Giải pháp tài chính cho đầu tư:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 77 - 81)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SX-KD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA ĐẾN NĂM

3.2.2.1 Giải pháp tài chính cho đầu tư:

a/ Mục tiêu

Mục tiêu của giải pháp này là khai thác hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư của các DN gốm Biên Hòa nhằm nâng cao năng lực tài chính để thực hiện đầu tư cho sự phát triển bền vững hoạt động SX-KD trong dài hạn theo định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành gốm mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai nói chung và các DN gốm Biên Hòa nói riêng. Giải pháp này được triển khai thực hiện trong giai đoạn lựa chọn nguồn vốn thích hợp từ 2011-2015 và đi vào ổn định từ 2016 - 2020 [PL 9].

b/ Nội dung

Song song với các giải pháp duy trì và phát triển, các DN gốm Biên Hòa cần tiến hành tái cấu trúc hoạt động SX-KD theo chính sách của chính phủ và chủ trương của chính quyền địa phương giao 54 ha đất tại cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh (trong đó có 33 ha sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng) để phát triển làng gốm Biên Hòa theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng vẫn mang đậm nét hình ảnh của làng nghề truyền thống, cụ thể hình thành mô hình làng nghề hiện đại với 3 chức năng: (1) Sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm liên kết theo chuỗi giá trị và chuyên môn hóa cho từng DN trong làng; (2) Khu hội chợ triển làm sản phẩm gốm và du lịch làng nghề; (3) Trung tâm đào tạo các nghệ nhân và thợ giỏi cho làng nghề. Để thực hiện được mô hình liên hợp này, Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai và các DN gốm Biên Hòa cần chú trọng đến một số giải pháp chi tiết sau:

Khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Đây là một trong những giải pháp được xác định là quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược phát triển các DN gốm Biên Hòa trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp trong làng gốm phải thực hiện theo lộ trình di dời vào các cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển ngành gốm đến năm 2020, cụ thể các DN cần nguồn vốn để đầu tư nhà xưởng sản xuất, kho bãi..., công nghệ máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất gốm mỹ nghệ chất lượng cao và chi phí di dời [PL 8], đòi hỏi phải huy động từ nhiều nguồn vốn. Trước hết là tận dụng khả năng nội tại của DN, nhưng quan trọng hơn hết là các DN nên cần tái cấu trúc nguồn vốn đạt hiệu quả cho hoạt động SX- KD, từ đó sẽ hoạch định để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các nguồn khác, cụ thể:

 Nguồn tích lũy của doanh nghiệp (vốn tự có): Vốn của các DN ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai nhìn chung rất nhỏ, chỉ được một vài doanh nghiệp có quy mô lớn như Đồng Tâm, Thái Dương, Việt Thành, Tân Thiên Phú… (trên 50 tỷ đồng). Số còn lại chủ yếu là quy mô nhỏ với số vốn khoảng 1 - 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có là nguồn vốn chủ động của DN và đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn các nguồn vốn khác, do đó các DN cần áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất để có nguồn tích lũy phục vụ tái đầu tư.

 Nguồn vốn cổ phần hoá, vốn góp của các thành viên: Đây là một kênh vốn đầy tiềm năng, có quy mô lớn phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới. Để tham gia được thị trường vốn này, bản thân các DN cần phải nghiên cứu chuyển hướng hình thành Công ty cổ phần hoặc công ty TNHH nhiều thành viên góp vốn.

 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Khả năng cung ứng của nguồn này hiện tại cho các DN cũng rất lớn và là một trong những nguồn chính hiện nay. Cụ thể, Chính phủ mới ban hành nghị định 75/2011/NĐ-CP, ngày 20/10/2011 để cho các DN tiếp cận nguồn vốn này qua 2 hình thức: “Tín dụng đầu tư” và “Tín dụng xuất khẩu”, do đó các DN cần nghiên cứu, xây dựng các dự án có tính khả thi cao, đảm bảo hiệu quả đầu tư và thu hồi vốn nhanh thì mới có thể vay được nguồn vốn này.

 Nguồn vốn từ nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các làng nghề truyền thống theo thông tư 113/2006/TT-BTC, bao gồm: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; Hoạt động khoa học công nghệ để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn; Hoạt động thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại; xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ; Đào tạo các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề và chi phí đào tạo cho lao động nông thôn khi tham gia học lớp truyền nghề.

 Nguồn vốn khác: Vận dụng linh hoạt trong việc trao đổi hàng để đổi lấy thiết bị trả chậm hoặc có thể vận dụng dưới hình thức hợp tác, góp vốn sản xuất hoặc thông qua tín dụng trả dần của các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng. Đẩy mạnh việc liên doanh và kêu gọi góp vốn với các DN trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Cụ thể trong thời gian tới, khi di dời tập trung vào cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh, các DN được cấp mặt bằng sản xuất theo quy hoạch mức thấp nhất bình quân là

5.000 m2 với vốn đầu tư là 10 tỉ đồng, trong đó 5 tỷ đồng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và 5 tỷ đồng mua sắm may móc thiết bị công nghệ mới, phí trả tiền xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động. Với vốn đầu tư ban đầu này là vấn đề nan giải cho các DN có vốn tích lũy it, nên cần có chính sách hỗ trợ của địa phương.

