Xác định yêu cầu sử dụng hợp lý và phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 127 - 133)

8. Cấu trúc luận án

3.2.1. Xác định yêu cầu sử dụng hợp lý và phục hồi rừng

3.2.1.1. Phân loại tài nguyên rừng

Để đánh giá và phân loại tài nguyên rừng LVS Gâm, luận án sử dụng các dữ

liệu bản đồ hiện trạng rừng và số liệu diện tích rừng năm 2011 của Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Diện tích các loại đất, loại rừng theo huyện được xác định bằng cách chồng ghép

bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 với bản đồ hành chính và bản đồ LVS Gâm. Kết

quả thể hiện trong bảng 3.18.

a. Rừng tự nhiên

- Rừng giàu: LVS Gâm có 7.904,2 ha rừng giàu, tương ứng với gần 0,9% tổng

diện tích lưu vực. Loại rừng giàu tập trung nhiều nhất ở Na Hang (4,407.8 ha),

Chiêm Hoá (2,206.4ha), Ba Bể (920.6 ha), Lâm Bình (295,1ha), ngoài ra còn một

diện tích nhỏ ở Bắc Quang. Như vậy, riêng các địa phương của tỉnh Tuyên Quang

đã chiếm tới 87,4% tổng diện tích rừng giàu của lưu vực.

- Rừng trung bình: có tổng diện tích 39,731.3 ha (4,3% diện tích lưu vực và 12,3 % diện tích rừng tự nhiên của lưu vực). Tiếp tục dẫn đầu về diện tích rừng

trung bình vẫn là các địa phương của Tuyên Quang (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hoá) với trên 50% tổng diện tích rừng cùng loại của lưu vực. Ngoài Tuyên Quang,

các địa phương có diện tích rừng trung bình khá lớn là Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc

121

Bảng 3.18. Diện tích các loại đất, loại rừng theo huyện LVS Gâm

Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Tỉnh Huyện Tổng Tổng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng non có trữ lượng Rừng non chưa có trữ lượng Rừng tre nứa Rừng hỗn giao gỗ tre nứa Rừng trồng Đất trống Bắc Mê 37.903,0 37.761,1 0,0 4.015,7 13.128,2 19.511,1 42,7 911,9 151,5 141,9 34.859,5 Bắc Quang 2.054,9 1.925,2 27,7 1.025,0 649,5 152,3 0,0 41,1 29,7 129,7 1.076,9 Đồng Văn 4.431,4 4.107,7 0,0 0,0 2.429,7 1.678,0 0,0 0,0 0,0 323,7 9.740,5 Mèo Vạc 11.085,2 10.936,6 0,0 429,5 5.195,4 5.273,5 5,3 32,9 0,0 148,5 16.201,6 Vị Xuyên 10.431,8 10.431,8 0,0 4.479,7 3.978,5 1.973,6 0,0 0,0 0,0 0,0 1.173,1 Hà Giang Yên Minh 13.466,7 12.910,3 0,0 4.690,6 6.808,3 977,3 0,0 434,1 0,0 556,4 26.244,1 Bảo Lạc 9.661,1 9.310,3 0,0 583,5 391,1 522,2 7.813,4 0,0 0,0 350,8 52.055,5 Bảo Lâm 16.712,6 16.712,6 0,0 12,0 2.405,4 376,2 13.918,9 0,0 0,0 0,0 47.549,5 Cao Bằng Nguyên Bình 2.425,3 2.139,2 0,0 2,5 207,6 141,9 1.787,3 0,0 0,0 286,1 13.594,0 Ba Bể 26.642,0 25.810,5 920,6 2.275,3 10.474,0 3.003,7 8.899,4 228,7 8,7 831,5 31.866,2 Pác Nặm 12.479,8 12.317,9 1,2 506,0 3.704,7 749,7 6.846,9 0,0 509,4 161,8 32.878,1 Chợ Đồn 19.042,3 18.963,9 45,5 372,5 6.431,5 3.259,6 4.996,4 109,7 3.748,6 78,4 18.020,6 Bắc Kạn Ngân Sơn 4.906,7 4.878,5 0,0 0,0 860.0 234,5 3.766,0 18,0 0,0 28,2 8.742,1 Chiêm Hoá 55.623,7 47.846,8 2.206,4 4.719,6 9.756,4 2.097,1 5.311,4 12.242,8 11.513,0 7.776,9 32.466,8 Na Hang 59.490,8 57.424,1 4.407,8 10.010,2 13.866,7 5.364,8 10.566,8 2.637,6 10.570,3 2.066,8 13.545,2 Yên Sơn 12.590,5 10.715,3 0,0 5,0 1.697,8 3.412,4 1.232,3 3.326,0 1.041,7 1.875,3 5.832,6 Tuyên Quang Lâm Bình 39.221,5 38.452,1 295,1 6.604,1 13.314,8 4.113,1 5.886,9 2.797,7 5.440,3 769,4 29.100.6 Tổng 338.169,3 322.644,0 7.904.2 39.731,3 95.299,7 52.841,1 71.073,9 22.780,7 33.013,1 15.525,3 374.946,9 % DTTN 36,9% 35,2% 0,9% 4,3% 10,4% 5,8% 7,8% 2,5% 3,6% 1,7% 40,9%

