Xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 109 - 127)

8. Cấu trúc luận án

3.1.2.xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất

3.1.2.1. Đề xuất phân cấp phòng hộ đầu nguồn a. Cơ sở và nguyên tắc phân cấp PHĐN

* Cơ sở đề xuất phân cấp PHĐN

Luận án đã đề xuất phân cấp PHĐN cho LVS Gâm dựa trên những cơ sở sau:

- Bản đồ quy hoạch ba loại rừng hiện có của LVS Gâm

Bản đồ quy hoạch ba loại rừng của LVS Gâm được xây dựng trên cơ sở ghép

các bản đồ quy hoạch ba loại rừng năm 2010 của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,

Tuyên Quang và Bắc Kạn [138], [139], [140], [141]. Tiếp đó, bản đồ quy hoạch ba

103

tích xử lý không gian của phần mềm ArcGIS 9.3. Kết quả là có được bản đồ quy

hoạch ba loại rừng hiện nay của LVS Gâm.

Ứng dụng công nghệ GIS, thực hiện chồng ghép bản đồ quy hoạch ba loại

rừng trên với bản đồ các lưu vực cấp 2 (5 lưu vực) để xác định diện tích ba loại

rừng theo lưu vực như bảng dưới đây (bảng 3.9):

Bảng 3.9. Diện tích ba loại rừng năm 2010 theo lưu vực cấp 2 (Đơn vị: ha)

LV Tên lưu vực Đất rừng phòng hộ Đất rừng sản xuất Đất rừng đặc dụng Đất NN, đất khác 1 LVS Nho Quế 8,867.6 59,220.7 0.0 32,216.9 2 LVS Nhiệm- Tổng Gường 47,527.4 26,911.0 3,847.1 44,201.8 3 LVS Gâm dòng chính 69,735.1 204,093.3 56,929.4 34,118.7 4 LVS Nhi A 45,012.7 18,597.0 3,861.8 47,521.2 5 LVS Năng 46,488.8 106,747.3 52,638.1 8,266.3 Tổng 217,631.5 415,569.3 117,276.5 166,324.8

Nguồn: Tính theo bản đồ lưu vực cấp 2 và bản đồ ba loại rừng năm 2010

Diện tích đất rừng phòng hộ của LVS Gâm năm 2010 được xác định trên bản đồ quy hoạch ba loại rừng là 217.631,5 ha, chiếm 23,7% diện tích tự nhiên và 29% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ tập trung nhiều ở LVS 3 với

69.735,1 ha, chiếm 32% diện tích phòng hộ cả tỉnh. Tiếp đến là LVS 2 với 47.527,4

ha (21,8%), LVS 5 có 46.488,8 ha (21,4%) và LVS 4 có 45,012,7 ha (20,7%).

Diện tích đất rừng sản xuất trong LVS Gâm là 415.569,3 ha bằng khoảng 45,3% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các LVS 3 và LVS 5.

Đất rừng đặc dụng có tổng diện tích là 117.276,5 ha (khoảng 15,6% diện tích đất lâm nghiệp, có ở các LVS 2, LVS 3, LVS 4 và LVS 5.

- Căn cứ vào kết quả phân cấp XMTN theo các phụ lưu cấp 2 của LVS Gâm. Theo đó, diện tích đất rừng đặc dụng phân bố ở 4 LVS cấp 2 sau: LVS 2, LVS 3, LVS 4 và LVS 5 với tổng diện tích là 117.276,5 ha. Diện tích phòng hộ trong lưu vực tương ứng

với tổng diện tích các cấp TMXN trung bình (cấp 3), cấp XMTN mạnh (cấp 4) và cấp

XMTN rất mạnh (cấp 5) là 215.447,8 ha, bằng 23,5% diện tích tự nhiên của lưu vực.

Diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu của lưu vực sẽ tương ứng với tổng diện tích các cấp

4 và cấp 5 là 152.644,4 ha, chiếm trên 70,8% diện tích của cả 3 cấp ở trên.

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội" tỉnh Hà Giang đến năm 2020” của UBND tỉnh Hà Giang [135].