Tập trung vốn đầu tư công nghệ - môi trường

Tập trung vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng như công nghệ và môi trường là giải pháp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển bền vững làng gốm Biên Hòa, do vậy cần đẩy mạnh, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện về nguồn tài chính, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước có hạn, các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp gốm, cụ thể: là cho vay không lãi suất từ Quỹ khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ của trung ương và địa phương, để các DN sản xuất sản phẩm gốm thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ. Mức cho vay không quá 50% tổng kinh phí của dự án (nghị định 66/2006/NĐ-CP). Hỗ trợ cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp gốm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gốm tiếp cận công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, bao gồm:

 Công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến: Đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới (lò gas, hệ thống phối trộn đất…), sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới (kiểu dáng độc đáo với chất liệu men tinh xảo..), quy trình mới (xông sấy sản phẩm, tạo hình ...).

 Công nghệ xử lý môi trường: Trong các dự án đầu tư sản xuất, các DN cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ vào khu xử lý nước thải chung của cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh trước khi thải ra ngoài môi trường thiên nhiên (lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải từ lò nung gas để tái sử dụng nguồn nhiệt cho việc xông sấy bán thành phẩm mộc), ngoài ra cần lắp đặt thiết bị, giảm thiểu nồng độ khí độc và tiếng ồn, thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn để tái chế (đất phế dư thừa, phế phẩm..) hoặc xử lý theo quy định luật môi trường nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khoẻ người lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng mô hình làng gốm trong cụm công nghiệp

nghiệp Tân Hạnh có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời vẫn giữ bản sắc văn hóa của làng nghề qua đó sẽ thu hút khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan và quan hệ kinh doanh, hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai nghiên cứu xây dựng mô hình làng gốm truyền thống trong cụm công nghiệp kết hợp với du lịch làng nghề và hội chợ triển lãm ngành gốm trong khu vực, cụ thể:

Hình thành công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trong cụm gốm:

Trong quá trình hình thành làng nghề theo cụm công nghiệp, các DN nên nghiên cứu hình thành công ty cổ phần thương mại và dịch vụ, trên cơ sở các thành viên cổ đông là các doanh nghiệp gốm Biên Hòa, cụ thể:

 Tổ chức công ty được hình thành với cơ cấu Ban giám đốc gồm các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm quản trị và điều hành trong ngành gốm, được thuê từ bên ngoài để tạo sự công bằng và minh bạch, các bộ phận chức năng với các thành viên có năng lực và kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hội đồng cổ động đề ra.

 Công ty cổ phần có thể làm đầu mối trong các hoạt động cung ứng, các dịch vụ như: vận chuyển, kho bãi, cung ứng nguyên liệu, gas, men màu,...). Ngoài ra, Công ty có thể đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở nhỏ muốn gắn bó với làng nghề nhưng vì ít vốn không đủ khả năng đầu tư, được thuê nhà xưởng để có cơ hội tiếp tục góp phần duy trì và phát triển nghề gốm.

 Đầu mối ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các lô hàng lớn trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp cùng sản xuất là thành viên trong công ty, hoạt dộng này sẽ giúp cho các DN giảm các chi phí bán hàng cũng như giảm các áp lực ép giá của trung gian thương mại và kỹ năng thương lượng, giao tiếp ngoại ngữ trực tiếp với khách hàng nước ngoài/

Xây dựng khu hội chợ triễn lãm và du lịch làng nghề

Nhằm phát triển mô hình liên kết các làng nghề truyền thống với ngành du lịch của tỉnh Đồng Nai trong việc tổ chức các chương trình hội chợ triễn lãm hàng năm với quy mô rộng để thu hút khách hàng cũng như các đơn vị kinh tế có quan tâm đến tham quan du lịch sinh thái, thưởng lãm mô hình làng gốm truyền thống nhưng hiện đại và tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Kết quả thiết thực mô hình này chủ yếu quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước về thương hiệu và sản phẩm gốm Biên Hòa cũng như các làng nghề khác trong địa phương, ngoài ra, ngành du lịch tỉnh sẽ phát triển thêm mô hình “Gốm sứ và du lịch” mà ngày nay đang là một sự kết hợp hoàn hảo thể hiện mối liên hệ mật thiết

giữa phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống. Cụ thể kết hợp du lịch thuyền trên sông Đồng Nai với du lịch tham quan làng gốm Biên Hòa (cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh - Biên Hòa) và chương trình tham quan khu di tích lịch sử “Chiến khu Đ” (huyện Tân Uyên - Bình Dương) tiếp giáp với cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh.

Xây dựng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cốt lõi cho làng nghề:

Trên định hướng phát triển làng nghề là phải gắn liền với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong qúa trình xây dựng làng nghề theo cụm công nghiệp, Hiệp hội và các DN cũng cần quan tâm để hình thành và đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cho các nghệ nhân trẻ, thợ giỏi trong làng nghề với chuyên môn liên quan đến nghề gốm như: Thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm với cấu trúc kết hợp phong cách mỹ nghệ hiện đại và mỹ nghệ truyền thống, các quy trình sản xuất với công nghệ mới, kết cấu đặc thù để tạo sản phẩm gốm có chất lượng cao với tính mỹ thuật độc đáo về hình tượng điêu khắc để làm gia tăng giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đào tạo và phát triển đội ngũ quản trị, quản lý các DN trong làng nghề để bổ sung các kiến thức quản trị hiện đại và hoạt động của các bộ phận chức năng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như: hệ thống sổ sách kế toán, thông lệ quốc tế trong quá trình thương lượng đàm phán thương mại,... Nguồn kinh phí từ chính sách hổ trợ cho việc đào tạo nghề theo quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 về ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với những hoạt động có nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.

Giảng viên đào tạo là các chuyên gia kinh nghiệm trong lãnh vực ngành gốm sứ như: các nghệ nhân lâu năm, giảng viên trường đại học mỹ thuật TP. HCM, Cao đẳng nỹ thuật trang trí Đồng Nai, Đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành hóa silicat.

c/ Hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)