122

- Rừng nghèo: có diện tích lớn nhất với trên 10% tổng diện tích LVS Gâm và 29,5% tổng diện tích rừng tự nhiên. Hà Giang là tỉnh có diện tích rừng nghèo lớn nhất

(khoảng 40% diện tích rừng nghèo) do có liên quan đến sự ưu thế về diện tích trong lưu

vực và điều kiện địa hình núi cao, đá vôi chia cắt mạnh. Tiếp theo là Tuyên Quang với

30,3% tổng diện tích rừng nghèo, phân bố ở những khu vực địa hình cao, dốc và chia cắt thuộc các huyện Na Hang, Lâm Bình và Chiêm Hoá. Các địa phương của Cao Bằng

là những nơi không có rừng giàu và rất ít rừng trung bình, rừng nghèo.

- Rừng non có trữ lượng: có diện tích là 52.841,1ha (5,8% tổng diện tích lưu

vực). Đây là loại rừng tái sinh có trữ lượng nhỏ phân bố ở tất cả các địa phương trên lưu vực. Những huyện có diện tích lớn nhất là Bắc Mê, Na Hang, Mèo Vạc, Lâm

Bình, Yên Sơn, Chợ Đồn và Ba Bể.

- Rừng non chưa có trữ lượng: có tổng diện tích 71.073,9ha, đứng thứ 2 trong

nhóm rừng tự nhiên với 7,8% diện tích lưu vực. Các địa phương của Hà Giang có diện tích loại rừng này nhỏ nhất, chỉ thấy phân bố với diện tích nhỏ ở Bắc Mê và Mèo Vạc. Ở các tỉnh còn lại, rừng non chưa có trữ lượng tập trung chủ yếu ở các

huyện của Bắc Kạn, tiếp đến là Cao Bằng và Tuyên Quang.

- Rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa: có tổng diện tích trên 55.000 ha (6,1% diện tích lưu vực), tập trung chủ yếu (trên 90% diện tích loại rừng này) ở các huyện

của Tuyên Quang, tiếp đến là Bắc Kạn. Một phần nhỏ diện tích 2 loại rừng tự nhiên này thấy xuất hiện ở một số địa phương của Hà Giang. Cao Bằng là tỉnh không thấy

sự có mặt của 2 loại rừng này.

Kết quả phân loại rừng trên cho thấy, các địa phương có diện tích rừng tự

nhiên lớn nhất chủ yếu thuộc tỉnh Tuyên Quang (154.438,3 ha, chiếm 16,8% diện

tích tự nhiên lưu vực và 47,9% tổng diện tích rừng tự nhiên của lưu vực). Sau

Tuyên Quang là Hà Giang (78.072,7 ha, bằng 8,5% diện tích lưu vực và 24,2% diện

tích rừng tự nhiên lưu vực) và Bắc Kạn (61.970,8 ha, bằng 6,8% diện tích tự lưu

vực và 19,2% diện tích rừng tự nhiên lưu vực). Các địa phương của Cao Bằng có ít

rừng tự nhiên nhất (3,1% diện tích tự nhiên lưu vực và 8,7% diện tích rừng tự nhiên

lưu vực). Trong đó, loại rừng giàu và rừng trung bình tập trung nhiều nhất ở Tuyên Quang. Đây là những nơi phân bố của rừng đặc dụng thuận lợi về ĐKTN hoặc là những vùng lâm nghiệp trọng điểm nên diện tích rừng có chất lượng còn lớn. Các

123

địa phương còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng non có trữ lượng và chưa có trữ lượng do phần lớn diện tích các vùng này có địa hình dốc và rừng có chất lượng đã suy giảm trong nhiều thập kỷ chưa kịp phục hồi.