104

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020” của UBND tỉnh Cao Bằng [133].

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020” của UBND tỉnh Tuyên Quang [137].

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020” của UBND tỉnh Bắc Kạn [131]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hà Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh Hà Giang [134].

- Báo cáo “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Cao Bằng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh Cao Bằng[132].

- Báo cáo “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh Tuyên Quang [136].

- Báo cáo “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh Bắc Kạn [130].

Dựa trên những dữ liệu và tài liệu trên, đề tài đã thực hiện phân cấp phòng hộ LVS Gâm theo hướng quy hoạch từ trên xuống. Đây là cơ sở để xác định diện tích

các cấp phòng hộ trong từng phụ lưu cấp 2 của LVS Gâm, đồng thời cũng khẳng định vai trò phòng hộ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn của các phụ lưu trong LVS Gâm. Trên cơ sở so sánh các đơn vị cấu trúc ngang của LVS Gâm (5 lưu vực

cấp 2), luận án đã đánh giá sự phân hóa lãnh thổ về khả năng và yêu cầu PHĐN, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đất trên toàn lưu vực.

* Nguyên tắc phân cấp PHĐN LVS Gâm

- Nguyên tắc thứ nhất trong khi thực hiện phân cấp PHĐN LVS Gâm đó là: diện

tích các cấp phòng hộ sẽ được đề xuất và phân bổ theo 5 lưu vực cấp 2. Vì mỗi lưu

vực cấp 2 là một hệ thống mà ở đó chu trình vận chuyển vật chất và năng lượng diễn ra tương đối khép kín, do vậy từng lưu vực đều cần phải có những diện tích đất lâm

nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng) và diện tích đất

nông nghiệp cần thiết để đáp ứng mục tiêu sử dụng bền vững và hiệu quả đất đai.

- Nguyên tắc thứ hai đó là: phân cấp PHĐN LVS Gâm cần phải được quy

hoạch theo hướng từ trên xuống (căn cứ vào yêu cầu phòng hộ, đề xuất và phân bổ

105

phải được quy hoạch theo hướng từ dưới lên (theo chỉ tiêu diện tích các cấp phòng hộ ở trên, thực hiện phân cấp phòng hộ cho từng lưu vực). Áp dụng nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho các LVS cấp 2 đều có diện tích đất rừng phòng hộ cần thiết và được

phân bố hợp lý theo từng lưu vực.

- Nguyên tắc thứ ba khi phân cấp PHĐN LVS Gâm là: diện tích các cấp phòng hộ đề xuất và phân bổ cho các lưu vực cấp 2 phải căn cứ vào kết quả phân cấp

XMTN của từng lưu vực này. Đề xuất diện tích phòng hộ phải kế thừa và dựa trên các quy hoạch đã có của lãnh thổ.

b. Kết quả phân cấp phòng hộ đầu nguồn (các loại hình quản lý sử dụng đất chính) b1. Xác định diện tích phòng hộ cho các lưu vực cấp 2

Bản đồ phân cấp PHĐN LVS Gâm gồm các loại hình quản lý sử dụng đất chính sau: đất rừng phòng hộ (phòng hộ rất xung yếu (RXY), phòng hộ xung yếu

(XY)); đất rừng sản xuất; đất rừng đặc dụng; đất nông nghiệp và đất khác.

Căn cứ vào kết quả phân cấp XMTN theo lưu vực cấp 2. Dựa trên định hướng

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các tỉnh. Kế thừa kết quả quy hoạch ba

loại rừng của các tỉnh thuộc LVS Gâm, luận án đã đề xuất phân bổ diện tích các loại

hình quản lý sử dụng đất chính theo các lưu vực cấp 2 như sau (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Đề xuất và phân bổ diện tích

các loại hình quản lý sử dụng đất chính theo lưu vực cấp 2 (Đơn vị: ha)

