MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SX-KD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA ĐẾN NĂM
3.1.2 Định hướng phát triển của các DN gốm mỹ nghệ Biên Hòa [17]
Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai, các doanh nghiệp gốm Biên Hòa sẽ phát triển theo một số định hướng chính như sau sau:
Ngành gốm với vị trí là ngành nghề truyền thống của tỉnh được ưu tiên hỗ trợ để tiếp tục phát triển các doanh nghiệp gốm Biên Hòa ngày càng lớn mạnh.
Xây dựng các DN gốm Biên Hòa tập trung thành cụm công nghiệp gốm “Tân Hạnh” với quy mô sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm mở rộng sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa hiện nay trên địa bàn Đồng Nai nhìn chung cũng đã nhiều chủng loại sản phẩm nhưng mẫu mã vẫn còn đơn giản, thường trong những năm qua chủ yếu là những sản phẩm như: Chậu hoa các loại và một số bình hoa, thú... giá trị kinh tế những sản phẩm này chưa cao. Do đó, hướng tới cần sản xuất những sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, kết tinh nhiều chất sáng tạo, nhiều chất xám.
Tăng cường đầu tư phát triển sản xuất trong cụm công nghiệp gốm được quy hoạch bằng việc đầu tư công nghệ, thiết bị mới và hiện đại đồng thời kết hợp với đào tạo công nhân lành nghề, nghệ nhân phù hợp với đặc điểm sản xuất gốm để phát huy tay nghề nghệ nhân trong việc tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, đầy sáng tạo và mỹ thuật tinh tế cao.
Để phát triển bền vững đến năm 2020 trong lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Hiệp hội gốm Đồng Nai cần hỗ trợ các doanh nghiệp gốm Biên Hòa trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong dài hạn với mục tiêu là đem lại hiệu quả giá trị thương hiệu