Đối với nhóm rừng giàu và rừng trung bình, trong phương hướng sử dụng cần

tiếp tục khoanh nuôi, bảo vệ diện tích và chất lượng rừng hiện có. Đối với các loại

rừng tự nhiên còn lại, cần khoanh nuôi, phục hồi khả năng tái sinh của rừng nhằm tăng chất lượng rừng.

b. Rừng trồng

Diện tích rừng trồng chiếm 1,7% diện tích và 4,6% tổng diện tích đất có rừng lưu vực, với 15,525.3 ha. Loại rừng này phân bố ở hầu hết các địa phương trên lưu

vực nhưng tập trung nhiều nhất ở những huyện của Tuyên Quang. Đối với loại rừng

này cần triển khai trồng rừng bổ sung nhằm mở rộng diện tích và độ che phủ cũng như tăng chất lượng rừng hiện có.

c. Diện tích đất có rừng

Diện tích đất có rừng lưu vực là 338,169.3 ha, chiếm 36,9% diện tích lưu vực. Trong đó hầu hết là đất có rừng tự nhiên, rừng trồng chỉ có 1,7% diện tích lưu vực.

Các huyện của Tuyên Quang có diện tích đất có rừng lớn nhất, với 166.926,5 ha, bằng 18,0% tổng diện tích tự nhiên và 49,4% diện tích đất có rừng lưu vực. Sau

Tuyên Quang là Hà Giang với 79.373,0 ha, bằng 8,7% tổng diện tích tự nhiên và 25,3% diện tích đất có rừng lưu vực. Các tỷ lệ tương ứng đối với diện tích đất có

rừng của Bắc Kạn là 6,9% và 17,7% (63.070,8 ha). Cũng tương tự như đối với đất

có rừng tự nhiên, Cao Bằng là tỉnh có diện tích rừng nhỏ nhất (3,1% tổng diện tích

tự nhiên và 8,5% diện tích đất có rừng lưu vực).

d. Đất trống

LVS Gâm hiện có diện tích đất trống lớn (374.946,9 ha), bằng 40,9% tổng

diện tích lưu vực. Đất trống phân bố ở tất cả các địa phương trên lưu vực. Cao

Bằng là tỉnh có diện tích đất trống lớn nhất (11.199,0ha), tương ứng với 12,3%

tổng diện tích tự nhiên và 30,2% diện tích đất trống của lưu vực, trong đó nhiều

nhất là Bảo Lạc, Bảo Lâm. Ở những tỉnh còn lại, diện tích đất trống chênh lệch

nhau không nhiều. Tuy nhiên, một số huyện ở các tỉnh này có diện tích đất trống

124

Hoá (32.466,8ha). Đây là những khu vực cần triển khai trồng rừng mới nhằm bảo

vệ đất, hạn chế xói mòn.

3.2.1.2. Phân cấp tỷ lệ che phủ rừng theo xã

Tỷ lệ che phủ rừng theo xã được tính theo công thức sau:

Diện tích rừng

TLCP = --- (%) . Diện tích tự nhiên

Trong đó: TLCP là tỷ lệ che phủ (%), tính cho từng xã.

Diện tích rừng, bao gồm tổng diện tích các loại rừng tự nhiên: rừng giàu, rừng

trung bình, rừng nghèo, rừng non có trữ lượng, rừng non chưa có trữ lượng, rừng tre

nứa, rừng hỗn giao gỗ tre nứa và rừng trồng theo xã.

Tỷ lệ che phủ rừng được phân chia theo các cấp sau [10], [73]: (i) tỷ lệ che

phủ dưới 10%; (ii) tỷ lệ che phủ từ 10%-30%; (iii) tỷ lệ che phủ từ 30%-50%; (iv) tỷ lệ che phủ từ 50%-70% và (v); tỷ lệ che phủ trên 70%.

Toàn LVS Gâm có 175 xã thuộc 17 huyện trong phạm vi của 4 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang và Bắc Kạn (bảng 3.19).

Bảng 3.19. Tỷ lệ che phủ rừng theo xã LVS Gâm

Tỷ lệ che phủ (%) Số xã <=10 47 Từ 10-30 43 Từ 30-50 56 Từ 50-70 22 Trên 70 7 Tổng 175

Nguồn: Tính theo bản đồ hiện trạng rừng năm 2011 và bản đồ hành chính xã

Luận án đã thực hiện phân cấp tỷ lệ che phủ cho 175 xã trên. Trên toàn lưu

vực có tới 27% số xã có tỷ lệ che phủ dưới 10%, trên 50% số xã có tỷ lệ che phủ từ

30% trở xuống và 83,5% số xã có độ che phủ dưới 50%. Kết quả cụ thể ở (phụ lục

3.1) và bản đồ tỷ lệ che phủ rừng theo xã của LVS Gâm.