Đất rừng phòng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LV Tên lưu vực Tổng Rất xung

yếu Xung yếu Đất rừng sản xuất Đất rừng đặc dụng Đất NN, đất khác 1 LVS Nho Quế 8.870,0 6.660,0 2.210,0 59.200,0 0,0 32.235,2 2 LVS Nhiệm- Tổng Gường 47.530,0 39.740,0 7.790,0 26.900,0 3.847,1 44.210,1 3 LVS Gâm dòng chính 69.735,0 57.552,0 12.183,0 204.000,0 56.929,4 34.212,0 4 LVS Nhi A 45.010,0 29.649,0 15.361,0 18.500,0 3.861,8 47.620,9 5 LVS Năng 46.485,0 25.353,0 21.132,0 106.700,0 52.638,1 8.317,3 Tổng 217.630,0 158.954,0 58.676,0 415.300,0 117.276,5 166.595,6

Nguồn: Tổng hợp và đề xuất từ các nguồn tài liệu

Luận án đề xuất tổng diện tích lâm nghiệp của LVS Gâm là 750.206,5 ha.

Trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là 217.630 ha (gồm phòng hộ RXY và XY). Diện tích đất rừng sản xuất là 415.300 ha. Diện tích đất rừng đặc dụng được giữ nguyên như quy hoạch ba loại rừng là 117.276,5 ha. Đây chính là diện tích khống

106

Dựa trên diện tích các loại hình sử dụng đất chính được phân bổ trên, luận án đã thực hiện phân cấp phòng hộ cho các lưu vực cấp 2 theo mức độ xung yếu căn cứ vào đặc điểm địa hình bề mặt và đặc điểm thổ nhưỡng. Thực chất đây chính là bước

phân cấp phòng hộ theo hướng từ dưới lên đối với các lưu vực cấp 2. Bước này sẽ

giúp cho việc đánh giá sự phân hóa lãnh thổ chi tiết hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn về hiện trạng phòng hộ nguồn nước, nhu cầu phòng hộ nguồn nước trong lưu

vực, phục vụ mục đích quản lý và SDHL đất đai trong LVS Gâm.

b2. Phân cấp PHĐN cho các LVS cấp 2

Bản đồ phân cấp PHĐN LVS Gâm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xây dựng mô hình XMTN cho các lưu vực cấp 2:

- Mô hình XMTN A được tính theo công thức 1.6 của Wischmeier và Schmid. Tiếp đó mô hình này được tách theo 5 LVS cấp 2. Mỗi một LVS cấp 2 đều có mô hình XMTN A với trị số XMTN khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm tự

nhiên của từng lưu vực. Mô hình này là cơ sở dữ liệu để phân cấp phòng hộ cho các lưu vực cấp 2.

- Các khu rừng đặc dụng không được tính trong các cấp phòng hộ. Do vậy, với

mô hình XMTN A của các lưu vực cấp 2, cần phải tách diện tích rừng đặc dụng.

Bước 2. Phân cấp mô hình XMTN A thành 100 tổ diện tích cho từng LVS cấp 2.

- Qua khảo sát giá trị mô hình XMTN của các lưu vực, giá trị A thường dao động trong khoảng từ 0-100. Do vậy luận án đã phân chia các mô hình XMTN thành 100 tổ giá trị và được sắp xếp từ cao đến thấp. Các tổ giá trị này càng cao thì XMTN càng lớn. Đây chính là đơn vị cơ sở để phân cấp phòng hộ trong từng lưu

vực cấp 2.

- Tính toán diện tích của các tổ giá trị A trên máy tính. Sắp xếp các tổ giá trị A

giảm dần từ tổ 100 đến tổ 1 tương ứng với khả năng xói mòn đất giảm dần.

- Tính lũy tích diện tích cho các tổ A đối với từng lưu vực.

