.461,8 77,5 Hà Giang Yên Minh 13.466,7 58.596,2 23,0 Bảo Lạc 9.661,1 94.910,4 10,2 Bảo Lâm 16.712,6 80.214,0 20,8 Cao Bằng Nguyên Bình 2.425,3 34.651,7 7,0 Ba Bể 26.642,0 63.308,1 42,1 Pác Nặm 12.479,8 48.670,0 25,6 Chợ Đồn 19.042,3 38.926,3 48,9 Bắc Kạn Ngân Sơn 4.906,7 14.627,0 33,5

79

Tỉnh Huyện Diện tích

rừng (ha)

Diện tích

tự nhiên (ha)

Tỷ lệ che phủ (%) Chiêm Hoá 55.623,7 107.735,3 51,6 Na Hang 59.490,8 81.250,1 73,2 Yên Sơn 12.590,5 22.716,3 55,4 Tuyên Quang Lâm Bình 39.221,5 78.152,2 50,2

Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 và bản đồ hành chính LVS Gâm 2.2.2.2. Biến đổi tài nguyên rừng do tác động của hồ Tuyên Quang

Hệ thống đập hồ Tuyên Quang tác động đến tài nguyên rừng LVS Gâm theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Trước hết, việc xây dựng hệ thống đập hồ Tuyên Quang

đã góp phần cải thiện MTST khu vực. Mực nước hồ dâng cao làm tăng nguồn cung cấp nước tự nhiên cho thảm thực vật rừng tự nhiên ven hồ. Nguồn nước tưới đảm bảo cũng

tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích rừng trồng ở các địa phương khu vực hồ chứa.

Mực nước dâng cao đã tạo ra những HST ngập nước và bán ngập, làm phong phú thêm các HST và môi trường sống. Sự kết hợp của các HST ngập nước và trên cạn đã tạo ra

những cảnh quan đẹp có tiềm năng phát triển DLST. Hồ chứa được hình thành cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo điều kiện cho việc phát triển khu hệ cá và nghề cá. Ở vùng hạ lưu, lưu lượng dòng chảy lũ được điều tiết, nguồn nước tưới trong nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế và đảm bảo cho sự ổn định MTST. Mặc dù vậy, hồ Tuyên Quang đã có những tác động

tiêu cực đối với hệ động thực vật rừng lưu vực.

LVS Gâm có độ che phủ thực vật khá cao, thành phần loài phong phú đa dạng, có

giá trị cao về đa dạng sinh học và nguồn gen. Thảm thực vật tự nhiên bị tác động ngay từ

khi xây dựng, thu dọn lòng hồ đến khi tích nước tạo hồ chứa và vận hành nhà máy. - Khi xây dựng công trình toàn bộ diện tích rừng vùng lòng hồ đến độ cao

120m bị khai thác tận thu, giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng, khai thác vật liệu và các hạng mục công trình có liên quan. Hoạt động này cũng đã tạo điều kiện cho việc khai thác gỗ trái phép ở các địa phương. Cùng với việc khai thác tận thu lâm sản, thành phần loài và đa dạng sinh

học và không gian sống của nhiều loài bị suy giảm.

- Khi hồ tích nước đã làm chìm ngập 7.987ha đất các loại. Trong đó, đất lâm

nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với trên 58% (bảng 2.10). Trong tổng số đất lâm

nghiệp bị chìm ngập dưới lòng hồ, diện tích đất có rừng chiếm hơn 1.950ha. Riêng

80

bị ngập, trong đó có 1.706,0ha rừng tự nhiên và 248,5ha rừng trồng. Đặc biệt, trong

số đất lâm nghiệp bị ngập có khoảng trên 1.400ha thuộc khu BTTN.

Bảng 2.10. Diện tích các loại đất bị chìm ngập trong lòng hồ Tuyên Quang

Các đối tượng bị ngập Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Đất nông nghiệp 1.568,54 19,64 Đất lâm nghiệp 4.640,00 58,10 Đất ở 114,53 1,43 Đất có cơ sở hạ tầng 1.663,93 20,83 Tổng cộng 7.987,00 100,00 Nguồn: [111]

Diện tích rừng tự nhiên bị ngập thuộc các kiểu thảm thực vật rừng kín thường

xanh cây lá rộng nguyên sinh hay ít bị tác động trên núi đá vôi, rừng kín thường

xanh cây lá rộng nguyên sinh hay ít bị tác động trên núi đất, rừng tre nứa, rừng hỗn

giao, trảng cây bụi và rừng trồng. Tuy nhiên, các khu rừng bị ngập chủ yếu là rừng

nghèo và rừng trung bình, diện tích rừng giàu chỉ có 2,6 ha [111].

- Sau khi hồ tích nước sẽ làm tăng nguy cơ mất rừng và suy giảm thành phần loài do điều kiện khai thác thuận lợi. Khi mực nước hồ dâng cao, diện tích

mặt nước mở rộng đã tạo điều kiện cho việc khai thác và vận chuyển gỗ và các loài lâm sản quý hiếm vùng ven hồ. Sự cải thiện về giao thông và cơ sở hạ tầng

cũng kéo theo nhu cầu cao về các loài lâm sản đặc sản, thúc đẩy nhu cầu khai thác trái phép để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc di rời TĐC của người dân vùng hồ cũng làm suy giảm diện tích rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đảm

bảo ổn định cuộc sống.

- Cùng với sự suy giảm diện tích rừng và thành phần loài thực vật, không gian

sống của các loài động vật rừng khu vực đã bị thu hẹp, trong đó có nhiều loài động

vật đặc hữu và các loài quý hiếm. Hoạt động khai thác TNTN vùng lòng hồ, quá

trình thi công các hạng mục công trình và vận hành của nhà máy là những tác động

làm ảnh hưởng tới sự cư trú ổn định của các loài động vật. Nhiều loài thú lớn như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

voọc đen, voọc mũi hếch, gấu ngựa, báo hoa, khỉ… đã phải rời chuyển không gian

sinh sống đi rất xa. Những loài thú nhỏ ít di chuyển xa và các loài lưỡng cư, bò sát ít di chuyển xa và thường sống gần các khu vực phân bố dân cư ven hồ đã thúc đẩy

hoạt động săn bắt trái phép nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao ở khu vực do lượng khách và mật độ dân cư tăng lên.

81

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 85 - 88)