Cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh đảm bảo sự cân đối giữa các khoản vay ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về tài chính Mặt khác, tận dụng các nguồn vốn ưu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 81 - 84)

hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về tài chính. Mặt khác, tận dụng các nguồn vốn ưu đãi của chính phủ để xây dựng kế hoạch tăng vốn nhằm đáp ứng kịp thời vốn đầu tư cho các DN gốm Biên Hòa trong quá trình phát triển hoạt động SX-KD đến năm 2020.

- Tập trung vốn đầu tư cho công nghệ và môi trường trong dài hạn sẽ giải quyết tốt về vấn nạn ô nhiễm môi trường (giảm việc gây thiệt hại kinh tế và sức khỏe cho cộng đồng), đồng thời tận dụng nguồn năng lượng thải từ khí đốt, tái chế chất thải để tiết kiệm,

giảm chi phí và lãng phí trong SX-KD góp phần hạ giá thành, tăng giá trị gia tăng sản phẩm cho người tiêu dùng.

- Đầu tư xây dựng làng gốm trong cụm công nghiệp chủ yếu sử dụng hiệu quả diện tích đất còn lại khoảng 21 ha (trong đó bao gồm 33 ha cho xây dựng cơ sở sản xuất trên tổng diện tích 54 ha), qua đó, xây dựng hình thành Công ty cổ phần thương mại và dịch cụm công nghiệp gốm có những tác động tích cực đến việc phát triển, tăng cường liên kết và hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp trong làng gốm và tập trung một đầu mối trong chuỗi cung ứng phục vụ nhằm tiết giảm các chi phí quản lý (dịch vụ, vận chuyển, bán hàng …) cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chuỗi gia trị gia tăng và tăng lợi nhuận. Mô hình làng nghề kết hợp với hoạt động du lịch sẽ giúp gắn giá trị sử dụng của sản phẩm gốm với giá trị văn hóa - lịch sử, từ đó làm tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giúp doanh nghiệp đạt thêm hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh làng gốm và sản phẩm gốm Biên Hòa. Ngoà ra, sẽ tạo thêm điểm du lịch có sức hút du khách trong và ngoài nước, nhất là với du khách nước ngoài đang có xu hướng cao về du lịch văn hóa, gia tăng lợi ích kinh tế của tỉnh và cộng đồng dân cư. Đây là những cơ sở quan trọng để ngành gốm mỹ nghệ Biên Hòa - Đồng Nai thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững”.

3.2.2.2 Giải pháp củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu:

a/ Mục tiêu

Chiến lược cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay không còn là cạnh tranh về hàng hóa mà chính là sự cạnh tranh về thương hiệu để các DN tồn tại và đây là yếu tố mà các DN nghiệp gốm Biên Hòa chưa nhận diện sự cần thiết và tầm quan trọng của nó, vì thế để khắc phục điểm yếu này, các DN gốm cần quan tâm hơn nữa đến việc củng cố nhằm nâng cao và bảo vệ uy tín thương hiệu thông qua việc đăng ký được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm gốm Biên Hòa trong dài hạn. Giải pháp này được triển khai thực hiện trong giai đoạn củng cố từ 2011-2014 và đi vào ổn định từ 2015 – 2020

[PL 9].

b/ Nội dung

Củng cố thương hiệu từ nhãn hiệu sản phẩm [31]

Định vị thương hiệu không phải đơn thuần là sáng tạo ra một câu khẩu hiệu nghe thật oai hay bóng bẩy mà là một quá trình nghiên cứu tâm lý, tìm hiểu những cái tên đã

nổi tiếng và đang tồn tại trong tâm tưởng của khách hàng. Từ đó, dùng từ ngữ thích hợp, tìm cách để gắn kết tên mình với cái có sẵn đó trong tâm trí của họ. Một định vị hay sẽ giúp thương hiệu dễ dàng được nhận biết, nhớ và thích bởi người tiêu dùng. Một định vị thương hiệu xuất sắc sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho truyền thông tiếp thị.