Bước 3. Phân cấp phòng hộ cho các lưu vực cấp 2:

- Xác định ngưỡng phân cấp phòng hộ RXY và XY cho từng lưu vực cấp 2

dựa trên số liệu diện tích đất rừng phòng hộ đã được phân bổ cho các lưu vực. Đề

xuất và phân bổ diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất chính theo lưu vực cấp 2

107

Bảng 3.11. Ngưỡng phân cấp diện tích phòng hộ theo lưu vực (Đơn vị: ha)

Đất rừng phòng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rất xung yếu Xung yếu

LV Tên lưu vực Tổ A Diện tích %TNXM Tổ A Diện tích %TNXM 1 LVS Nho Quế 23-100 6.660,0 91,9 12-22 2.210,0 73,9 2 LVS Nhiệm- Tổng Gường 19-100 39.740,0 76,0 10-18 7.790,0 59,6 3 LVS Gâm dòng chính 22-100 57.552,0 84,1 13-21 12.183,0 69,2 4 LVS Nhi A 17-100 29.649,0 77,1 9-16 15.361,0 59,9 5 LVS Năng 16-100 25.353,0 85,1 9-15 21.132,0 61,1 Tổng 158.954,0 58.676,0

Nguồn: Tính và thống kê theo bản đồ

Theo bảng 3.11, với LVS 1, diện tích phòng hộ RXY là 6.660 ha và diện tích

phòng hộ XY là 2.210 ha (theo quy hoạch). Theo cột lũy tích diện tích của các tổ A ở bước 2, xác định đến dòng có tổng diện tích lân cận 6.600 ha, dựa vào giá trị tổ A,

dòng này sẽ tương ứng với ngưỡng của tổ A là 23 (tổ A được sắp xếp theo giá trị

giảm dần). Từ đó sẽ xác định được %XMTN ở ngưỡng 91,9%. Điều này có nghĩa là nếu cấp phòng hộ RXY được phân chia theo ngưỡng này thì sẽ đảm bảo được

91,9% XMTN của lưu vực. Tương tự như vậy đối với cấp phòng hộ XY và khi đó

giá trị XMTN lúc này sẽ đảm bảo được 73,9%.

Theo cách xác định trên, các LVS cấp 2 còn lại của LVS Gâm, với diện tích

phòng hộ RXY và XY đã phân cấp sẽ đảm bảo từ 75% đến khoảng 85% (đối với

cấp phòng hộ RXY) và từ 61% đến dưới 70% (đối với cấp phòng hộ XY) XMTN

của các lưu vực cấp 2.

Bước 4. Xác định diện tích đất rừng sản xuất cho các lưu vực cấp 2:

Diện tích đất rừng sản xuất cũng xác định theo cách tương tự như đối với việc xác định diện tích rừng phòng hộ ở bước 3 cho những tổ giá trị A còn lại (bảng 3.12).

Bảng 3.12. Xác định diện tích rừng sản xuất theo lưu vực cấp 2 (Đơn vị: ha)

Đất rừng sản xuất Đất NN, đất khác Mã lưu vực Tên lưu vực Tổ A Diện tích %TNXM Đất rừng đặc dụng Tổ A Diện tích 1 LVS Nho Quế 2-11 59,200.0 41,4 0.0 0-1 32,216.9 2 LVS Nhiệm- Tổng Gường 2-9 26,900.0 40,1 3,847.1 0-1 44,201.8 3 LVS Gâm dòng chính 2-12 204,000.0 44,3 56,929.4 0-1 34,118.7 4 LVS Nhi A 2-8 18,500.0 41,2 3,861.8 0-1 47,521.2 5 LVS Năng 2-8 106,700.0 40,8 52,638.1 0-1 8,266.3 Tổng 415,300.0 117,276.5 166,324.8

108

Bước 5. Xác định diện tích đất rừng đặc dụng cho các lưu vực cấp 2

Diện tích các khu rừng đặc dụng kế thừa từ các bản đồ quy hoạch ba loại rừng

của các tỉnh trong lưu vực. Theo đó, LVS Gâm có diện tích đất rừng đặc dụng khá

lớn, với 117.276,5. Trong đó, LVS 2 và LVS 5 có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất.

Trong 5 LVS cấp 2, chỉ duy nhất LVS 1 không có rừng đặc dụng.