3.2.1.3. Phân cấp mức độ mất cân bằng che phủ (theo xã)

Để phân cấp mức độ mất cân bằng che phủ (CBCP) rừng cho LVS Gâm,

luận án dựa trên chỉ số mất cân bằng che phủ cho từng xã. Chỉ số này được tính theo công thức sau:

125

Tỷ lệ che phủ hiện tại (%)

CSMCBCP =

Tỷ lệ che phủ theo quy hoạch (%) Trong đó: CSMCBCP là Chỉ số mất cân bằng che phủ (<=1).

Tỷ lệ che phủ theo quy hoạch là tỷ lệ che phủ rừng dựa trên kết quả đánh giá

khả năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng cho các loại hình sử dụng đất của luận

án, dựa theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp của các tỉnh trên LVS Gâm [138], [139], [140], [143].

Tỷ lệ che phủ hiện tại của LVS Gâm được tính toán và thể hiện trong nội dung

phân cấp tỷ lệ che phủ rừng theo xã. Dựa trên đặc điểm địa hình và lớp phủ thực

vật, luận án đề xuất phân cấp mức độ mất cân bằng che phủ như sau (bảng 3.20):

Bảng 3.20. Số xã theo mức độ mất CBCP LVS Gâm (Đơn vị: xã)

Tỉnh Huyện Cân bằng che phủ Mất CBCP thấp Mất CBCP trung bình Mất CBCP cao Bắc Mê 1 5 3 4 Bắc Quang - - 2 - Đồng Văn 4 2 2 9 Mèo Vạc 6 2 2 5 Vị Xuyên 1 - - - Hà Giang Yên Minh - 3 2 4 Bảo Lạc - - 2 12 Bảo Lâm - - 3 7 Cao Bằng Nguyên Bình 2 1 - 4 Ba Bể 1 - 11 4 Pắc Nặm - - 2 8 Chợ Đồn - 3 4 2 Bắc Kạn Ngân Sơn - - 3 1 Chiêm Hóa 7 11 4 2 Na Hang 6 6 - - Yên Sơn 2 1 2 - Lâm Bình - 5 3 - Tuyên Quang Tổng 30 40 43 62

Nguồn: Thống kê theo bản đồ mất cân bằng che phủ theo xã - Cân bằng che phủ: Những xã cân bằng che phủ sẽ có CSMCBCP >=0,7. Những xã có diện tích đất lâm nghiệp (diện tích đất rừng + đất trống) < 200 ha và tỷ

126

- Mất cân bằng che phủ thấp: Thuộc nhóm này gồm những xã có diện tích đất

lâm nghiệp >200 ha; tỷ trọng đất lâm nghiệp>=20% và CSMCBCP từ 0,5-0,7.

- Mất cân bằng che phủ trung bình: Là những xã có CSMCBCP từ 0,3-0,5; diện tích đất lâm nghiệp >200 ha; tỷ trọng đất lâm nghiệp>=20%.

- Mất cân bằng che phủ cao: Những xã thuộc mức độ mất CBCP cao sẽ có

CSMCBCP <0,3; diện tích đất lâm nghiệp >200 ha; tỷ trọng đất lâm nghiệp>=20%.

LVS Gâm có 62 xã mất CBCP ở mức cao. Trong đó, tập trung chủ yếu ở Cao

Bằng (23 xã) và Hà Giang (22 xã), Bắc Kạn (17 xã). Tuyên Quang chỉ có 02 xã của

huyện Chiêm Hoá có mức độ mất CBCP cao.

Có 43 xã mất CBCP ở mức trung bình trên toàn lưu vực. Số xã này xuất hiện ở

hầu hết các huyện của 4 tỉnh. Riêng tỉnh Bắc Kạn đã có 20 xã mất CBCP ở mức này. Trong đó, nhiều nhất là huyện Ba Bể (11 xã).

Có 40 xã mất CBCP ở mức thấp. Trong đó, Tuyên Quang có 23 xã. Riêng huyện Chiêm Hoá đã có 11 xã, tiếp đến là Na Hang (06 xã), Bắc Mê (05 xã). Cao Bằng chỉ có 01 xã ở mức mất CBCP trung bình.

Trong số 30 xã CBCP của lưu vực, có 15 xã thuộc 3 huyện của Tuyên Quang, 12 xã của Hà Giang. Trong đó, các địa phương nhiều nhất là huyện Chiêm Hoá (07 xã), Na Hang (06 xã) và Mèo Vạc (06 xã). Các huyện của Bắc Kạn và Cao Bằng là những địa phương có ít xã CBCP nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 127 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)