Sản phẩm gốm đặc thù của làng gốm Biên Hòa bao gồm chủng loại: Gốm đất đỏ, gốm đất đen và gốm trang trí (đất trắng kaolin) nhưng đến hiện nay vẫn chưa có nhãn hiệu sản phẩm cho riêng từng dòng sản phẩm gốm được sản xuất tại các DN mà nó được sự cảm nhận ưa chuộng, quen thuộc với thương hiệu “Gốm Biên Hòa - Đồng Nai” của khách hàng trong và ngoài nước từ xưa đến nay. Với chất liệu gốm được làm bằng đôi bàn tay điêu luyện, trau chuốt của người thợ “thổi hồn vào đất” mà không có máy móc hiện đại nào thay thế được. Vì vậy, hiệp hội gốm Đồng Nai cần xúc tiến đăng ký nhãn hiệu liên kết giữa thương hiệu “ Gốm Biên Hòa - Đồng Nai” với 3 dòng sản phẩm đặc thù [PL 10], để tạo sự phân biệt nhận dạng với các sản phẩm gốm khác trong vùng, cụ thể:

Nhãn hiệu liên kết “ Gốm Biên Hòa - Đồng Nai - Gốm dỏ”

Nhãn hiệu liên kết “ Gốm Biên Hòa - Đồng Nai - Gốm đen”

Nhãn hiệu liên kết “ Gốm Biên Hòa - Đồng Nai - Gốm trang trí”

Ngoài ra, bao bì sản phẩm cũng cần chú trọng và được coi như một phương tiện truyền thông để quảng bá nhãn hiệu sản phẩm và bảo vệ uy tín hình ảnh thương hiệu.

Bảo vệ bao vây tên miền thương hiệu (thương hiệu ảo) [31]

Hiệp hội gốm Đồng Nai cần quan tâm việc bảo vệ tên miền thương hiệu (.com, .vn, .com.vn,…) trên mạng “internet” cho ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai và các DN gốm

Biên Hòa thông qua sàn giao dịch tên miền thương hiêu. Đây là giải pháp vừa nâng cao vị thế và vừa bảo vệ thương hiệu tên miền trên website trong quá trình quảng bá sản phẩm và hình ảnh các DN trong làng gốm, đồng thời ngăn ngừa sự rủi ro từ cá nhân, tổ chức xâm phạm đến uy tín thương hiệu với ý đồ đầu cơ, trục lợi thông qua sự thiếu hiểu biết của các DN và nhầm lẫn của người tiêu dùng. Chẳng hạn, HTX gốm Thái Dương đã đăng ký trang website có tên miền thương hiệu là “w.w.w thaiduongcoop.com”, và tổ chức, cá nhân khác cũng có thể đăng ký và được chấp nhận tên miền thương hiệu là “w.w.w

thaiduongcoop.vn”,…

Bảo hộ quyền sở hữu sáng tác [8]

thương hiệu và quyền lợi của các nghệ nhân. Hiệp hội gốm Đồng Nai và các ban ngành trong Tỉnh tổ chức hội thi sáng tác kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cũng như đưa ra các ý tưởng mới cho việc phát triển ngành gốm Đồng Nai và các DN gốm Biên Hòa. Bản quyền sáng tác này do hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai quản lý và được bảo hộ từ Cục sở hữu trí tuệ. Các DN gốm sẽ được bảo vệ quyền sở hữu sáng tác mẫu mã thông qua sự giám sát của công ty cổ phần trong cụm công nghiệp gốm và hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai

c/ Hiệu quả

- Phòng ngừa rủi ro và thiệt hại kinh tế khi nhãn hiệu sản phẩm gốm Biên Hòa bị xâm phạm và có thể bị chiếm mất.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước nhờ uy tín thương hiệu vả nhãn hiệu sản phẩm gốm Biên Hòa đã được người tiêu dung ưu chuộng trong suốt thời qua.

- Bảo vệ quyền lợi của các nghệ nhân thiết kế, tạo sân chơi bình đẳng và phát huy tư duy sang tạo ngày càng đa dạng và phong phú của các nghê nhân tại các DN gốm.

- Chi phí phòng ngừa cho việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và bảo vệ bao vây tên miền thương hiệu của ngành gốm Đồng Nai nói chung và các DN gốm Biên Hòa nói riêng sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí khắc phục hậu quả khi nhãn hiệu sản phẩm và tên miền thương hiệu bị xâm phạm với mục đích trục lợi của tổ chức hay cá nhân khác.

3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ (từ các bên quan tâm) a/ Mục tiêu a/ Mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 81 - 84)