Hoạt động nhân sự tổ chức:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA

2.1.2.3 Hoạt động nhân sự tổ chức:

Hiện tại, các DN gốm Biên Hòa đang hoạt động trên cở sở pháp lý theo các loại hình doanh nghiệp và tham gia tổ chức hiệp hội gốm mỹ nghệ như:

Hoạt động theo luật doanh nghiệp

 Công ty cổ phần: 2 đơn vị [PL 4]  Công ty TNHH: 3 đơn vị [PL 4]  Doanh nghiệp tư nhân : 24 đơn vị [PL 4]  Hoạt động theo luật Hợp tác xã

 Hợp tác xã: 1 đơn vị [PL 4]

Hoạt động theo tổ chức Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai

Hiệp hội gốm Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai cho phép thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-UBT, ngày 27/10/1995. Trong thời gian qua, vai trò của hiệp hội đối với sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai là người đứng ra thay mặt hội viên kiến nghị những vấn đề vướng mắc với cơ quan chức năng có thẩm quyền và xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu tập thể, tuyên truyền chính sách hỗ trợ... Hầu hết các DN gốm Biên Hòa đều là thành viên của hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai.

Tuy nhiên, nhìn chung vai trò của hiệp hội cũng còn hạn chế, do đó để khắc phục các hạn chế này, ngành gốm mỹ nghệ cần tiếp tục nghiên cứu nâng cao vai trò để hiệp hội ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Nhân sự lao động

Trong giai đoạn 2000-2006, các DN gốm Biên Hòa không có sự thay đổi lớn về lực lượng lao động trong sản xuất. Nhưng giai đoạn 2006-2010 có sự biến động lớn về lao động (năm 2006 có 4.343 người thì đến năm 2010 chỉ còn 1.243 người [PL 4]) do bị tác động mạnh trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, tình hình lao động của các DN trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010 có những đặc điểm, những khó khăn như sau:

 Đội ngũ lao động hiện tại tuy đã từng bước nâng cao cả mặt chất lượng và số lượng, lao động không ổn định nên vẫn chưa đáp ứng trong tình hình mới. Nhìn chung là lao động lành nghề và phổ thông, đội ngũ nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, cán bộ làm công tác maketing có trình độ trong lĩnh vực thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngành sản xuất xuất khẩu.

 Là một ngành nghề truyền thống và tập trung khu vực thành phố Biên Hòa nên lao động mang tính cha truyền, con nối chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động được đào tạo qua trường lớp.

 Do tình hình lao động không ổn định, nhiều DN sử dụng lao động mang tính chất thời vụ, khó có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và khi có nhu cầu mở rộng sản xuất thường thiếu đội ngũ lao động lành nghề và công nhân kỹ thuật.

 Các ngành nghề công nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ 2000 đến 2010, do đó thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp sản xuất gốm mang tính thủ công, thu nhập chưa cao... nên chỉ sử dụng lao động tại chổ và khó khăn thu hút lao động ở ngoài địa phương. Đây là một thách thức lớn cho DN gốm Biên Hòa trong thời gian tới, khi di dời vào cụm công nghiệp gốm tập trung.

Bảng 2.2 Tình hình trình độ lao động tại các DN gốm Biên Hòa Lao động Năm - Đvt: Người 2000 2006 2010 1. Tổng số 4.108 4.343 1.243 + Nghệ nhân 26 42 32 + Đại học 18 53 30

+ Công nhân kỹ thuật 563 531 201

+ Lao động lành nghề và phổ thông 3.501 3.717 980

2. Tỷ lệ (%) 100 100 100

+ Nghệ nhân 0,6 1,0 2,8

+ Đại học 0,4 1,2 2,6

+ Công nhân kỹ thuật 13,7 12,2 17,9

+ Lao động lành nghề và phổ thông 85,3 85,6 76,7

(Nguồn: Tài liệu tham khảo số 15)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)