Bước 6. Xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ cho LVS Gâm

Sau các bước trên, mỗi LVS cấp 2 sẽ có bản đồ phân cấp phòng hộ. Bản đồ

các loại hình sử dụng đất chính của LVS Gâm được xây dựng dựa trên cơ sở gộp

các bản đồ phân cấp phòng hộ của 5 LVS cấp 2 ở trên.

Luận án đã sử dụng các phần mềm ArcGIS 9.3 và Microsoft Excel để thực hiện xử

lý và phân tích dữ liệu không gian, số liệu thống kê trong cả 6 bước thực hiện nêu trên.

b3. Kết quả phân cấp phòng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận án đã thực hiện phân tích bản đồ phân cấp phòng hộ của LVS Gâm và bản đồ hành chính huyện để xác định diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất

chính theo huyện (bảng 3.13).

Từ bảng 3.13 cho thấy, tổng diện tích đất rừng của LVS Gâm là 750.206,5 ha, chiếm trên 80% (81,8%) tổng diện tích tự nhiên của toàn lưu vực. Các huyện có

diện tích rừng lớn nhất là Bảo Lạc (80.100,4 ha), Chiêm Hoá (77.544,6 ha), Na Hang (74.246,0 ha), Bắc Mê (70.993,6 ha), Bảo Lâm (64.147,9 ha) và Lâm Bình (63.694,8 ha). Những địa phương có diện tích rừng nhỏ nhất là Bắc Quang, Vị Xuyên, Ngân Sơn (dưới 15.000 ha). Các địa phương khác có diện tích rừng phổ

biến dao động trong khoảng từ 15.000 đến dưới 50.000 ha).

Bảng 3.13. Diện tích các loại hình quản lý sử dụng đất chính theo huyện LVS Gâm (Đơn vị: ha)

Đất lâm nghiệp Đất rừng phòng hộ Tỉnh Huyện DTTN Tổng Tổng Rất xung yếu Xung yếu Đất rừng sản xuất Đất rừng đặc dụng Đất NN, đất khác Bắc Mê 82.315,0 70.993,6 20.557,2 18.698,6 1.858,6 29.785,1 20.651,4 11,321,4 Bắc Quang 3.418,7 2.623,7 344,1 251,6 92,5 2.279,6 0,0 795,0 Đồng Văn 39.165,8 29.203,5 15.092,9 13.516,3 1.576,6 14.110,7 0,0 9.962,3 Mèo Vạc 54.683,2 38.648,3 10.504,8 7.736,1 2.768,7 28.143,5 0,0 16.034,9 Vị Xuyên 13.461,8 12.151,3 2.531,1 2.405,3 125,8 1.854,2 7.766,0 1.310,5 Hà Giang Yên Minh 58.596,2 43.368,7 16.755,6 12.756,6 3.999,1 23.815,2 2.797,9 15.227,5 Bảo Lạc 94.910,4 80.100,4 34.064,1 23.485,2 10.578,9 44.750,9 1.285,5 14.810,0 Cao Bằng Bảo Lâm 80.214,0 64.147,9 20.025,9 12.066,8 7.959,1 44.121,9 0,0 16.066,1

109 Đất lâm nghiệp Đất rừng phòng hộ Tỉnh Huyện DTTN Tổng Tổng Rất xung yếu Xung yếu Đất rừng sản xuất Đất rừng đặc dụng Đất NN, đất khác Nguyên Bình 34.651,7 31.971,0 12.116,7 8.988,9 3.127,8 12.968,4 6.885,9 2.680,7 Ba Bể 63.308,1 59.455,0 8.417,2 4.556,3 3.860,9 19.673,5 31.364,3 3.853,1 Pắc Nặm 48.670,0 40.966,6 15.178,0 9.661,3 5.516,7 25.639,9 148,7 7.703,4 Chợ Đồn 38.926,3 32.944,5 9.834,8 6.326,6 3.508,2 22.337,5 772,2 5.981,8 Bắc Kạn Ngân Sơn 14.627,0 12.213,9 2.745,7 1.072,1 1.673,6 9.468,2 0,0 2.413,1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông gâm (Trang 109 - 127)